Nghiên cứu về giải pháp giảm thiểu tác động và thích ứng với BĐKH

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 34)

Nghị định thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khung về Biến đổi khí hậu có hiệu lực kể từ ngày 16/2/2005 bằng sự phê chuẩn của Nga (tháng 10/2004).

Tháng 12/2007, Hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Bali, Inđônêxia, các đại biểu đến từ gần 190 quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ đã cố gắng tìm ra một lộ trình cho các cuộc đàm phán về một công ước nóng lên toàn cầu mới sẽ có hiệu lực vào năm 2012 , khi kết thúc thời kỳ cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto.

Hội nghị lần thứ 15 (12/2009) về biến đổi khí hậu tại Copenhagen (Đan Mạch) bế mạc với sự tham dự của 120 nguyên thủ quốc gia.

Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) lần thứ 17 (COP17) và Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyoto lần thứ 7 (CMP7) được tổ chức từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 11 tháng 12 năm 2011 tại thành phố biển Durban, Cộng hòa Nam Phi. Với sự tham gia của 194 quốc gia và các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ… COP17/CMP7 được kỳ vọng đạt được thỏa thuận quốc tế mới có tính ràng buộc pháp lý ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu trong khuôn khổ Công ước Khung về biến đổi khí hậu sau năm 2012 và quyết định tương lai của Nghị định thư Kyoto khi mà thời kỳ cam kết thứ nhất kết thúc vào cuối năm 2012 (Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu, 2012).

Hội nghị lần thứ 18 Công ước Khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã khai mạc ngày 26/11/2012 tại thủ đô Doha của Qatar, với sự tham dự của đại diện gần 200 quốc gia. Hội nghị (COP-18) diễn ra trong bối cảnh thảm họa thiên nhiên xuất hiện ngày càng nhiều, gây thiệt hại nặng nề về người và của do sự ấm lên của Trái Đất (Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu, 2012).

1.6.2. Nghiên cu v gii pháp gim thiu tác động và thích ng vi BĐKH trong nông nghip nông nghip

1.6.2.1. Giải pháp ứng phó với nước biển dâng

Các phân tích về trồng trọt đã cho thấy sự giảm đáng kể của tác động BĐKH khi có chiến lược thích ứng toàn diện (Timsima and Connor, 2001). Việc lựa chọn cây trồng và phương cách trồng trọt linh hoạt để giảm tình trạng stress (ví dụ nhiệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 độ cao, hạn hán, lụt lội, đất bị nhiễm mặn, sâu bệnh, dịch bệnh) cho phép vừa thay đổi gen mới với các giống cây mới nếu các chương trình quốc gia có khả năng hỗ trợ (Borton and Lim, 2005).

FAO và các cơ quan nghiên cứu khác (2007) đã thực hiện một chương trình lai tạo giống mới cho toàn cầu (Global Initiative on Plant Breeding Capcity Build – GIPB), và đã đưa ra tại cuộc họp của các Chính phủ bàn về Hiệp định về các nguồn gen cây trồng để cung cấp cho nông nghiệp ở Madrid. Công việc của FAO trong việc phổ biến cây trồng bao gồm cả các công cụ trợ giúp quyết định như từ cây trồng sinh thái đến chọn lựa cây thay thế cho các hệ sinh thái cụ thể. Lựa chọn cây thích ứng không thể tách rời các biện pháp quản lý với các hệ sinh thái nông nghiệp. Ví dụ cây lúa vừa bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhưng cũng ảnh hưởng lên khí hậu, BĐKH có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa (FAO, 2007).

Viện Nghiên cứu Lúa quốc tế (IRRI,2007) đang phát triển những giống lúa mà có thể chịu đựng được môi trường có tác động bất lợi (stress) – giống chịu hạn hán (Các giống đó là: Sahbahagi dhan ở Ấn Độ, giống “5411” ở Philippines và

Sookha dhan ở Nepal), giống chịu ngập sâu (những giống chống chịu ngập đã được phóng thích và hiện nay được trồng như Swarna Sub1 ở Ấn Độ, Samba Mashuri ở Bangladesh và IR 64 –Sub1 ở Philippines), giống chịu nóng (Điều này được tìm thấy ở O.glaberrima, một loài lúa hoang, nó có nguồn gen hữu dụng này, nó có đặc tính là trổ vào sáng sớm và bốc thoát hơi nước cao khi nước dư, cả hai đặc tính này là những tính trạng thuận lợi cho việc tránh nhiệt độ nóng) , giống chịu lạnh (Chương trình hợp tác quản lý và phát triển nông thôn giữa IRRI với Hàn quốc là bước đệm để khám phá dòng lúa lai chống chịu lạnh- IR66160-121-4-4-2- mà thừa hưởng gen chống chịu lạnh từ giống Jimbrug thuộc loài japonica nhiệt đới của Indonesia và giống chống chịu lạnh của Bắc Trung Quốc là Shen-Nung 89-366) hoặc đất có vấn đề như có nhiều độc chất sắt, mặn, để giúp nông dân hạn chế sự mất mát và duy trì mức độ thu hoạch ngay cả dưới điều kiện không thuận hợp.

Các biện pháp công trình như: hệ thống đê biển được xem là công trình đầu tiên trong hệ thống công trình bảo vệ sản xuất nông nghiệp, đất canh tác lúa cũng như tính mạng và tài sản của nhân dân trước những hiểm họa từ phía biển. Đê biển có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển bền vững các dải đất ven biển, điều

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26 tiết mặn ngọt dải ven biển, đảm bảo nguồn nước ngọt nội đồng, là tấm lá chắn hữu hiệu ngăn chặn thảm họa nước biển dâng.

1.6.2. 2. Giải pháp ứng phó với với các hiện tượng thời tiết cực đoan (hạn hán, bão lụt, rét đậm rét hại, gia tăng nhiệt độ...)

Việc phòng tránh, ứng phó với các hiện tượng khí hậu cực đòi hỏi có những biện pháp phù hợp, cả trước mắt và lâu dai. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như:

- Ở Canada

+ Thay đổi hình đất nông nghiệp + Thay đổi thời vụ sản xuất + Thay đổi hoạt động canh tác

+ Sử dụng các hệ thống nhân tạo để nâng cao khả năng cung cấp nước, chống xói mòn

- Ở Ai Cập

+ Quản lý nguồn nước + Quản lý đất

+ Chuyển đổi cây trồng thích nghi với BĐKH

Ở nước ta tiến hành thực hiện đồng thời hoặc lựa chọn tùy theo từng vùng các phương chiến lược ứng phó với các hiện thời tiết cực đoan chẳng hạn như đối với:

- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể đất đai và nguồn nước cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là nông, lâm nghiệp và khai khoáng phù hợp với xu thế BĐKH và tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan, trong đó đáng chú nhất là hạn hán trong mùa khô và mưa lớn , lũ lụt , lũ quét trong mùa mưa.

- Có kế hoạch phát triển và bảo vệ rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn. - Cải tiến kỹ thuật canh tác, nhất là kỹ thuật tưới tiêu, nâng cao hiệu quả và tiết kiệm nước.

- Nâng cấp và phát triển hệ thống thủy lợi nhằm phát huy hiệu quả tưới tiêu, điều tiết lũ trong điều kiện chế độ mưa biến động mạnh

- Đẩy mạnh khai thác sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhất là năng lượng gió, năng lượng mặt trời,....

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

CHƯƠNG II

NI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 34)