Tác động của xâm nhập mặn và phèn

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 30)

Hiện nay nhiều nơi trên thế giới như châu Phi đã không thể khai thác một số vùng canh tác vì bị nhiễm mặn cao. Sự tăng cao mực nước biển làm nước mặn vào sâu trong đất liền, làm mặn hóa đất sản xuất. Vùng ven biển Bangladesh, mặn ảnh hưởng khoảng 1 triệu hectare làm không thể sản xuất lúa. Sản lượng lúa trong vùng nhiễm mặn rất thấp- thấp hơn 1,5 tấn/ha. Hiện tượng xâm nhập mặn vào các sông ngòi, kênh rạch và một số hệ thống nước khác đang là mối quan tâm lớn ở Việt Nam trong những năm gần đây. Với những dự báo về mực nước biển tăng lên trong thời gian tới, cùng với quá trình xâm nhập mặn thì nhiều vùng đất của nước ta sẽ không còn khả năng canh tác. Hiện nay ở ĐBSH, nước mặn từ biển tràn vào các sông khoảng 25 – 40 km, còn ở Duyên Hải Miền Trung là 30 – 40km (Nguyễn Đức Ngữ, 2008).

Theo Ban chỉ đạo quản lý thiên tai Việt Nam (2001), mực nước biển tăng lên sẽ làm cho tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển trở nên tồi tệ hơn, gây thiếu hụt nước tưới và nước sinh hoạt. ĐBSCL sẽ là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 1,77 triệu ha đất bị nhiễm mặm, chiếm 45% tổng diện tích. Ngập lụt, nhiễm mặn ở ĐBSCL và một số nới ven biển vùng ĐBSH ( 2 vùng kinh tế quan trọng nhất của cả nước) sẽ đe dọa sinh kế người dân, ảnh hưởng nghiê trọng tới kim nghạch xuất khẩu lúa gạo và an ninh lương thực quốc gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 30)