2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội huyện Gıao Thủy - Thu thập số liệu về hiện trạng canh tác lúa nước tại huyện (diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng).
- Thu thập số liệu về mức độ ảnh hưởng của BĐKH (nước biển dâng, bão lụt...) đến hệ thống canh tác lúa nước của huyện.
- Tìm một số thông tin về BĐKH từ các tài liệu đã công bố.
- Kế thừa các tài liệu liên quan như : Kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, các nghiên cứu về xâm mặn, khô hạn, nghiên cứu về xâu dựng các công trình thủy lợi ...
2.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Điều tra thực địa kết hợp với phiếu điều tra nhằm đánh giá tình hình canh tác lúa nước tại các vùng bị ảnh hưởng của BĐKH (phỏng vấn 30 hộ dân):
- Phương pháp chọn mẫu có chủ định: Chọn mẫu có chủ định là cách lựa chọn dựa trên cảm cảm quan của nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu cố gắng có được mẫu mà nó đại diện cho tổng thể và cố gắng đảm bảo rằng nó bao trùm được tất cả các trường hợp. Ở đây tác giả đã chọn 2 xã điểm là xã Giao Tiến và xã Giao Thiện. Cả 2 xã đều có diện tích lúa tương đối lớn của xã và có các điều kiện khá tương đồng so với các xã khác.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 - Hỏi người dân về tình hình sản xuất lúa tại những vùng bị ảnh hưởng bởi hạn hán, nước biển dâng, nhiễm mặn: diện tích, năng suất, diện tích bị ảnh hưởng....
- Nguồn tiếp cận về BĐKH của người dân
- Kinh nghiệm của người dân nhằm ứng phó với BĐKH:
+ Biện pháp công trình: đê, cống ngăn mặn, hệ thống kênh mương....
+ Sử dụng các loại giống lúa: giống chịu mặn, giống chịu hạn, giống ngắn ngày... + Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất canh tác sang nuôi trồng thủy sản... + Trồng rừng ngập mặn
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích tài liệu, thông tin
Số liệu tập hợp, tính toán và xử lý bằng phần mềm Excel.
Phương pháp phân tích chủ yếu là các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh. Qua đó tiến hành phân tích, rút ra những nhận định về các kết quả đánh giá thực tiễn và những đề xuất, kiến nghị giải pháp .
2.4.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia đi sâu vào phân tích các kịch bản của BĐKH nhằm giúp hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội huyện Giao Thủy
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Giao Thuỷ nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thành phố Nam Định 45km theo quốc lộ 21, tiếp giáp các huyện Xuân Trường, Hải Hậu (Nam Định) và Kiến Xương, Tiền Hải (Thái Bình).
Huyện Giao Thủy có tọa độ địa lý: 20010’ đến 20021’ vĩ độ Bắc và từ 106021’ đến 106035’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc – Đông Bắc giáp với tỉnh Thái Bình - Phía Bắc – Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường - Phía Tây giáp huyện Hải Hậu
- Phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông
Huyện Giao Thủy có đường tỉnh lộ 489, đường 486B và đường 51B chạy qua cùng với hệ thống sông Hồng đi qua địa bàn huyện. Huyện có 32 km bờ biển trải dài, có Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ tham gia Công ước Ramsar thu hút hàng trăm loài chim từ phương bắc tìm về, là địa danh có tiềm năng du lịch sinh thái lớn...
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Giao Thủy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 Vị trí địa lý của Giao Thủy tạo cho huyện nhiều tiềm năng để xây dựng phát triển một nền kinh tế tổng hợp, đa dạng, phong phú trên cơ sở lấy sản xuất nông nghiệp làm trung tâm, coi thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển đồng bộ và chuyên môn hoá các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch.
3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình Giao Thủy mang đặc điểm địa hình đồng bằng, khá bằng phẳng có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, có thể chia thành 2 vùng chính là vùng nội đồng và vùng bãi bồi ven biển. Vùng nội đồng có địa hình tương đối bằng phẳng song có một triền đất cao trước đây là cồn cát ven biển chạy dọc huyện từ thị trấn Ngô Đồng phía Đông Bắc xuống thị trấn Quất Lâm và xã Giao Thịnh phía Tây Nam. Đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, một số vùng cửa sông, trong và ngoài đê biển có thể phát triển nuôi trồng thủy sản.
Vùng bãi bồi ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng với bờ biển dài 32km có điều kiện thuận lợi khai thác tiềm năng biển, phát triển kinh tế biển, sinh vật biển đa dạng, bãi biển đẹp thuận lợi cho phát triển ngành du lịch. Nhìn chung, địa hình của Giao Thủy tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú mang cả ý nghĩa quốc gia và quốc tế, đồng thời thuận lợi cho việc khai thác tiềm năng biển và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.
3.1.1.3. Khí hậu thời tiết
Khí hậu Giao Thủy mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, là khí hậu chí tuyến gió mùa ẩm, có thời tiết bốn mùa xuân – hạ - thu – đông tương đối rõ, có mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 25°C. Mùa đông có nhiệt độ trung bình là 16 -170C tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1 có nhiệt độ trung bình thấp, có ngày chỉ còn 4 – 50C. Mùa hè nhiệt độ trung bình là 27 – 290C, tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ có ngày lên tới 38 - 39°C.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, thường tập trung nhiều trong các tháng 7, 8, 9 cũng là thời kỳ bão hoạt động mạnh. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.700 – 1.800 mm, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm, chủ yếu rơi vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10.
a. Diễn biến khí hậu tại huyện Giao Thủy
* Diễn biến khí hậu
- Nhiệt độ
Biến đổi về nhiệt độ trung bình của huyện Giao Thủy được xem xét qua sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các năm giai đoạn khác nhau từ 1980 – 2014:
Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định giai đoạn 1980 – 2014 Đơn vị: 0C Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2013 2014 Tháng 1 16,3 16,6 17,1 15,6 16,2 16,2 17,7 14,4 15,2 Tháng 2 16,5 17,1 17,3 18,2 17,8 17,8 20,4 16,0 16,6 Tháng 3 18,1 17,9 18,00 18,7 19,7 18,9 21,5 19,7 18,5 Tháng 4 23,4 22,6 24,2 23,1 23,6 23,7 23,1 25,4 22,8 Tháng 5 27,3 26,5 27,8 27,0 26,6 29,0 28,3 28,6 27,4 Tháng 6 28,7 28,2 29,4 28,9 29,0 30,3 30,5 30,0 30,1 Tháng 7 29,1 29,1 28,9 29,4 29,3 29,6 30,4 29,7 30,3 Tháng 8 28,5 28,1 27,8 28,5 28,3 28,5 28,1 28,7 29,2 Tháng 9 27,9 27,2 28,1 27,2 26,7 28,0 28,2 27,2 27,8 Tháng 10 24,8 24,3 25,2 24,1 24,8 25,8 24,9 26,1 25,3 Tháng 11 22,3 22,2 23,0 22,1 21,9 22,4 22,0 23,1 21,7 Tháng 12 18,4 19,1 18,8 17,6 18,2 16,8 19,6 18,9 18,2 TB năm 23,4 23,2 23,8 23,4 23,5 23,9 24,6 24,0 24,2 Nguồn: Số liệu khí tượng (1980 – 2014)
Nhiệt độ trung bình của Huyện Giao Thủy qua các năm cho thấy đây là đặc trưng của kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ phân chia rõ rệt thành 4 mùa, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, cao nhất vào tháng 6. Ta có thể thấy nhiệt độ có xu thế ngày càng tăng, nhiệt độ thấp nhất là 14,40C, nhiệt độ cao nhất là 30,50C. Sự gia tăng về nhiệt độ qua các năm là một trong những biểu hiện rõ rệt của BĐKH, có ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu mùa vụ và hệ thống canh tác cây trồng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33 - Diễn biến số ngày nắng nóng, nắng gay gắt trong năm
Bảng 3.2: Diễn biến số ngày nắng nóng gay gắt trong năm huyện Giao Thủy giai đoạn 1980 - 2014
Năm nSắng nóng ố ngày Số ngày ngay gắt ắng Năm nSắng nóng ố ngày Số ngày ngay gắt ắng
1980 8 1 1998 17 2 1981 7 0 1999 5 1 1982 15 0 2000 10 1 1983 19 4 2001 11 0 1984 10 0 2002 8 0 1985 12 2 2003 11 1 1986 16 3 2004 13 3 1987 20 2 2005 9 0 1988 15 0 2006 11 0 1989 6 0 2007 8 2 1990 10 2 2008 7 1 1991 14 0 2009 14 1 1992 9 1 2010 21 8 1993 16 0 2011 9 2 1994 5 1 2012 12 2 1995 9 1 2013 9 3 1996 5 1 2014 11 7 1997 8 0 Nguồn: Số liệu khí tượng (1980 – 2014)
Số ngày nắng nóng qua các năm biến động không ngừng, khó dự báo tính toán diễn biến. Một số năm có số ngày nóng rất cao như các năm 1983, 1987, 1993, 1998, 2010. Trong những năm gần đây, số ngày nắng nóng gay gắt có xu thế ngày càng tăng, kéo theo nhiệt độ trung bình năm cũng ngày một cao hơn trước.
- Diễn biến số ngày rét đậm, rét hại
Bên canh số ngày nắng nóng, nắng gay gắt tăng lên thì số ngày rét đậm, rét có xu hướng giảm đi. Số ngày rét đậm trung bình từ 25 -30 ngày/năm, số ngày rét hại cũng trung bình 10-15 ngày/năm. Số ngày rét đậm, rét hại giảm và biên độ cũng giảm, có nghĩa mùa đông ít lạnh hơn, tuy nhiên nhiệt độ vào mùa đông lại thấp hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34
Bảng 3.3. Diễn biến số ngày rét đậm, rét hại huyện Giao Thủy giai đoạn 1980 – 2014 Đơn vị: Ngày Năm Số ngày rét đậm Số ngày rét hại Năm Số ngày rét đậm Số ngày rét hại 1980 30 12 1998 15 8 1981 28 7 1999 23 15 1982 31 14 2000 20 10 1983 35 20 2001 27 6 1984 58 36 2002 21 12 1985 52 16 2003 18 5 1986 31 12 2004 22 15 1987 20 6 2005 30 12 1988 24 10 2006 13 5 1989 36 22 2007 15 2 1990 31 10 2008 41 26 1991 20 4 2009 15 6 1992 26 8 2010 17 4 1993 34 14 2011 45 27 1994 12 6 2012 32 16 1995 38 12 2013 29 14 1996 30 14 2014 26 12 1997 25 2 Nguồn: Số liệu khí tượng (1980 – 2014)
Ta cũng có thể thấy trong cùng một năm , khi số ngày rét đậm rét hại tăng thì số ngày nắng nóng cũng tăng. Từ đó có thể thấy sự chênh lệch nhiệt độ trong năm lớn, biên độ nhiệt lớn ảnh hưởng tới khả năng thích ứng với điều kiện thời tiết của cây trồng.
- Lượng mưa
Tổng lượng mưa bình quân mỗi năm ở Nam Định đạt 1615,9 mm, lượng mưa có xu hướng giảm. Mỗi năm trung bình có khoảng trên dưới 150 ngày có mưa. Lượng mưa phân phối rất không đều theo thời gian trong năm. Một năm hình thành hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa mua thương kéo dài 5 tháng , từ tháng 5 đến tháng 10 với tổng lượng mưa chiếm tới xấp xỉ 83% tổng lượng mưa năm. Ba tháng liên tục có mưa lớn nhất trong năm là 7,8,9, đây cũng là những tháng trọng điểm cho sản xuất lúa vụ Mùa. Tổng lượng mưa của ba tháng chiếm tới 49% tổng lượng mưa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35 trong năm. Mùa khô kéo dài 6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau gắn liều với những tháng lúa vụ Xuân với tổng lượng mưa chỉ chiếm 17% lượng mưa cả năm. Ba tháng liên tục mưa ít nhất là các tháng 12, 1, 2, tổng lượng mưa của ba tháng này chỉ chiếm khoảng 4,2% tổng lượng mưa năm.
- Mực nước biển dâng và sự xâm nhập mặn
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm (Hình 2) (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008).
Hình 3.2. Diễn biến của mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu
Mực nước biển dâng kéo theo diện tích đất liền của các khu vực ven biển bị nhấn chìm trong nước. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng tỉnh Nam Định dựa trên kết quả dự báo các kich bản BĐKH, nước biển dâng của Bộ TN và MT năm 2012 áp dụng cho khu vực ĐBSH.
Theo kết quả điều tra diện tích ngập năm 2011 của toàn tỉnh Nam Định là 61,71km2 , trong đó diện tích ngập của Giao Thủy là 34,27 km2, chiếm trên 50% diện tích bị ngập của toàn tỉnh. Như vây ngập mặn có ảnh hưởng không nhỏ tới hệ thống cây trồng trên địa bàn huyện, đặc biệt là hệ thống canh tác lúa nước. Một số vùng nhiễm mặn không thể canh tác được nữa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 - Bão và Áp thấp nhiệt đới
Bảng 3.4. Thống kê số cơn bão đổ bộ vào các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa từ 1962 – 2014
Năm Số cơn
bão/năm
Cấp độ
cơn bão Năm
Số cơn bão/năm
Cấp độ
cơn bão Năm
Số cơn bão/năm Cấp độ cơn bão 1962 2 13;8 1980 4 10;6;11;8 1998 2 7;8 1963 3 13;12;10 1981 2 9;6 1999 2 6;8 1964 1 10 1982 2 8,6 2000 2 6;8 1965 2 6;7 1983 2 12;10 2001 1 7 1966 2 8;7 1984 1 7 2002 1 6 1967 2 7;8 1985 1 6 2003 3 6;11;9 1968 2 8;13 1986 2 12;6 2004 2 7;9 1969 2 6;7 1987 2 10;7 2005 3 12;7;10 1970 1 6 1988 1 7 2006 1 6 1971 2 13;8 1989 3 11;6;10 2007 2 9;8 1972 1 11 1990 1 10 2008 4 8;6;6;8 1973 4 8;11;8;12 1991 1 10 2009 3 6;8;6 1974 2 10;10 1992 2 9;10 2010 1 7 1975 3 10;7;8 1993 1 10 2011 2 9;11 1976 2 18;8 1994 4 8;7;10;6 2012 3 8;6;9 1977 2 7;10 1995 2 9;6 2013 3 8,7,8 1978 3 8;7;6 1996 4 6;11;6;11 2014 4 10,8,7 1979 2 6;7 1997 1 11
Nguồn: Viện Khí tượng thủy văn quốc gia (1962 – 2014)
Giao Thủy là một huyện ven biển của Nam Định nên chịu ảnh hưởng nặng nề của bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Mỗi năm khi mùa mưa bão đến, Giao Thủy luôn là một trong những huyện chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trong tổng số các cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào Việt Nam thì số cơn bão và ATNĐ đổ bộ vào khu vực Quảng Ninh – Thanh Hóa chiếm 48,4%, mùa bão vào tháng 5 – 9, nhiều nhất vào tháng 8. Trong vòng 51 năm (1962 – 2012) có hơn 90 cơn bão đổ bộ vào các tỉnh ven biển Miền Bắc. Huyện Giao Thủy hàng năm chịu ảnh hưởng bình quân từ 4 -6 cơn bão. Các trận bão dồn dập gây sạt lở các tuyến đê sông, bãi bồi dẫn đến mất đất canh tác, đe dọa cuộc sống người dân vùng bãi, ven đê.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Các biểu hiện của BĐKH
Bảng 3.5. Các hiện tượng thời tiết cực đoan ở huyện Giao Thủy
Hiện tượng Tháng Định nghĩa địa phương Nắng nóng 6-8 Nắng gắt, nhiệt độ có thể đạt tới 390C