a. Hệ thống canh tác độc canh 2 vụ lúa.
Cơ cấu 2 lúa trong năm được mở rộng trong một vài năm gần đây. Do biến đổi khí hậu, khô hạn thiếu nước, nên diện tích lúa 3 vụ bấp bênh, năng suất thấp, được chuyển sang cấy 2 vụ chắc ăn. Từ năm 1998, Nam Trung Bộ sản xuất 2 vụ lúa trung ngày cho tổng sản lượng ổn định và cao hơn sản xuất 3 vụ lúa ngắn ngày. Tổng sản lượng 2 vụ lúa trung ngày đã đạt 12-14 tấn/ha ăn chắc, thêm vụ lúa chét nữa có thể đạt 14-15 tấn/ha. Trong khi đó, nếu trồng 3 vụ cũng chỉ đạt 11-13 tấn/ha, năm mất mùa thì 3 vụ cũng chỉ đạt 9-11 tấn/ha. Những tỉnh chuyển dịch cơ cấu 3 vụ lúa sang 2 vụ đều đưa năng suất lên cao hơn trước trên 1 tấn/ha như : Quảng Nam, Quảng Ngãi và Đà Nẵng. Ở Phù Cát mô hình chuyển 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi gieo cấy 3 vụ lúa/năm sang 2 vụ/năm, kết hợp với thâm canh tổng hợp đối với giống lúa lai Nhị Ưu 833, vụ đông xuân 2006 ở Phù Cát trên mô hình 7 ha của 69 hộ đã thu hoạch bình quân đạt trên 73 tạ/ha, cao hơn so với giống lúa hiện có như Khang dân 18, Ải 32 từ 25- 30 tạ/ha. Tính toán hiệu quả kinh tế cho thấy: Với bán 2.400 đ/ Kg thì trên 1 ha thu được hơn 17,5 triệu đồng, cao gấp 2,5 lần so với ruộng đối chứng trong cùng điều kiện chân đất và mức độ đầu tư thâm canh. Nếu tính thêm vụ lúa thu với giống dài ngày, năng suất đạt khoảng 55 tạ/ha thì qua 2 vụ sản xuất/ năm, năng suất đạt trên dưới 13 tấn/ ha và cao hơn 2 tấn/ ha so với thực tế sản xuất 3 vụ/ năm cũng trên chân đất này. Mặt khác, sản xuất 2 vụ còn giảm được chi phí sản xuất như: Công lao động, giống, phân bón, thuốc trừ sâu.. đất có thời gian nghỉ ngơi, cắt đứt mầm mống sâu bệnh, tiết kiệm nước tưới, góp phần khắc phục tình trạng thiếu nước tưới gây mất mùa ở vụ hè thu, đồng thời chủ động được thời vụ sản xuất. Nhờ đó mà trong năm 2006, đã có ít nhất 730 ha lúa 3 vụ đã được chuyển đổi sang 2 vụ trong năm ăn chắc (Ngô Đình Hòa, 2011).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 16
Bảng 1.4. Thời vụ gieo trồng cơ cấu 2 lúa/ năm
Vụ Gieo/ cấy Thu hoạch
Lúa đông xuân
Chính vụ 20/12- 30/12 15/4- 30/4
Muộn 1-10/1 25/4-5/5
Lúa hè thu
Sớm 20-30/5 1-10/9
Chính vụ 1-10/6 10-20/9
Nguồn: Chỉđạo của Cục Trồng trọt cho vùng Nam Trung Bộ b. Hệ thống canh tác 3 vụ lúa.
Nhờ khí hậu khá ôn hòa, đủ ánh sáng, nhiệt độ cho cây lúa sinh trưởng, phát triển, tạo nên năng suất khá quanh năm nên từ vùng Nam Trung Bộ vào ĐBSCL lúa thường được gieo trong năm vẫn cho năng suất khá. Năng suất thường đạt: Đông xuân = 64,0-66,6 tạ/ha, hè thu = 52-55 tạ/ ha và thu đông = 47-51 tạ/ ha.
Bảng 1.5. Thời vụ trong cơ cấu 3 lúa
Vụ Gieo sạ Thu hoạch
Đông xuân( vụ 1) Sớm 25/11- 5/12 20/3- 5/4 Chính vụ 10-20/12 5-15/4 Hè thu Sớm 25/3-5/4 25/6-10/7 Chính vụ 5-15/4 5-15/7 Vụ mùa( vụ 3) Sớm 1-10/7 5-15/10 Chính vụ 10-20/7 10-25/10 Muộn 20/7-30/7 20-30/10
Ở vùng Nam Trung Bộ: đối với chân 3 vụ lúa/ năm cần bố trí thời vụ và cơ cấu giống có thời gian sinh trưởng thích hợp (Bảng 1.5) bởi vì: Vụ đông xuân, nếu gieo sạ trước 25/11 thường gặp mưa lớn, làm trôi mất giống, nhưng gieo sạ muộn quá thì đẩy lùi thời vụ hè thu và vụ mùa, làm cho vụ mùa dễ gặp lụt giai đoạn lúa chín, gây tổn thất lớn về sản lượng ( từ 20-30/ 10 thường hay có mua, tháng 11 cao điểm của mưa lụt trong năm). Bởi vậy phải bố trí thời vụ đông xuân cao cho an toàn khi gieo sạ và lúa trỗ không gặp lạnh; vụ mùa thu hoạch không gặp lụt. Xuất phát từ đặc điểm thời tiết như vậy nên thường sử dụng giống ngắn ngày cho cơ cấu 3 vụ;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17 còn giống có thời gian sinh trưởng trung và dài ngày cho cơ cấu 2 vụ lúa/ năm (Ngô Đình Hòa, 2011).
c. Hệ thống canh tác lúa- màu.
Do thiếu nước tưới, nhiều diện tích 2 vụ được chuyển sang lúa- màu. Ở Đồng Nai, chuyển đổi cơ cấu 2 lúa sang lúa- ngô nên tổng thu nhập tăng lên đán khích lệ: Trước năm 2004, trồng lúa độc canh 2 vụ, năm nào “ mưa thuân, gió hòa” cũng chỉ thu được 20-30 tạ thóc/ha/vụ. Sau năm 2004, chuyển đổi cơ cấu từ trồng 2 lúa độc canh sang 2 ngô - 1 lúa, tăng thu nhập đáng kể nhờ tăng năng suất và tăng vụ. Tính ra mỗi hecta ngô cho lãi khoảng 8 triệu/ vụ, gấp 6 lần trồng lúa (Ngô Đình Hòa, 2011).
d. Hệ thống canh tác Lúa - Thủy sản.
- Ruộng thấp trũng được thiết kế theo ô, xung quanh là hệ thống mương bờ để thả cá, tôm
- Trên ruộng cấy lúa, dưới mương thả cá, tôm (tôm càng). - Xung quanh bờ mương có thể kết hợp trồng hoa trái. Ưu điểm của hệ thống lúa – thủy sản
Thủy sản (tôm, cá) và lúa chung sống với nhau trong ruộng lúa không có sự cạnh tranh về thức ăn mà ngược lại chúng có sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau và mang lại hiệu quả.
+ Ruộng lúa cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản: cỏ dại, rơm rạ mục, thóc rụng, hạt cỏ, sâu bọ, các loại động vật khác trong ruộng... đều là thức ăn cho các loài thủy sản nuôi. Nhờ hệ thống thức ăn này đã tiết kiệm chi phí thức ăn cho.
+ Các loài thủy sản góp phần cải tạo điều kiện sống cho cây lúa: Các loại chất thải của chúng tích tụ trong ruộng có tác dụng như một phần phân bón làm tăng độ mùn cho ruộng lúa. Cá, tôm thường xuyên tìm kiếm thức ăn bằng cách sục bùn đã làm cho ruộng lúa thoáng khí, tầng ôxy hoạt động mạnh tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển tốt. Các loài thủy sản ăn các loại sâu bọ, côn trùng làm giảm dịch hại cho ruộng. Do đó sản xuất lúa có kết hợp nuôi thủy sản trong ruộng lúa giúp nông dân giảm chi phí nhân công, chi phí bảo vệ thực vật tăng thu nhập trên đơn vị diện tích và mang lại hiệu quả cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 18 Nhược điểm
+ Mật độ thả nuôi rất thấp,
+ Các giống lúa canh tác hiện nay phần lớn dễ nhiễm sâu rầy, do đó việc sử dụng nông dược trong canh tác lúa là điều khó tránh.
+ Mức nước trên mặt ruộng đối với canh tác lúa khoảng 10 - 20cm, với mức nước này sẽ gây ra biến động lớn về một số yếu tố môi trường. Hơn nữa khi lá lúa ngập nước phân hủy sẽ làm tiêu hao oxy trong nước ảnh hưởng xấu đến cá nuôi.