Tác động của nước biển dâng

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 29)

Ở hầu hết các nước vùng nhiệt đới châu Á, nông nghiệp sử dụng nhiều đất đai và có vai trò kinh tế lớn. Những vùng đất canh tác và chăn nuôi chiếm từ 15 - 35% diện tích đất của hầu hết các nước Châu Á vùng nhiệt đới, trừ Băngladesh và Ấn Độ diện tích đất canh tác chiếm 80% và 60%. Nhưng hiện nay nền nông nghiệp toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong đó có tác động của BĐKH, mà rõ nét nhất là các quốc gia ven biển phụ thuộc vào nông nghiệp (IRRI, 2010).

Tác động của BĐKH ở các quốc gia châu Á vùng nhiệt đới có thể xảy ra ở một vài nơi hoặc toàn khu vực. Nicholls ước tính rằng cứ 1m nước biển tăng lên có thể làm Băngladesh, Ấn Độ, Indonesia và Maylaysia có thể mất lần lượt là 30.000, 6.000, 34.000 và 7.000 km2 diện tích đất. Còn ở Việt Nam, khoảng 5.000 km2 ĐBSH và 15.000 - 20.000 km2 ĐBSCL bị ngập. Các vùng đất canh tác bị mất ở hầu hết các nước chính là những vùng đất nông nghiệp, những vựa lúa lớn của các quốc gia đó (Nicholls, 2003).

Những châu thổ rộng lớn khác ở các quốc gia nhiệt đới như châu thổ Irrawaddy ở Myanmar, châu thổ sông MeKông và sông Hồng ở Việt Nam cũng như những vùng châu thổ nhỏ hơn và nằm thấp hơn mực nước biển ở Thái Lan, Campuchia, Malaysia, Indonesia và Phillipin sẽ bị ảnh hưởng tương tự... Thông thường khi nhiệt độ tăng, độ ẩm của đất giảm, đất cằn có độ ẩm thấp hơn 3 lần đất rừng (UNCCD NAP, 2002). Từ giảm diện tích đất đến suy giảm chất lượng đất rồi sẽ dẫn đến giảm năng suất sản lượng (Nicholls, 2003).

Sự ngập úng có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng lúa ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào, cả trong thời gian dài hoặc trong thời gian ngắn. Cơ hội sống thấp khi lúa bị ngập hoàn toàn và xảy ra suốt thời gian sinh trưởng. Hàng năm, Bangladesh và Ấn Độ mất tới 4 triệu tấn lúa/năm- đủ để nuôi 30 triệu dân. Năm 2006, Philippines bị ngập úng làm mất đi 65 triệu đô la Mỹ (Nicholls, 2003).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 Việt Nam là một nước có bờ biển dài (3.260km bờ biển chạy dọc theo chiều từ Bắc vào Nam) vì vậy Việt Nam được xếp vào một trong những nước có nguy cơ chịu tác động nhiều nhất của BĐKH mà cụ thể là sự gia tăng của mực nước biển đang có xu hướng làm thu hẹp dần diện tích đất nông nghiệp của nước ta. Trong năm 50 năm qua, mực nước biển ở Việt Nam tăng thêm 2,5 – 3,0 cm mỗi thập kỷ. Theo dự đoán của Monre (2009), mực nước biển ở Việt Nam sẽ tăng thêm 28 – 33 cm vào năm 2050 và 65 – 100cm vào năm 2100. Theo ước tính của Ngân hàng thế giới, tại những khu vực bị ảnh hưởng của nước biển dâng, mực nước biển sẽ tăng từ 1 – 5m. Việt Nam là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều thứ 2, chiếm 10% tổng diện tích bị tác động (sau Bahamas) .

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 29)