Mực nước biển càng cao thì lũ lụt do thủy triều, nước dâng bão và lũ thượng nguồn gây ra càng lớn. Đây là mối đe doạ lớn nhất đối với các vùng nông nghiệp ven biển, đất thấp, đất trũng. Thủy triều kết hợp với NBD sẽ làm gia tăng nhu cầu đắp đê bao tại các khu vực ven sông và ven biển. Hiện tượng “nước vật” do mực nước dâng cao ở hạ nguồn cũng làm gia tăng ngập lụt do lũ thượng nguồn. Điều đó có nghĩa là lũ sẽ đến sớm hơn, thoát chậm hơn; thời gian ngập lụt dài hơn và mực nước lũ cao hơn. Điều này có nghĩa một số vùng đất sẽ trở thành chìm liên tục dưới mặt nước hoặc có thời gian chìm ngập quá dài nên không phù hợp cho canh tác. Kết quả là nông dân mất nơi ở, nhà cửa, vườn tược, đất canh tác v.v. Khu vực nông thôn mất những cơ sở hạ tầng hiện đã được đầu tư xây dựng. Lũ lụt cũng làm gia tăng xâm nhập mặn và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Lũ lụt do nước dâng bão trong bối cảnh NBD sẽ có khả năng trở thành thảm họa. Diện tích có nguy cơ bị ngập theo các mực nước biển dâng tỉnh Nam Định dựa trên kết quả dự báo các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng của Bộ TN&MT năm 2012 áp dụng cho khu vực đồng bằng sông Hồng được thể hiện dưới bảng 3.10.
Bảng 3.10. Diện tích có nguy cơ bị ngập tỉnh Nam Định theo các mực nước biển dâng
Mực nước biển dâng (m) Diện tích có nguy c (% diơ bệịn tích) ngập tỉnh Nam Định 0,5 4,1 0,6 5,3 0,7 6,3 0,8 8,0 0,9 9,2 1,0 10,5 Nguồn: Kịch bản BĐKH, Bộ TN&MT năm 2012
Nước biển dâng sẽ tác động mạnh mẽ hơn đến nguồn nước trên các hệ thống sông, đồng thời gây ra nhiều rủi ro cho các đối tượng dùng nước trong khu vực. Các vùng ven sông có địa hình thấp được dự báo sẽ là các vùng bị ảnh hưởng nặng nhất.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
Hình 3.3. Sơđồ nguy cơ ngập khu vực đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh ứng với mực nước biển dâng 1m (Kịch bản BĐKH , 2012)
Giao Thủy là huyện tiếp giáp với biển nhiều nhất của tỉnh Nam Định. Vì vậy, khi nước biển dâng (NBD) cao Giao Thủy là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đặc biệt là các khu vực có địa hình thấp. Nước biển dâng thì sản xuất nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa.
Hình 3.4. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Giao Thủy 2012
Từ bản đồ nguy cơ ngập khu vực Đồng bằng Sông Hồng và bản đồ hiện trạng sử dụng đất của huyện Giao Thủy, sử dụng phương pháp chồng xếp bản đồ, ta được bản đồ nguy cơ ngập huyện Giao Thủy khi mực nước dâng cao 1m:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
Hình 3.5. Sơđồ nguy cơ ngập khi mực nước biển dâng 1m của huyện Giao Thủy
Khi mực nước biển dâng cao 1m theo kịch bản của Bộ TN&MT năm 2012, ta có thể dự báo huyện Giao Thủy có nguy cơ ngập 3 vùng sau:
- Vùng 1: Gồm các xã Giao Thiện và Giao An, dự kiến diện tích đất có thể bị ngập là khoảng 6.000ha
- Vùng 2: Gồm các xã Giao Long, Giao Hải, dự kiến diện tích đất có thể bị ngập là 900 ha
- Vùng 3: Gồm các xã Giáo Tiến, Giao Tân, dự kiến diện tích đất có thể bị ngập là 2.200 ha
Nước biển dâng cao gây ngập lụt , mất đất sản xuất và sinh hoạt dẫn tới gây xáo trộn toàn bộ đời sống, thậm trí có thể sẽ làm biến mất hoàn toàn một số loài sinh vật. Các giống cây trồng khô hạn sẽ không cho hiệu quả và buộc phải thay thế bằng các giống cây ngập nước