Huyện Giao thủy có diện tích giáp biển với chiều dài bờ biển hơn 32 km. Vì vậy mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, ở thể tự nhiên, trong đó đất canh tác lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sự xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên cũng có những mặt lợi là tạo ra nền sinh thái đa dạng, nguồn lợi lớn về thuỷ sản, về rừng ngập mặn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 Tình hình xâm nhập mặn ở Giao Thủy rất phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố, cả về tự nhiên (như thuỷ văn dòng chảy, khí hậu) cũng như các tác động của con người (như phát triển sản xuất, phát triển thuỷ lợi). Vùng ven biển Giao Thủy là vùng đất có nhiều tiềm năng, hệ sinh thái phong phú và đa dạng, tuy nhiên rất nhạy cảm và dễ biến đổi với mọi khai thác phát triển. Vấn đề xâm nhập mặn gây ảnh hưởng lớn đối với vùng ven biển, đặc biệt là hệ thống canh tác.
Diện tích đất canh tác lúa bị ảnh hưởng nặng nề nhất vào năm 2010. Tại các xã Giao Hải, Giao Tân, Giao Thịnh, Giao Long, Giao Thiện và Giao An... là các xã ven biển .
Độ mặn trong nước và trong đất tăng lên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng của cây lúa, dẫn đến thay đổi về hệ thống canh tác. Sự xâm lấn mặn tại Nam Định đã ảnh hưởng xấp xỉ 38.000 ha đất canh tác của các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Trực Ninh, trong đó diện tích tại huyện Giao Thủy tương đối lớn khoảng 9.000 ha. Ngoài ra hệ thống canh tác lúa của các xã ven biển còn thường xuyên ảnh hưởng của hơi mặn, gió từ biển thổi vào làm cho bông lúa bị cháy , ảnh hưởng đến năng suất. Năng suất tại các xã khu vực ven biển thường thấp hơn các xã khác từ 5 – 8 tạ/ha.
Liên tiếp trong các năm từ 2004 - 2006, nước mặn đã lấn sâu vào sông trên địa bàn tỉnh Nam Định. Ranh giới mặn 1%o đã xâm nhập ngày càng sâu vào trong các sông Hồng, Ninh Cơ và Đáy. Đặc biệt, trong tháng 1/2006, trên tất cả 3 vùng cửa sông, mặn xâm nhập sâu đến mức kỷ lục: trên sông Hồng mặn lấn sâu đến cửa cống Hạ Miêu I với độ mặn 7,20/00 cách biển 26 km; trên sông Ninh Cơ mặn đã lấn đến cửa cống Múc 2 với độ mặn 1,70/00, cách biển tới 37 km; trên sông Đáy mặn đã đến cửa cống Bình Hải I với độ mặn 50/00, cách biển 18 km.
Vụ ĐX 1987-1988 ở huyện Giao Thủy, đã có nơi bị chết lúa do nước lấy vào đồng có độ mặn vượt quá giới hạn cho phép, điển hình là các xã ở ven biển như Giao An, Giao Xuân, Giao Lạc, Giao Long, Giao Thiện, TT Quất Lâm.
Vụ Xuân 2010, mặn lấn sâu vào các cửa sông 25 – 35 km, trên sông Hồng mặm lên đến cống Mom Rô, cách biển 35km (ngã ba sông Hồng và sông Ninh Cơ), trên sông Ninh Cơ mặn lên đến cống Rộc, cách biển 32 km làm cho Giao Thủy và một số huyện phía Nam của tỉnh không lấy được nước để làm đất gieo cấy vụ lúa Xuân. Một số xã ven biển của huyện Giao Thủy khi lấy nước từ các đợt xả nước
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 chống hạn của các hồ thủy điện nhưng chỉ ngâm vài giờ, độ mặn tiềm tàng trong đất bốc lên , đo ngay tại ruộng từ 5 – 7 0/00, phải rửa mặn 2 -3 lần mới cấy được.
Kể từ năm 2005 cho đến nay, mực nước biển tại khu du lịch thị trấn Quất Lâm (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) đã dâng cao thêm 20 cm. Mỗi lần thủy triều lên, mực nước biển tràn qua bờ đê này vào đường khu du lịch. Năm 2007, chính quyền địa phương đã đầu tư gia cố thêm 50cm ngăn mực nước biển tràn vào khu du lịch thị trấn Quất Lâm. Theo các nhà khoa học, đây là biểu hiện sâu xa có liên quan tới vấn đề biến đổi khí hậu.(Số liệu này được Công ty Khai thác công trình thủy lợi của huyện và Trung tâm Khí tượng thủy văn của tỉnh Nam Định đo đạc và ghi nhận). Hậu quả của mực nước dâng cao 20 cm đã phá hủy toàn bộ môi trường và cây cối trong khu vực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, du lịch và môi trường của huyện.
Như vậy, có thể nói năng suất lúa tại các vùng bị ảnh hưởng của nước biển dâng và xâm mặn thấp hơn nhiều so với khu vực sản xuất thông thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm cả nguyên nhân khách quan (tự nhiên) là chịu ảnh hưởng bởi gió biển mang hơi mặn; nguyên nhân còn lại do hệ thống thủy lợi như cống ngăn mặn bị xuống cấp gây rò rỉ xâm mặn và do các hộ cố tình canh tác 2 vụ lúa tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi xâm mặn.
3.5.2. Ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan (lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại, bão...)
Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, Giao Thủy là một trong những huyện của tỉnh Nam Định bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng ngày càng tăng, cường độ ngày càng mạnh và diễn biến ngày càng phức tạp:
- Gia tăng tần suất và cường độ bão:
Vấn đề bão lũ có liên quan đến biến đổi khí hậu. Trong mấy chục năm qua biến đổi khí hậu đã xảy ra và đã tác động đến các yếu tố, hiện tượng tự nhiên rất nhiều. Số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, mùa bão kết thúc muộn hơn và nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50
Bảng 3.9: Tổng thiệt hại do bão, lốc, mưa lũđến nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 1989 – 2012
Đơn vi: triệu đồng
Chỉ số đánh giá Thiệt hại do bão
Thiệt hại do lốc
Thiệt hại
do mưa lũ Tổng
Tổng thiệt hại về nông nghiệp 1.230.459 4.262 1.959.470 3.194.192
Lúa 1.008.823 1.512 1.879.270 2.889.606
Lúa mất trắng (4tạ/ha *3,5 triệu đồng) 341.124 1.260 1.648.850 1.991.234
Lúa giảm năng suất tính bình quân 20% 667.699 252 230.420 898.372
Năm 2003, tỉnh Nam Định đã chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão và 1 cơn ATNĐ. Cơn bão số 3 đổ bộ trực tiếp vào bờ biển Hải Thịnh – Hải Hậu ngày 22/7/2003 gió mạnh cấp 9, giật cấp 10 có mưa rất to làm ngập hẳn 755ha lúa mới cấy. Ngay sau đó cơn bão số 5 ngày 5/8/2003 tuy không đổ bộ vào Đồng bằng Bắc Bộ nhưng cũng đã gây ra mưa lớn ở ở nhiều huyện đúng vào giai đoạn lúa đẻ nhánh. ATNĐ kết hợp không khí lạnh ngày 8-13/9/2003 đã gây mưa rất to, điển hình là huyện Giao Thủy lượng mưa trung bình lớn nhất là 804,6mm, làm ngập khoảng 3.200ha lúa.
Năm 2005 là năm mà không chỉ huyện Giao Thủy mà toàn tỉnh Nam Định
chịu hậu quả nặng nề nhất do các cơn bão liên tục đổ bộ vào các huyện ven biển: Ảnh hưởng của cơn bão số 2, ngày 31-7-2005, tại huyện Giao Thuỷ, Nam Định các
xã Giao Tân, Giao Long, Giao Hà, Giao Hải, Giao Tiến đã bị ngập úng nặng. Đê biển sạt 700 m, trong đó có 300 m bị sạt lở nặng, đê sông Sò tràn 1.000 m đê bối. 100% diện tích thuỷ sản bị ngập trắng.Tại xã Giao An, một người chết trong khi đang cố kè lại hồ tôm. Cơn bão số 7 (9/2005) đã làm sạt lở, vỡ nhiều đoạn đê, kè, cống. Tổng số 23.000 m đê biển Nam Định, (trong đó có huyện Giao Thủy). Sau cơn bão số 7 đất ở một số nơi của huyện Giao Thủy đã bị nhiễm mặn nên phải 4 đến 5 năm sau mới có thể canh tác và trồng trọt lại được. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, diện tích gieo trồng bị tàn phá nặng nề.
Năm 2010, cơn bão số 3 đổ bộ vào tỉnh Nam Định ngày 22/7, huyện Giao Thủy bị ngập úng khoảng 3.164ha lúa mới cấy, trong đó 60 ha lúa chết phải cấy lại, 500 ha lúa phải cấy dặm tỉa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Năm 2012, cơ bão số 8 ( Bão Sơn Tinh) cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua đã gây thiệt hại cho tỉnh Nam Định đến 1.535 tỷ đồng, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề khi mất trắng toàn bộ 6.000 ha lúa mùa. Giao Thủy là huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi cơn bão đã làm chết 1 người, 1 người mất tích, 3 người bị thương, hơn 200m2 đê kè bị sụt lún, ảnh hưởng đến hệ thống canh tác lúa nước nghiêm trọng.
- Ngập úng khi lượng mưa tăng cao vào mùa mưa
Vào mùa mưa hàng năm ( từ tháng 5 –tháng 10), huyện Giao Thủy có hơn 3.000ha đất sản xuất lúa vùng thấp trũng thường bị ngập úng, năng suất thấp chỉ bằng 70- 80% năng suất bình quân chung.
Vụ Mùa năm 2003 mưa lớn vào giai đoạn lúa sắp trỗ bông đã làm ngập úng 2/3 cây lúa của huyện Giao Thủy, năng suất giảm 30 – 40%. Giá trị thiệt hại ước đạt lên đến hàng tỷ đồng.
Năm 2004, ngày 20 – 23/7/2004 đợt mưa lớn với lượng mưa trung bình là 262,5mm, riêng Giao Thủy có lượng mưa lớn nhất là 345mm, mưa đúng vào lúc lúa mới cấy, khả năng chịu úng kém, kết hợp với lũ cao và thủy triều nên vùng tự chảy tiêu nước khó khăn đã gây ngập úng nghiêm trọng, kéo dài trên diện rộng.
Vụ Mùa 2008 đang trong thời kỳ chuẩn bị thu hoạch lúa Mùa và cây trồng vụ Đông, thì mưa lớn kéo dài, với lượng mưa của huyện Giao Thủy là 322mm. Mưa lớn kéo dài cùng với lũ lớn từ thượng nguồn đổ về đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh có trên 15.000 ha lúa Mùa chưa thu hoạch bị thiệt hại nặng. Các vụ Mùa năm 2009, 2010, 2011 mưa lớn đã làm ngập úng nặng hàng chục ha lúa mới cấy của huyện Giao Thủy, phải gieo cấy lại.
- Hạn hán kéo dài khi lượng mưa giảm mạnh vào mùa khô
Vào mùa khô hàng năm ( Vụ ĐX từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau) thường gặp hạn hán kéo dài, kèm theo triều cường nước mặn lấn sâu vào các cửa sông lớn từ 30 – 40km dẫn tới hiện tượng xâm nhập mặn gây nhiều khó khăn cho việc lấy nước phục vụ sản xuất.
Hạn hán vào mùa khô những năm qua đã xảy ra theo chiều hướng hết sức nghiêm trọng. Theo thống kê của Sở TN&MT Nam Định , hàng năm đều có trên 11.000 ha đất canh tác chân cao bị thiếu nước trầm trọng và khoảng 52.000 ha đất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 trồng lúa của các huyện phía Nam ( trong đó có huyện Giao Thủy) gặp khó khăn về nước tưới, toàn tỉnh phải chi phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm để chống hạn.
Năm 2004 được coi là năm khốc liệt nhất trong vòng 40 năm qua, mực nước Sông Hồng tại Hà Nội ở thời điểm tháng 1/2004 là +2,17m (kiệt nhất có lúc xuống 1,75m). Năm 2005 ở cùng thời điểm mực nước xuống 2,06m (kiệt nhất 1,5m) dẫn đến thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, làm giảm năng suất lúa tại các địa phương toàn tỉnh Nam Định.
- Nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại
Thời gian gần đây hiện tượng nắng nóng bất thường và rét đậm rét hại kéo dài diễn ra ở một số vụ ĐX. Điển hình là vụ ĐX năm 2008, 2010, 2011 xuất hiện các đợt rét kéo dài lịch sử liên tục từ 30 - 35 ngày, trong đó có nhiều ngày nhiệt xuống dưới 100C. Đầu vụ Xuân năm 2008 có một số đợt rét hại lịch sử kéo dài liên tục đã làm chết hơn 400 ha mạ của huyện , trong đó chủ yếu là các giống có năng suất cao. Nhiều xã phải gieo mạ 2 -3 lần, làm cho thời vụ bị muộn từ 15 – 20 ngày.
Các vụ Xuân năm 2007, 2009 xuất hiện nắng nóng bất thường, nhiệt độ nhiệt độ cao hơn trung bình cùng kỳ nhiều năm khoảng 3,50C. Do nhiệt độ giai đoạn đầu vụ Xuân cao nên cây lúa sinh trưởng nhanh, thời gian tích lũy dinh dưỡng bị rút ngắn, lúa đẻ ít nhánh, làm giảm năng suất khoảng 5 – 7% (Phòng NN&PTNT huyện Giao Thủy).
- Nhiễm mặn gia tăng dẫn đến thu hẹp diện tích đất trồng lúa thay đổi hệ thống canh tác lúa và giảm năng suất.
Quá trình xâm nhập mặn do nước biển dâng làm giảm khả năng duy trì diện tích đất trồng lúa. Những năm trước đây hiếm khi xảy ra xâm nhập mặn vào sâu, tuy nhiên trong thời gian gần đây xâm nhập mặn ngày một gia tăng tại các huyện ven biển, đặc biệt là Giao Thủy, diện tích đất bị nhiễm mặn của huyện khoảng hơn 80ha lúa và 1.100ha đầm tôm.
Tình trạng biến đổi khí hậu tác động xấu đến hệ thống canh tác, đặc biệt là cây lúa và sẽ càng làm cho tình trạng cung cấp lương thực trên trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Thiệt hại vật chất do thiên tai, dịch bệnh tác động chủ yếu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và người nông dân. Vì vậy huyện Giao Thủy đã điều chỉnh quy hoạch phát triển giữa công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp để ứng phóvới biến đổi khí hậu là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
3.6. Dự báo những ảnh hưởng của BĐKH đến hệ thống canh tác lúa nước huyện Giao Thủy huyện Giao Thủy