Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, hạn hán, lũ lụt,

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 31)

đậm rét hi....

Nông nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ nhất của BĐKH nói chung và của các hiện tượng thời tiết cực đoan nói riêng.

Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên có thể làm thay đổi cơ bản hệ thống canh tác nông nghiệp ở một số khu vực do sự dịch chuyển danh giới thực vật và cây trồng tức là thay đổi chế độ và điều kiện ngoại cảnh (khí hậu) của sản xuất nông nghiệp ở vùng đó thì BĐKH và các hiện tượng khí hậu cực đoan có tác động tiềm tàng dẫn đến mất mùa, giảm năng suất sản lượng, thậm chí làm cho đất đai không còn khả năng canh tác (Nicholls, 2003).

Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Những tác động chủ yếu đối với nông nghiệp nước ta là:

- Do nhiệt độ có xu hướng tăng, phạm vi và thời gian thích nghi của cây trồng nhiệt đới mở rộng hơn, trong khi cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp lại. Điều đó có nghĩa là một số loài á nhiệt đới có nguy cơ suy giảm hoặc biến mất (Nicholls, 2003).

- Năng suất và sản lượng nông nghiệp giảm ở những vùng có mùa khô, ngay cả khi nhiệt độ tăng không nhiều (1-30C). Đặc biệt, do nhiệt độ cực đại có xu hướng tăng lên, cùng với việc gia tăng các đợt nắng nóng và số ngày nắng nóng làm tăng áp lực nhiệt lên nhiều loài cây trồng, nhất là các tỉnh miền Trung, năng suất cây trồng giảm đi đáng kể , thậm chí không có thu hoạch.

- Biên độ của giao động cực tiểu có thể xảy ra ngoài đoạn [-5,5] nên các cự trị số thấp kỷ lục có thể xảy ra ở các vùng khí hậu phía bắc, nhất là vùng núi, do tính biến động của nhiệt độ tăng lên có thể dẫn đến những đợt rét đậm, rét hại kéo dài gây tổn hại lớn cho cây trồng, vật nuôi.

- Lượng mưa ngày cực đại cùng số ngày mưa lớn cũng có xu hướng tăng, làm ngập úng dẫn tới giảm sản lượng cây trồng, thậm chí mất trắng ngay cả khi xảy ra vào thời điểm sắp thu hoạch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 - Hạn hán có xu hướng tăng lên nhưng với mức độ không đồng đều trong từng vùng khí hậu. Hạn hán tăng trong khi tính biến động của mưa cũng gia tăng gây thiếu hụt lượng mưa kéo dài, kết hợp nắng nóng làm tăng khả năng bốc hơi. Ảnh hưởng của hạn hán đến nông nghiệp được đánh giá là nghiêm trọng và gây ra nhiều rủi ro nhất, bởi nguy cơ mất mùa, thậm chí mất khả năng canh tác trên những vùng đất bị thoái hóa do hạn hán thường xuyên kéo dài.

- Sâu bệnh, dịch bệnh có cơ hội phát triển nhiều hơn trong điều kiện nhiệt độ tăng kết hợp với độ ẩm cao nhiều vùng.

BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm họa, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm của sự phát triển, trong đó có những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Những vùng, khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng ĐBSCL (Nguyễn Đức Ngữ, 2008).

Trong những năm gần đây, hàng ngàn ha đất trồng lúa ở ĐBSH, Duyên hải Miền Trung và ĐBSCL đã bị lũ lụt hoành hành thường xuyên, cả những khu vực nuôi trồng thủy hải sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, lũ lụt ở ĐBSCL đã phá hoại 401,342 ha đất trồng lúa; 85,234 ha đất chăn nuôi trồng trọt và 16,215 mặt nước nuôi trồng thủy hải sản… (Nguyễn Đức Ngữ, 2008).

Một phần của tài liệu nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống canh tác lúa nước tại huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)