Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á – chi nhánh bắc ninh (Trang 93)

Thứ nhất, hiện nay DongA Bank Bắc Ninh có đội ngũ nhân viên tín dụng trẻ hóa, mặc dù rất nhiệt tình và năng động nhưng sự thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng, khả năng nắm bắt các chính sách, cơ chế, thể lệ nghiệp vụ còn hạn chế do vậy làm ảnh hưởng đến việc tư vấn, hướng dẫn, thẩm định, thu thập thông tin từ khách hàng và đánh giá khách hàng (Chi nhánh có 5 cán bộ tín dụng, trong đó đều từ độ tuổi từ 22 đến 30, duy chỉ có 1 anh là 6 năm kinh nghiệm, còn lại là từ 1 năm đến 3 năm kinh nghiệm). Dẫn đến việc lập hồ sơ vay vốn, quản lý nợ vay và thu hồi nợ, … còn hạn chế, dễ phát sinh rủi ro và ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của ngân hàng và khách hàng.

Thứ hai, do ngân hàng chủ quan trong việc đánh giá khách hàng đã có quan hệ tín dụng. Trường hợp này thường rơi vào các khách hàng đã vay tại chi nhánh nhiều lần và đều thực hiện tốt các nguyên tắc tín dụng, khi khách hàng có nhu cầu xin tăng thêm hạn mức tín dụng hoặc các hồ sơ tái cấp vốn ngân hàng chủ quan hay đôi khi cả nể trong quan hệ với khách hàng mà bỏ qua vài bước trong quy trình xét duyệt cho vay như: khảo sát lại tài sản thế chấp, đánh giá và phân tích lại nguồn thu nhập của khách hàng, …

Thứ ba, việc khai thác và xử lý thông tin tại chi nhánh còn hạn chế. Trong quá trình tiếp cận khách hàng vay vốn chi nhánh chưa thật sự quan tâm đến việc tìm hiểu thông tin ngành cũng như diễn biến thị trường trong ngành mà khách hàng kinh doanh, dẫn đến khó lường trước được một số biến động về giá cả sản phẩm thay thế, biến động thị trường … Ngoài ra, việc phân tích hồ sơ vay còn sơ xài, do đó chưa đánh giá hết được những rủi ro của khoản vay khi thị trường biến động.

Thứ tư, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả và không thường xuyên. Chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 83  chưa đáp ứng kịp với mức độ phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Về trình độ chuyên môn đối với cán bộ kiểm soát của chi nhánh còn thiếu và yếu về nghiệp vụ chuyên môn, chưa tương xứng với công việc, chính vì vậy có lúc kiểm soát vẫn không phát hiện kịp thời những sai phạm trong hồ sơ tín dụng. Do đó không kịp thời ngăn chặn được những rủi ro xảy ra trong nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh.

Phân tích nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, còn có 2 nhóm nguyên nhân sau:

Nguyên nhân khách quan là do thị trường tiền tệ nhiều biến động, lạm phát trong nước đang tăng, đã làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của một số hộ kinh doanh cá thể và một số công ty xuất nhập khẩu.

+ Nguyên nhân chủ quan là do áp lực tăng dư nợ, áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng, đồng thời chính sách cho vay tại DongA Bank Bắc Ninh tập trung vốn cho vay quá nhiều vào một lĩnh vực. Việc tập trung vốn quá nhiều vào một khoản mục cho vay như thế rất dễ gặp rủi ro khi thị trường biến động theo chiều hướng xấu. Bên cạnh đó, nợ quá hạn tại chi nhánh chủ yếu là chậm nộp lãi, theo quy định của NHNN là các khoản nợ đã bị quá hạn cho dù đã thu hồi đủ lãi và nợ thiếu nhưng vẫn bị quá hạn kéo dài đến 3 tháng (đối với cho vay ngắn hạn), hoặc 6 tháng (đối với cho vay trung, dài hạn) tính từ ngày quá hạn với điều kiện trong thời gian đó phải thu hồi nợ đúng hạn cho phép thì các khoản nợ này mới được chuyển sang nhóm nợ thấp hơn.

Một phần của tài liệu chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á – chi nhánh bắc ninh (Trang 93)