Đánh giá chung về chất lượng tín dụng tại DongABank Bắc Ninh

Một phần của tài liệu chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á – chi nhánh bắc ninh (Trang 89)

4.2.3.1 Những thành tựu đạt được

Một là, thu nhập từ HĐTD chiếm 70-80% trong tổng thu nhập tại DongA Bank Bắc Ninh, để đạt được kết quả đó hoạt động tín dụng tăng trưởng vượt bậc qua các năm góp phần làm tăng đáng kể thu nhập từ lãi vay tại DongA Bank Bắc Ninh. Cụ thể, dư nợ vay cuối năm 2011 là 122,97 tỷ đồng, đến cuối năm 2014 dư nợ đã lên tới 234,11 tỷ đồng, đã tăng gần 2 lần so với năm 2011. Tương ứng với thu lãi vay năm 2011 đạt 9,22 tỷ đồng, đến cuối năm 2014 đạt 19,27 tỷ đồng, tăng 10,06 tỷ đồng.

Hai là, nợ quá hạn luôn được kiểm soát chặt chẽ và được xem là mục tiêu hàng đầu để hạn chế rủi ro tín dụng. Sau khi triển khai thực hiện phân loại nợ theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, các tiêu chí phân loại nợ đã tiệm cận chuẩn mực theo thông lệ quốc tế, chính sách khách hàng tại DongA Bank Bắc Ninh đã được xây dựng và áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ hoàn toàn dựa trên thực trạng của khách hàng. Chất lượng tín dụng đã từng bước được kiểm soát chặt chẽ, cụ thể từng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại hình công ty; chi nhánh đã xây dựng cụ thể kế hoạch phân loại nợ, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng khách hàng, chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng, sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể phátt sinh, dự kiến số tiền trích lập dự phòng rủi ro từng tháng và thực hiện kế hoạch trích lập dự phòng rủi ro phân bổ từng quý để giảm bớt chi phí thay vì phải trích vào cuối năm để ngân hàng chủ động trong kế hoạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 79  tài chính ngay từ đầu năm. Đặc biệt hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của DongA Bank Bắc Ninh đã phản ánh chính xác chất lượng tín dụng theo thông lệ quốc tế, để từ đó đưa ra các biện pháp, giải pháp xử lý và kiểm soát nợ xấu phát sinh.

Ba là, công tác thẩm định và công tác quản lý tín dụng đã đi vào nền nếp, quy củ, phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tín dụng. Cụ thể như sau:

- Đã xây dựng các mục tiêu, định hướng và kiểm soát tín dụng trong từng thời kỳ như: tốc độ tăng trưởng dư nợ, tỷ trọng dư nợ trong từng thành phần kinh tế, tỷ lệ có đảm bảo, không đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ, thực hiện trích lập dự phòng theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN của Thống đốc NHNN hàng quý để hạn chế rủi ro nếu có xảy ra trong hoạt động tín dụng, thực hiện chính sách sàng lọc và phân loại khách hàng hàng để có các chính sách ưu đãi tín dụng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng tốt.

- Đã thành lập được Công ty Địa Ốc Đông Á, khối tín dụng nhằm hỗ trợ tích cực cho công tác tín dụng ngày càng tốt hơn.

- Đã thay đổi nhận thức về việc định giá khoản vay, thay đổi cách xác định lãi suất cho vay thay vì trước đây áp dụng theo phương thức lãi suất cố định trong suốt kỳ hạn vay thì nay áp dụng theo phương thức lãi suất có thay đổi theo một chu kỳ nhất định tùy từng loại hợp đồng.

- Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra sau cho vay, hướng dẫn trong việc thẩm định, cho vay, quản lý, giám sát vốn vay và thu nợ.

- Tiến hành rà soát, định giá lại tài sản theo định kỳ.

Bốn là, chi nhánh đã chủ động kiểm soát được mức độ tăng trưởng và thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tăng trưởng có chất lượng, phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống. Ngoài ra, chi nhánh đang xây dựng chương trình đánh giá chất lượng tín dụng nhằm phân loại và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 80  xếp hạng khách hàng, qua đó đưa ra chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp nhằm thu hút khách hàng.

Năm là, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn nợ và theo loại tiền tệ khá ổn định, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động.

Sáu là, hầu hết dư nợ cho vay của chi nhánh là có đảm bảo bằng tài sản thế chấp và chiếm khoảng 98% so với tổng dư nợ cho vay.

Bảy là, DongA Bank Bắc Ninh khai thác và sử dụng vốn hiệu quả. Tốc độ vòng quay vốn tín dụng ngày càng cao, vốn tín dụng có hiệu quả cao, ít rủi ro, thu hồi vốn nhanh.

Tám là, các sản phẩm dịch vụ tín dụng của DongA Bank Bắc Ninh ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu thị trường và khách hàng. Kết quả là có nhiều hình thức cấp tín dụng xuất hiện, gắn liền với các sản phẩm tín dụng cụ thể đáp ứng theo từng đối tượng khách hàng: cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà, mua căn hộ cao cấp, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay cầm cố cổ phiếu, cho vay thấu chi, …; cho vay doanh nghiệp có các hình thức: cho vay sản xuất kinh doanh, đầu tư dự án, chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, …

4.2.3.2 Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng

Bên cạnh những mặt đạt được trong lĩnh vực phát triển dịch vụ tín dụng và chất lượng tín dụng như đã phân tích ở trên, ngân hàng DongA Bank Bắc Ninh còn có một số tồn tại sau:

Một là, tuy DongA Bank Bắc Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ quá hạn, nhưng về mặt tuyệt đối thì số tiền nợ quá hạn và số tiền trích lập dự phòng năm 2014 tăng nhẹ so với các năm 2011 và năm 2012.

Hai là, do áp lực tăng trưởng dư nợ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nên đôi khi chi nhánh cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp mà không

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 81  phân tích kỷ tính hiệu quả của phương án vay vốn cũng như kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay vốn, đồng thời việc phân tích nguồn trả đôi khi vẫn còn sơ sài. Do đó làm phát sinh nợ quá hạn tại từng giai đoạn nhất định.

Ba là, danh mục cho vay chưa thật sự đa dạng

Hoạt động dịch vụ tín dụng là hoạt động truyền thống, mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì lẽ đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cho vay. Mặc dù hiện nay các sản phẩm tín dụng tại DongA Bank Bắc Ninh đã đa dạng nhưng dư nợ vẫn tập trung chủ yếu vào một số những lĩnh vực “nóng” như lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực chứng khoán, do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát chất lượng tín dụng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cả hai thị trường này đều đang có xu hướng đi xuống nên dễ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, các dịch vụ tín dụng khác: như cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh, tín dụng thương mại tại DongA Bank Bắc Ninh vẫn chưa được phát triển.

Bốn là, một số phát sinh sai phạm về mặt quy chế, quy trình tín dụng cũng như thủ tục cho vay vẫn còn xuất hiện tại chi nhánh, cụ thể như: sản phẩm mới đưa ra chưa được hướng dẫn cụ thể dẫn đến khi thực hiện cán bộ tín dụng chưa hiểu rõ và nắm hết bản chất của sản phẩm đưa ra, quy định tín dụng không thống nhất, thủ tục vay còn rườm rà, các điều kiện vay chưa thực hiện nghiêm ngặt, công tác kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh, … là những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay do dựa trên những quyết định cho vay không chính xác và công tác quản lý nợ vay còn chưa chặt chẽ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế  Page 82 

Một phần của tài liệu chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á – chi nhánh bắc ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)