Nhìn chung, tốc độ phát triển nhánh giữa các giống đã tạo sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Giống Đ7M1 chiếm 5,79 nhánh (Hình 3.4 B) có sự khác biệt so với giống Đ5M1 (3,85 nhánh) (Hình 3.4 A). Việc xử lí EMS đã không tạo nên khác biệt ý nghĩa thống kê về tốc độ phân nhánh, số nhánh dao động từ 4,51 nhánh đến 5,13 nhánh. Từ những kết quả Bảng 3.9 cho thấy không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ EMS đến sự gia tăng về số nhánh. Tốc độ phát triển dao động từ 3,61 nhánh đến 6,17 nhánh.
Theo Nguyễn Bảo Vệ và ctv. (2011) nhận định, số lượng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, thường cho khoảng 2 - 6 cành. Phạm vi phân cành, nhánh và kiểu phân nhánh cũng là một đặc tính của giống, nhất là vị trí độ cao mà ở đó cành đầu xuất hiện đầu tiên (Phạm Hữu Trinh và ctv., 1986; Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006; Nguyễn Vy, 2003). Khả năng phân cành, nhánh của cây cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện môi trường, mật độ gieo trồng, lượng mưa, độ dài ngày và cả kỹ thuật canh tác (Nguyễn Mạnh Cường, 2008; Đinh Văn Lữ và ctv.,
1970; Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006; Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).
Bảng 3.9 Số nhánh của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn hình thành trái.
Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: không khác biệt thống kê.
F(A).(B) ns ns ns
CV (%) 9,56 8,56 10,18
EMS (%) (B) Giống (A) Trung bình (B)
Đ5M1 Đ7M1 0,025 3,61 5,42 4,51 0,05 4,09 6,17 5,13 Trung bình (A) 3,85 b 5,79 a F(A) ** F(B) ns F(A.B) ns CV (%) 21,92
40
A B
Hình 3.4: Số nhánh của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn hình thành trái.
41