Chiều cao cây

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 49)

Ở thời điểm 1 TSKG chiều cao cây ở các giống không khác biệt qua phân tích thống kê. Khi xử lí EMS, ở nồng độ EMS 0,05% chiều cao đạt cao nhất (2,26 cm), khác biệt có ý nghĩa so với xử lí EMS ở nồng độ 0,025% (đạt 1,90 cm) ở mức ý nghĩa 1%. Từ những kết quả ở Bảng 3.3 cũng cho thấy có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ xử lí EMS đến chiều cao cây. Ở nghiệm thức Đ7M1, EMS 0,05% cho chiều cao cây cao nhất (đạt 2,4 cm) (Hình 3.2 D) không khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức Đ5M1, EMS 0,025% đạt 2,16 cm (Hình 3.2 A) nhưng có sự khác biệt thống kê với các nghiệm thức còn lại (Đ5M1, EMS 0,05% đạt 2,11 cm (Hình 3.2 B) và thấp nhất là nghiệm thức Đ7M1, 0,025% EMS đạt 1,64 cm (Hình 3.2 C) qua thống kê ở mức ý nghĩa 1%.

32

Bảng 3.4 Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn 1 - 5 TSKG.

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

Giống (A) EMS (%) (B) 1 TSKG 2 TSKG 3 TSKG 4 TSKG 5 TSKG

Đ5M1 0,025 2,16 ab 4,41 7,20 10,42 17,55 Đ5M1 0,05 2,11 b 4,86 8,24 11,18 22,98 Đ7M1 0,025 1,64 c 4,95 8,59 12,06 16,47 Đ7M1 0,05 2,4 a 4,79 8,35 11,59 16,58 TBĐ5M1 2,14 4,64 7,72 10,80 20,26 TBĐ7M1 2,02 4,88 8,47 11,82 16,52 TB0,025 1,90 b 4,68 7,89 11,24 17,01 TB0,05 2,26 a 4,83 8,29 11,38 19,78 F(A) ns ns ns ns ns F(B) ** ns ns ns ns F(A).(B) ** ns ns ns ns CV (%) 7,82 12,47 11,93 19,3 23,07

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: không khác biệt thống kê.

Ở thời điểm 2, 3, 4, và 5 TSKG, chiều cao cây ở các giống không khác biệt qua phân tích thống kê. Việc xử lí EMS trên 2 giống (Đ5M1 và Đ7M1) với 2 nồng độ khác nhau (0,025% và 0,05%) chiều cao cây giữa các nồng độ không khác biệt ý nghĩa. Từ những kết quả ở Bảng 3.4 cũng cho thấy không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ xử lí EMS đến chiều cao cây (nghiệm thức Đ5M1, EMS

A B C D

Hình 3.2: Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia Gamma ở giai đoạn 1 TSKG.

(A). Đ5M1, EMS 0,025% + Gy 400 (C). Đ7M1, EMS 0,025% + Gy 400 (B). Đ5M1, EMS 0,05% + Gy 400 (D). Đ7M1, EMS 0,05% + Gy 400

33

0,025% dao động 4,41 - 17,55 cm; nghiệm thức Đ5M1, EMS 0,05% dao động 4,86 - 22,98 cm đang có xu hướng tăng về chiều cao; nghiệm thức Đ7M1, EMS 0,025% dao động 4,95 cm - 16,47 cm và nghiệm thức Đ7M1, EMS 0,05% dao động 4,79 cm - 16,58 cm).

Ở thời điểm 6, 7 và 8 TSKG, chiều cao cây ở các giống không khác biệt qua phân tích thống kê. Giữa các nồng độ EMS khi xử lí không khác biệt ý nghĩa thống kê, ở nồng độ EMS 0,025%, chiều cao cây trung bình lần lượt 28,47 cm; 47,21 cm; và 67,42 cm và ở nồng độ EMS 0,05%, lần lượt 30,28 cm; 43,55 cm; 63,16 cm. Không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ xử lí EMS đến chiều cao cây, ở các NT Đ5M1, EMS 0,025 đạt 60,55 cm; NT Đ5M1, EMS 0,05% đạt 63,88 cm; NT Đ7M1, EMS 0,025% đạt 74,30 cm và NT Đ7M1, EMS 0,05 đạt 62,45 cm (Bảng 3.5).

Ở thời điểm 9 TSKG, chiều cao cây ở các giống có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%, ở giống Đ7M1 đạt cao nhất là 87,03 cm khác biệt có ý nghĩa so với giống Đ5M1 (74,66 cm). Khi xử lí EMS chiều cao cây khác biệt không ý nghĩa qua thống kê, chiều cao cây dao động 77,46 cm - 84,24 cm. Không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ xử lí EMS đến chiều cao cây (Bảng 3.5).

Ở thời điểm 10 TSKG, chiều cao cây ở các giống khác biệt có ý nghĩa 5% qua thống kê, ở giống Đ7M1 chiều cao đạt cao nhất là 93,99 cm so với giống Đ5M1 (83,83 cm). Nồng độ EMS không ảnh hưởng đến chiều cao cây. Tương tự, không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ xử lí EMS đến chiều cao cây mè (Bảng 3.5).

Những kết quả công bố vào 2007 của Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa cho thấy cây mè thuộc loại thân thảo, dạng đứng, hình vuông. Chiều cao từ 60 - 120cm, nhẵn hoặc có lông. Điều này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Cường (2008); Đặng Văn Phú (1981).

34

Bảng 3.5 Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở giai đoạn 6 - 10 TSKG.

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

Giống (A) EMS (%) (B) 6 TSKG 7 TSKG 8 TSKG 9 TSKG 10 TSKG

Đ5M1 0,025 29,98 42,90 60,55 74,98 83,95 Đ5M1 0,05 33,80 46,50 63,88 74,35 83,70 Đ7M1 0,025 26,97 51,52 74,30 93,50 100,37 Đ7M1 0,05 26,75 40,60 62,45 80,58 87,63 TBĐ5M1 31,89 44,70 62,21 74,66 b 83,83 b TBĐ7M1 26,86 46,06 68,37 87,03 a 93,99 a TB0,025 28,47 47,21 67,42 84,24 92,16 TB0,05 30,28 43,55 63,16 77,46 85,66 F(A) ns ns ns ** * F(B) ns ns ns ns ns F(A).(B) ns ns ns ns ns CV (%) 23,02 19,84 16,30 10,47 8,68

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua thống kê, **: khác biệt mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không khác biệt thống kê.

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 49)