Dòng thuần được định nghĩa như con cháu của một cá thể đồng hợp tử được tự thụ. Một giống được tạo ra bằng phương pháp chọn dòng thuần sẽ đồng đều hơn chọn lọc quần thể và trắc nghiệm đời con là bước cần thiết trong chọn dòng thuần. Áp dụng các bước chọn theo Nguyễn Phước Đằng (2011):
* Các bước trong chọn lọc dòng thuần
- Bước 1: Chọn các cá thể có đặc tính mong muốn.
+ Số cá thể chọn tùy thuộc độ biến động của quần thể, khả năng về đất đai nguồn lực để trắc nghiệm đời con.
+ Nếu chọn quá ít cá thể, có thể bỏ sót các cá thể có kiểu gen tốt. Một số kiểu gen bị loại bỏ ở các giai đoạn sớm sẽ không bao giờ tìm lại được.
- Bước 2: Hạt mỗi cá thể được thu hoạch riêng. - Bước 3: Hạt của cá thể tuyển chọn gieo riêng
+ Đánh giá các tính trạng mong muốn và độ đồng đều.
+ Có tiêu chuẩn tuyển chọn (tỉa bỏ cây yếu, không triển vọng, cây con biến động).
- Bước 4: So sánh đánh giá loại bỏ dòng xấu.
- Bước 5: Vụ thứ 3, gieo riêng hạt những dòng tuyển chọn, so sánh đánh giá loại bỏ dòng xấu.
- Bước 6: Vụ 4, 5…Tiếp tục qua tốt.
* Ưu, nhược điểm của chọn lọc dòng thuần: Các dòng thuần được tuyển chọn
phản ánh sự cải thiện di truyền trong một quần một vài vụ với phương pháp đánh giá chính xác hơn (có lặp lại) cho đến khi chọn được dòng thể biến động, các cá thể xấu bị loại bỏ, cây có độ đồng đều cao (thuần, đồng hợp tử). Bên cạnh đó, tồn tại không ít nhược điểm như việc chọn lọc dựa vào kiểu hình dễ bị ảnh hưởng đối với
20
các tính trạng có hệ số di truyền tương đối thấp, mất nhiều thời gian, đất đai, nguồn lực để trắc nghiệm đời con, dễ tổn thương về mặt di truyền, khả năng thích nghi kém khi điều kiện môi trường biến động (Nguyễn Phước Đằng, 2011).
21
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 2.1. PHƯƠNG TIỆN
2.1.1. Thời gian thực hiện
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7/2013 đến 4/2014.
2.1.2. Địa điểm thực hiện
Thí nghiệm được thực hiện tại Nhà lưới Bộ môn Sinh lý - Sinh hóa, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
2.1.3. Phương tiện thí nghiệm * Vật liệu thí nghiệm: * Vật liệu thí nghiệm:
- Giống: Đ5; Đ7.
- Phân bón: NPK (20 - 20 - 15), NPK (6 - 30 - 30 + TE) 2 - 3 g/lít nước,
- Khoáng đa, vi lượng (Murashige và Skoog 1962). - Đất thịt, mụn dừa, tro, trấu tỉ lệ 1:1:1:1.
* Vật liệu khác:
- Thuốc BVTV:
+ Thuốc trừ sâu: Confidor 700WG (8 g/50 - 60 lít nước); Padan 95SP (25 - 30 g/bình 16 lít)
+ Thuốc trừ bệnh: Tricô - ĐHCT (5 g/10 lít nước/5 m2 đất trồng, Topsin M75WP (8 -10 g/bình 10 lít); COC 85WP (8 - 10 g/bình 10 lít); Ridomil Gold 68WP (100 g/bình 16 lít); Zineb blue 80WP (40 - 50 g/16 lít); Bemyl 50 WP (20 - 25 g/bình 8 lít); Sumi Eight 12,5WP (10 - 15 g/bình 16 lít).
+ Thuốc diệt nhện: Sulfamite 15EC (8 - 10 g/bình 8 lít), Shertin 1,8EC (4 -6 ml/bình 8 - 10 lít).
- Vôi bột (40%).
- Màng phủ nông nghiệp, túi nhựa đen (22 x 30 cm), máy sấy, thước dây, thước kẹp, sổ ghi chép…
2.2. PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ EMS và liều lượng chiếu xạ tia Gamma đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống mè đen thế hệ Gamma đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống mè đen thế hệ M1.
Mục tiêu: tìm ra nồng độ EMS và tia gamma phù hợp trên 2 giống mè đen.
22
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên 2 nhân tố với 4 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 30 cây. Gồm 16 lô thí nghiệm. Diện tích mỗi lô là 1,63 m2. Tổng diện tích thí nghiệm là 93,24 m2. Các nghiệm thức bao gồm: + Nghiệm thức 1 (NT1): Đ5M1; EMS 0,025% + Gy 400. + Nghiệm thức 2 (NT2): Đ5M1; EMS 0,05% + Gy 400. + Nghiệm thức 3 (NT3): Đ7M1; EMS 0,025% + Gy 400. + Nghiệm thức 4 (NT4): Đ7M1; EMS 0,05% + Gy 400.
- Sơ đồ được bố trí theo Hình 2.1
Rep 1 Rep 2 Rep 3 Rep 4
I1 II2 IV3 III4 7 ,1 5 m II1 III2 I3 IV4 III1 IV2 II3 I4 IV1 I2 III3 II4 Chiều biến động
Trong đó: I, II, III, IV: Số NT
Rep 1, 2, 3, 4: Số lần lặp lại/NT
2.2.2 Cách tiến hành
Giống: Chọn các giống mè địa phương Đ5 (nguồn gốc từ Đồng Tháp) và Đ7
(có nguồn gốc từ Cần Thơ) cho năng suất cao, phẩm chất tốt đem xử lí qua EMS 0,025% và 0,05% trong thời gian 1 giờ, sau đó đem đi chiếu xạ tia Gamma Gy 400 ở hầu hết các nghiệm thức, tại Nhà máy điện hạt nhân Đà Lạt.
Làm đất: Đất được làm nhuyễn trước khi gieo để hạt mè dễ tiếp xúc, cây mọc
tốt. (nhất là trồng vào mùa mưa) (Phạm Hữu Trinh, 1986). Cây mè cần thoát nước tốt nên sử dụng thêm giá thể bao gồm mụn dừa, tro, trấu tỉ lệ 1:1:1, để tiêu diệt nấm tấn công gây hại, dùng Topsin (8 -10 g/bình 10 lít) để xử lí giá thể. Bón lót: 0,5 kg DAP, 1 kg NPK (20 - 20 - 15) và dùng Tricô - ĐHCT (5 g/10 lít nước/5 m2 đất trồng) để xử lí đất, phòng bệnh chết cây con. Sau đó trộn đều đất, giá thể cho vào túi nhựa đen khoảng 2/3 túi.
Gieo hạt: Sau khi hạt được xử lí qua EMS và chiếu xạ tia gamma, ta tiến hành
gieo đều hạt vào các ly nhựa (cắt 4 rãnh quanh ly, dài 3 cm, lỗ tròn dưới đáy ly có đường kính 1 cm) có chứa giá thể với mỗi ly khoảng 10 hạt. Sau 10 - 15 NSKG tiến
Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1.
23
hành chuyển cây ra túi nhựa nilon đen, bỏ những hàng đầu ở mỗi lô quanh rìa thí nghiệm để tạo hàng biên bảo vệ cây không bị ảnh hưởng từ bên ngoài và đảm bảo điều kiện bên trong khu thí nghiệm là như nhau. Khoảng cách, cây cách cây là 20 cm, hàng cách hàng 40 cm tương đương với mật độ 5 cây (chậu)/m2.
Chăm sóc
- Tưới nước: mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát (tùy vào
thời tiết và giai đoạn của cây). Tăng lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn. Nhất vào thời kỳ cây con, ra hoa, trái rộ, cần thoát nước tốt khi mưa.
- Bón phân: lượng phân cần bón cho 1 ha mè là 100 kg urea, 300 kg NPK
(20-20-15) được bón theo khuyến cáo của Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt (2006).
- Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên vệ sinh dọn sạch cỏ dại xung quanh, thu
gom lá già, lá bị sâu bệnh, bón phân đầy đủ, cân đối N, P, K. Vào mùa mưa tăng cường bón kali. Định kì 10 ngày/lần phun thuốc ngừa bệnh cho cây.
- Thu hoạch: khi có 85 - 90% số cây trong lô chín thì tiến hành thu hoạch.
2.2.3 Chỉ tiêu theo dõi
* Chỉ tiêu sinh trưởng
Ngày mọc mầm: khi xuất hiện mầm đầu tiên trong lô.
Ngày ra lá thật: khi xuất hiện lá đầu tiên trên cây (lá được tính > 1 cm). Tỉ lệ sống (%): Đếm số cây còn sống trên tổng số cây quan sát sau đó rồi qui ra tỉ lệ phần trăm. Theo công thức: Tỉ lệ sống (%) = Số cây còn sống X100 ∑ Cây quan sát
Ngày trổ hoa: khi có 50% số hoa trong lô trổ đầu tiên.
Thời gian kéo dài trổ: khoảng thời gian từ ngày bắt đầu trổ đến ngày dứt trổ. Thời gian hình thành trái: tính từ ngày có 50% số cây trong lô dứt trổ hoa đến lúc chín.
Thời gian sinh trưởng: khi có 85 - 90% số cây trong lô chín.
* Chỉ tiêu hình thái
Tỉ lệ (%) số cây có kiểu hình biến dị (KHBD): Đếm số cây có kiểu hình biến dị trên tổng số cây quan sát sau đó qui ra tỉ lệ phần trăm ở thời điểm trổ hoa.
24 Theo công thức:
Tỉ lệ (%) trái có số ngăn khác nhau: đếm tất cả số ngăn trên trái trên tổng số trái rồi qui ra tỉ lệ phần trăm ở thời điểm thu hoạch. Theo công thức:
* Chỉ tiêu nông học
Chiều cao cây (cm): chọn 5 cây cố định trong lô, đo từ mặt đất đến chót lá
cao nhất của thân chính (định kì 7 ngày/lần).
Số lá: đếm tổng số lá trên cây từ lá thật đầu tiên đến lá ngọn, đếm những lá có chiều dài > 2 cm, lấy cùng lúc với đo chiều cao cây.
Kích thước lá: Chọn 3 lá to nhất, lúc cây trổ hoa.
+ Dài cuống lá (cm): đo từ vị trí nách lá mọc ra đến đầu cuống lá. + Dài phiến lá (cm): đo từ đầu cuống lá đến chót lá.
+ Rộng lá (cm): Đặt thước lên bề mặt lá đo từ trái sang phải chỗ thiết diện lá lớn nhất.
Số nhánh: đếm tất cả số nhánh hữu hiệu và số nhánh vô hiệu trên cây.
Kích thước trái (cm): chọn ra 15 trái, chia 3 nhóm; 5 trái/nhóm ở thời điểm thu hoạch.
Nhóm: trái có kích thước dài nhất, lớn nhất.
Nhóm: trái có kích thước trung bình.
Nhóm: trái có kích thước ngắn nhất, nhỏ nhất.
+ Dài trái (cm): đo từ vị trí cuống trái đến chót trái dài nhất.
+ Rộng trái (cm): dùng thước kẹp đo đường kính, nơi có thiết diện lớn nhất. Vị trí đóng trái: được tính từ tử diệp đến thứ tự lá hình thành vị trí trái (tính trên thân chính).
* Năng suất và thành phần năng suất
Số hoa/cây: đếm tất cả số hoa trên cây khi hoa nở đầu tiên trong lô (định kì 7 ngày/lần).
Số trái/cây: đếm tất cả số trái trên cây khi xuất hiện trái đầu tiên trong lô (đếm cùng lúc với sô hoa trên 5 cây đã chọn).
Thành phần trọng lượng tươi (g): cân toàn bộ cây tươi: thân, nhánh và lá lúc thu hoạch (trừ trái và rễ đã cắt bỏ ngang cổ rễ).
Trọng lượng trái tươi (g): cân toàn bộ trái tươi lúc thu hoạch trên 5 cây đã chọn.
∑ Cây quan sát
Tỉ lệ (%) trái có 2 - 15 ngăn = Số trái có hơn 2 - 15 ngăn x100 ∑ Số trái
25
Trọng lượng tươi toàn cây (g): tổng trọng lượng của Thành phần trọng lượng tươivà trọng lượng trái tươi.
Trọng lượng khô (g):toàn bộ thân, nhánh, lá tươi được hong khô và sấy ở nhiệt độ 2600C rồi đem cân cho đến khi trọng lượng ổn định và lấy trọng lượng thấp nhất.
Trọng lượng vỏ trái khô (g): toàn bộ vỏ trái sau khi tách hạt đem sấy ở nhiệt độ 2600C rồi cân cho đến khi trọng lượng ổn định và lấy trọng lượng thấp nhất.
Trọng lượng khô toàn cây (g): được tính bằng tổng trọng lượng của trọng lượng khô và trọng lượng vỏ trái khô trên 5 cây đã chọn.
Trọng lượng 1.000 hạt (g): chọn ngẫu nhiên 4 túi trong mẫu hạt sạch đếm 1.000 hạt đem cân trọng lượng.
Năng suất thực tế (tấn/ha):năng suất thực thu trên lô thí nghiệm (kg/m2) thí nghiệm nhân 1.000 m2.
Năng suất (tấn/ha) =
Năng suất thực thu (kg)
x 10.000 Diện tích (S) thí nghiệm (m2)
* Chỉ tiêu sâu bệnh
Ghi nhận sâu bệnh hại chủ yếu xuất hiện trên cây mè. Thời điểm sâu bệnh xuất hiện và mức độ gây hại của chúng.
2.2.4 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ EMS và liều lượng chiếu xạ tia Gamma đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống mè đen thế hệ M2.
Mục tiêu: Khảo sát đặc tính sinh trưởng, quá trình phát triển và năng suất của 2 giống mè đen thế hệ M2.
Thời gian: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 4/2014.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu
nhiên 2 nhân tố với 6 nghiệm thức (NT), mỗi nghiệm thức 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 20 cây. Gồm 24 lô thí nghiệm. Diện tích mỗi lô là 2,1 m2. Tổng diện tích thí nghiệm 61,32 m2. Các nghiệm thức bao gồm: - Nghiệm thức 1 (NT1): Đ5ĐC; EMS 0,00%. - Nghiệm thức 2 (NT2): Đ5M2; EMS 0,025% + Gy 400. - Nghiệm thức 3 (NT3): Đ5M2; EMS 0,05% + Gy 400. - Nghiệm thức 4 (NT4): Đ7ĐC; EMS 0,00%. - Nghiệm thức 5 (NT5): Đ7M2; EMS 0,025% + Gy 400. - Nghiệm thức 6 (NT6): Đ7M2; EMS 0,05% + Gy 400.
26
- Sơ đồ được bố trí theo Hình 2.2
Rep 1 Rep 2 Rep 3 Rep 4
V1 I2 VI3 II4 7 ,3 m I1 III2 V3 VI4 IV1 V2 II3 III4 VI1 IV2 III3 I4 II1 VI2 I3 IV4 III1 II2 IV3 V4 Chiều biến động
Trong đó: I, II, III, IV, V, VI: Số NT
Rep 1, 2, 3, 4: Số lần lặp lại/NT
2.2.5 Cách tiến hành.
Giống: Chọn các cá thể có đặc tính mong muốn như cây cho nhiều trái, trái
to, trái nhiều ngăn, không bị biến dị, năng suất cao...
Làm đất, gieo hạt, chăm sóc, thu hoạch, thực hiện như ở thí nghiệm 1.
2.2.6 Chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu về sinh trưởng, hình thái, nông học, năng suất và thành phần năng suất thực hiện như ở thí nghiệm 1, có bố sung thêm một số chỉ tiêu sau:
Tỉ lệ (%) số cây không cho kiểu hình biến dị (KHBD): Đếm số cây không có kiểu hình biến dị trên tổng số cây quan sát sau đó qui ra tỉ lệ phần trăm ở thời điểm trổ hoa.
Tỉ lệ (%) số cây có kiểu hình biến dị (KHBD): Đếm số cây có kiểu hình biến dị trên tổng số cây quan sát sau đó qui ra tỉ lệ phần trăm ở thời điểm trổ hoa.
+ Biến dị đơn (1 KH): đếm tất cả các biến dị có 1 KH: thân, lá, trái.
+ Biến dị kép (2 KH): đếm tất cả các biến dị có 2 KH: thân - lá; thân - trái; thân - hoa hồng; lá - trái; lá - hoa hồng.
+ Biến dị đa (3 - 4 KH): đếm tất cả các biến dị có 3 - 4 KH: thân - lá - trái; thân - lá - hoa hồng; thân - trái - hoa hồng; thân - lá - trái - hoa hồng.
Theo công thức:
Tỉ lệ (%) số cây có KHBD = Số cây có KHBDkhông, đơn, kép, đa x100 ∑ Cây quan sát
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.
27
Số nhánh hữa hiệu: đếm tổng số nhánh mang trái trừ thân chính, đếm 5 cây đã chọn vào giai đoạn chín.
Số nhánh vô hiệu: đếm tổng số nhánh không cho trái trên 5 cây đã chọn. Tổng số nhánh: được tính bằng tổng số nhánh hữu hiệu và số nhánh vô hiệu. Vị trí đóng trái trên thân chính: được tính từ tử diệp đến thứ tự lá hình thành vị trí trái.
Vị trí đóng trái trên thân nhánh: được tính từ gốc thân nhánh đến thứ tự lá hình thành vị trí trái.
2.2.7 Xử lí số liệu
Số liệu được thu thập, tính giá trị trung bình bằng Excel và xử lí thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 for Window. Phân tích phương sai (ANOVA) để phát hiện sự khác biệt giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 1% và 5% qua phép thử Duncan.
28
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ EMS VÀ LIỀU LƯỢNG CHIẾU XẠ TIA GAMMA ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 2 GIỐNG MÈ ĐEN THẾ HỆ M1.
3.1.1 Ghi nhận tổng quát
Thí nghiệm được trồng ở nhà lưới (từ tháng 7 - 10/2013), có nhiệt độ trung bình tháng là 31oC, ẩm độ 60 - 70%, lượng mưa nhiều, (Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Thành phố Cần Thơ, 2013), ẩm độ cao dễ phát sinh dịch bệnh, có thể gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Về côn trùng có sâu sa (Acherontia lachesis) (Hình 3.1 A) ở giai đoạn 19 - 20 NSKG, nhện đỏ (Tetranychus sp.) (Hình 3.1 B) ở thời điểm 56 - 63 NSKG. Về bệnh hại thường xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia bataticola) ở thời điểm13 và 31 NSKG, bệnh phấn trắng (Oidium sp.) (Hình 3.1 C) ở thời điểm 56 - 63 NSKG. Sâu bệnh hại xuất hiện ở hầu hết các nghiệm thức, vì chủ động phòng trừ kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến năng suất mè trong các thời điểm khảo sát (Bảng 3.1).
Bảng 3.1: Lịch canh tác trên 2 giống mè đen được xử lí EMS và chiếu xạ tia gamma.
NSKG Nội dung công việc
0 - 7 - Gieo hạt (búp mộng) vào ly nhựa.
+ Đặt trong nhà lưới, ánh sáng 70% (cách mặt đất 30 - 40 cm). + Phun khoáng.
7 - 14 - Phun thuốc đặc trị lỡ cổ rễ Zineb blue 80WP (40 - 50 g/16 lít).
+ Chuyển cây con sang túi nilon đen, trên nền đất trồng đã bố trí theo nghiệm