Vai trò của đột biến trong công tác chọn tạo giống cây trồng

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 33)

Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, nhiều phương pháp chọn tạo giống đã và đang được quan tâm phát triển. Bằng các

16

phương pháp truyền thống như lai tạo hay chọn lọc, để tạo ra một gống cây trồng năng suất cao, ổn định cần ít nhất 6 - 10 thế hệ. Trong khi đó chọn giống bằng phương pháp đột biến nhân tạo chỉ cần 3 - 6 thế hệ (Nguyễn Hữu Đống và ctv.,

1997). Đồng thời sử dụng phương pháp này có thể giải quyết những vấn đề mà nhiều phương pháp khác không thể thực hiện được như khi biến dị tự nhiên về một đặc tính mong muốn không có sẵn trong nguồn vật liệu di truyền, khi sẵn có một gen cần thiết song do mối liên kết chặt chẽ với các gen khác làm cho gen đó không sử dụng được, khi tạo đặc tính mong muốn không thể thực hiện được bằng phương pháp lai, khi muốn thay đổi một hoặc một số tính trạng riêng biệt nhằm khắc phục nhược điểm của giống mà không làm thay đổi những tính trạng khác của giống (Trần Duy Quý, 1997).

Với phương pháp đột biến nhân tạo, sử dụng các tác nhân lí hóa gây đột biến đã làm tăng sự sai khác di truyền trong quần thể. Việc xử lí đột biến nhân tạo có thể tạo ra những đột biến mang tính nhảy vọt đáng kể. Do đó, có thể tạo ra giống mới khác xa giống cũ (Phạm Văn Duệ, 2005).

Với các thành tựu về vật lí, hóa học, con người đã sử dụng các tia phóng xạ (tác nhân lí học) và các chất hóa học (tác nhân hóa học) như colchicines, EMS, trong công tác chọn giống cây trồng và đã thu được các thành tựu đáng kể. Từ những kết quả thu được chứng tỏ, đây là một trong những phương pháp có hiệu quả nhất để tạo ra giống mới.

Theo một số tài liệu thì tác nhân gây đột biến hóa học có hiệu quả hơn tác nhân vật lí. Nếu dưới ảnh hưởng của chiếu tia ở các cây nông nghiệp xuất hiện 10 - 15% biến đổi di truyền có khả năng sống thì tác nhân hóa học cho phép thu nhận từ 30 - 60%. Hơn nữa tác nhân gây đột biến hóa học thường làm xuất hiện những biến dị đặc biệt hơn (Trần Thượng Tuấn, 2005).

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)