Kích thước lá

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 55)

Sau khi xử lí EMS chiều dài cuống lá giữa các giống đã tạo nên khác biệt ý nghĩa thống kê. Chiều dài cuống lá ở giống Đ7M1 đạt cao nhất (11,17 cm) (Hình 3.3 B), thấp nhất là giống Đ5M1 (đạt 7,84 cm) (Hình 3.3 A) mức ý nghĩa 1% qua thống kê. Nồng độ EMS không làm gia tăng chiều dài cuống lá, dao động 9,51 cm đến 9,49 cm. Giống và nồng độ EMS không có ảnh hưởng đến chiều dài cuống lá, giữa các nghiệm thức dao động 7,77 cm đến 11,22 cm (Bảng 3.8).

Chiều dài phiến lá sau khi xử lí ở giống Đ7M1 đạt cao nhất (18,41 cm), khác biệt có ý nghĩa 1% với giống Đ5M1 (15,55 cm). Nồng độ EMS đã không tạo nên khác biệt về chiều dài phiến lá (EMS 0,025% đạt 16,91 cm và EMS 0,05% đạt 17,05 cm). Không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ xử lí EMS đến sự gia tăng về chiều dài phiến lá (dao động từ 15,25 cm đến 18,58 cm) (Bảng 3.8).

Chiều rộng lá giữa các giống tạo nên khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Giống có kích thước chiều rộng lá lớn nhất đạt 12,84 cm (Đ7M1) khác biệt có ý nghĩa so với giống Đ5M1 (đạt 9,75 cm). Khi xử lí EMS, chiều rộng lá không khác biệt thống kê (từ 11,21 cm đến 11,39 cm). Không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ EMS đến sự gia tăng về chiều rộng lá (dao động 9,52 cm đến 12,89 cm) (Bảng 3.8).

Lá mè thay đổi rất lớn về hình dạng và kích thước ngay trên cùng một cây và giữa các giống mè khác nhau (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006; Phạm Văn Thiều, 2003; Phạm Đức Toàn, 2008). Chiều dài cuống lá có thể thay đổi từ 1,0 - 5,0 cm (Phạm Hữu Trinh và ctv., 1986; Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2005; Đoàn

Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996). Kích thước lá có thể thay đổi từ 3,0 - 17,5 cm theo chiều dài, chiều rộng lá có thể thay đổi từ 1,0 - 1,5 cm (Nguyễn Mạnh Chinh và

Hình 3.3: Chiều dài phiến lá (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia gamma thời điểm trổ hoa.

(A). Giống Đ5M1 (B). Giống Đ7M1

38

Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007; Nguyễn Mạnh Cường, 2008; Nguyễn Bảo Vệ và ctv.,

2011; Nguyễn Vy, 2003).

Thời điểm khảo sát (tháng 8, 9) thường xuất hiện những cơn mưa rải rác...Vì thế, nhiệt độ môi trường trong thời gian này tương đối thấp, ẩm độ không khí cao, làm giảm sự thoát hơi nước qua lá, tốc độ dinh dưỡng từ rễ vận chuyển lên lá chậm, nên cây ra lá ít, nên đường kính lá (dài cuống, dài phiến và rộng lá) ở giống Đ5M1 phát triển chậm hơn so với giống Đ7M1.

Bảng 3.8 Kích thước lá (cm) của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm trổ hoa.

Nghiệm thức Kích thước lá (cm)

Giống (A) EMS (%) (B) Chiều dài

cuống lá Chiều dài phiến lá Chiều rộng lá Đ5M1 0,025 7,90 15,25 9,52 Đ5M1 0,05 7,77 15,85 9,98 Đ7M1 0,025 11,13 18,58 12,89 Đ7M1 0,05 11,22 18,25 12,80 TBĐ5M1 7,84 b 15,55 b 9,75 b TBĐ7M1 11,17 a 18,41 a 12,84 a TB0,025 9,51 16,91 11,21 TB0,05 9,49 17,05 11,39 F(A) ** ** ** F(B) ns ns ns

39

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: không khác biệt thống kê.

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 55)