ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ EMS VÀ LIỀU LƯỢNG CHIẾU XẠ

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 78)

GAMMA ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 2 GIỐNG MÈ ĐEN THẾ HỆ M2.

3.2.1. Ghi nhận tổng quát

Thí nghiệm được trồng ở nhà lưới (tháng 1 - 4/2014), có nhiệt độ trung bình tháng là 34,7oC, ẩm độ 55% (Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Thành phố Cần Thơ, 2014). Về côn trùng gây hại thì thấy xuất hiện sâu sa, nhện đỏ, về bệnh hại thì có phấn trắng, lỡ cổ rễ xuất hiện ở hầu hết các nghiệm thức, vì chủ động phòng trừ kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến năng suất mè trong các thời điểm khảo sát (Bảng 3.24).

Bảng 2.24 Lịch canh tác 2 giống mè đen Đ5 và Đ7 ở thế hệ M2.

NSKG Nội dung công việc

0 - 7 - Gieo hạt. + Phun khoáng.

15 - 20 - Phun khoáng.

+ Phun thuốc trừ sâu sa Confidor 700WG (8 g/50 - 60 lít nước).

30 - 35 - Bón thúc lần 1: 0,5 kg DAP; 1 kg NPK (NPK 20-20-15: 2 g/chậu). + Phun thuốc trừ bệnh lỡ cổ rễ Ridomil Gold 68WP (100 g/bình 16 lít). + Phun thuốc trừ bệnh phấn trắng Bemyl 50 WP (20 - 25 g/bình 8 lít).

45 - 56 - Bón thúc lần 2: 2 kg NPK (NPK 20-20-25: 2 g/chậu).

+ Phun thuốc trừ nhện đỏ: Shertin 1,8EC (4 - 6ml/bình 8 - 10 lít).

79 - 85 - Thu hoạch.

3.2.2. Ngày mọc mầm, ra lá thật

Từ Bảng 3.25 cho thấy NT2 (Đ5M2, EMS 0,025%), NT3 (Đ5M2, EMS 0,05%); NT4 (Đ7ĐC, EMS 0,00%); NT5 (Đ7M2, EMS 0,025%) và NT6 (Đ7M2, EMS 0,05%) xuất hiện mầm sớm nhất (2 NSKG), NT1 (Đ5ĐC, EMS 0,00%) mọc mầm trễ hơn (thời điểm 3 NSKG).

Ngày ra lá thật ở các NT dao động từ 6 - 8 NSKG. Trong thời kì sinh trưởng, quan trọng nhất khi ở vào giai đoạn sinh trưởng của các bộ phận của cây và sự phân hóa mầm hoa (Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011).

61

Bảng 3.25 Ngày mọc mầm, ra lá thật2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn 2 - 8 NSKG.

Nghiệm thức Ngày mọc mầm (NSKG) Ngày ra lá thật (NSKG) NT1 3 7 NT2 2 7 NT3 2 6 NT4 2 6 NT5 2 7 NT6 2 8

Ghi chú: NT1 (Đ5ĐC, EMS 0,00%); NT2 (Đ5M2, EMS 0,025%); NT3 (Đ5M2, EMS 0,05%); NT4 (Đ7ĐC, EM 0,00%); NT5 (Đ7M2, EMS 0,025%); NT6 (Đ7M2, EMS 0,05%).

3.2.3. Chiều cao cây

Ở thời điểm 1 TSKG, chiều cao cây ở các giống đã tạo nên khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Giống Đ7M2 cao nhất đạt 3,68 cm, thấp nhất là giống Đ5M2 chỉ đạt 2,95 cm qua thống kê. Khi xử lí EMS trên 2 giống (Đ5M2 và Đ7M2) với 3 nồng độ (0,00%; 0,025% và 0,05%) chiều cao cây ở nồng độ 0,00% (đạt 3,18 cm); 0,025% (đạt 3,34 cm), không khác biệt so với xử lí EMS ở nồng độ 0,05% (đạt 3,42 cm) qua thống kê. Có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ xử lí EMS đến chiều cao cây, ở nghiệm thức Đ7ĐC, EMS 0,00% đạt 3,75cm; Đ7M2, EMS 0,025% đạt 3,62 cm; Đ7M2, EMS 0,05% đạt 3,67 cm; chiều cao cây giữa chúng không khác biệt qua thống kê; nhưng lại khác biệt ý nghĩa 1% so với NT Đ5ĐC, EMS 0,00% đạt 2,62 cm; Đ5M2, EMS 0,025% đạt 3,07 cm; Đ5M2, EMS 0,05% đạt 3,16 cm (trong đó NT Đ5M2, EMS 0,025% đạt 3,07 cm; NT Đ5M2, EMS 0,05% đạt 3,16 cm không khác biệt) (Bảng 3.26).

62

Bảng 3.26 Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn 1 - 5 TSKG.

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

Giống (A) EMS (%) (B) 1 TSKG 2 TSKG 3 TSKG 4 TSKG 5 TSKG

Đ5ĐC 0,00 2,62 c 5,87 9,12 12,36 27,60 Đ5M2 0,025 3,07 b 6,50 9,94 13,36 25,34 Đ5M2 0,05 3,16 b 6,12 9,08 12,03 37,38 Đ7ĐC 0,00 3,75 a 6,90 10,04 13,18 31,19 Đ7M2 0,025 3,62 a 6,09 8,59 11,06 26,26 Đ7M2 0,05 3,67 a 6,51 9,34 12,17 27,95 TBĐ5M2 2,95 b 6,16 9,38 12,58 30,10 TBĐ7M2 3,68 a 6,50 9,32 12,14 28,46 TB0,00 3,18 6,39 9,58 12,77 29,39 TB0,025 3,34 6,29 9,26 12,21 25,80 TB0,05 3,42 6,31 9,21 12,10 32,67 F(A) ** ns ns ns ns F(B) ns ns ns ns ns F(A).(B) * ns ns ns ns CV (%) 7,69 10,33 12,62 13,87 39,73

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua thống kê, **: khác biệt mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt mức ý nghĩa 5%, ns: không khác biệt thống kê.

Ở thời điểm 2, 3, 4, và 5 TSKG, khi xử lí EMS chiều cao cây ở các giống, và các nồng độ không khác biệt qua phân tích thống kê. Tương tự, không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ EMS đến chiều cao cây, ở các nghiệm thức dao động từ 5,87 - 27,60 cm (Đ5ĐC, EMS 0,00%); dao động 6,50 - 25,34 cm (Đ5M2, EMS 0,025%); dao động 6,12 - 37,38 cm (Đ5M2, EMS 0,05%) đang có xu hướng tăng về chiều cao; ở nghiệm thức Đ7ĐC, EMS 0,00%dao động 6,90 - 31,19 cm; nghiệm thức Đ7M2, EMS 0,025% dao động 6,09 - 26,26 cm; nghiệm thức Đ7M2, EMS 0,05%dao động 6,51 - 27,95 cm (Bảng 3.26).

Ở thời điểm 6, 7, 8, 9 và 10 TSKG, chiều cao cây ở các giống khác biệt có ý nghĩa 1% qua thống kê. Ở giống Đ7M2 chiều cao cây dao động lần lượt là 61,14 cm (6 TSKG); 97,08 cm (7 TSKG); 115,38 cm (8 TSKG); 124,64 cm (9 TSKG) và 131,42 cm (10 TSKG). Ở giống Đ5M2 chiều cao cây dao động lần lượt là 49,62 cm 72,19 cm; 81,13 cm; 85,63 cm và 88,74 cm (6 - 10 TSKG). Từ đó cho thấy, giống Đ7M2 có tốc độ phát triển về chiều cao cây tăng nhanh và ổn định qua từng giai đoạn, chiều cao trung bình dao động 17,57 cm/tuần cao gấp 2 lần so với giống

63

Đ5M2 (trung bình dao động 9,78 cm/tuần). Chiều cao cây giữa các nồng độ xử lí có khác biệt ý nghĩa qua thống kê ở mức ý nghĩa 1% và 5% (Bảng 3.27).

+ Thời điểm 6 TSKG chiều cao cây nồng độ EMS 0,00% chiếm 58,63 cm không khác biệt thống kê với nồng độ EMS 0,05% chiếm 54,49 cm; nhưng lại khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5% so với nồng độ còn lại (EMS 0,025% chiếm 53,02 cm). Trong đó, xử lí ở nồng độ EMS 0,025% chiếm 53,02 cm lại không khác biệt với nồng độ EMS 0,05% ( chiếm 54,49 cm).

+ Thời điểm 7, 8, 9 và 10 TSKG các nồng độ xử lí (EMS 0,00%; 0,025% và 0,05%) có khác biệt qua thống với độ tin cậy đến 99%. Vào thời điểm 7 TSKG, chiều cao cây nồng độ EMS 0,00% chiếm 89,48 cm không khác biệt thống kê với nồng độ xử lí EMS 0,05% (chiếm 85,46 cm); nhưng lại khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 1% so với nồng độ còn lại (EMS 0,025% đạt 78,96 cm). Trong đó, nồng độ xử lí ở EMS 0,025% đạt 78,96 cm lại không khác biệt với nồng độ xử lí EMS 0,05% đạt 85,46 cm. Bước vào giai đoạn 8, 9 và 10 TSKG, chiều cao cây ở nồng độ EMS 0,00% lại không khác biệt với nồng độ EMS 0,05% nhưng giữa chúng (EMS 0,00% và EMS 0,05%) lại khác biệt 1% so với nồng độ EMS 0,025%. Ở nồng độ EMS 0,00% lần lượt là 103,38 cm; 109,60 cm và 114,42 cm; ở nồng độ EMS 0,05% lần lượt là 101,04 cm; 109,06 cm; và 115,02 cm so với EMS 0,025% (90,36 cm; 96,74 cm; 100,81 cm ) ở thời điểm 8, 9 và 10 TSKG (Bảng 3.27).

Từ những kết quả ở Bảng 3.27 cũng cho thấy không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ EMS đến chiều cao cây (6, 8 và 9 TSKG); nhưng lại có ảnh hưởng tương tác ở thời điểm tuần thứ 7 và tuần thứ 10 sau khi gieo qua thống kê với mức ý nghĩa 5%.

+ Ở tuần thứ 7 sau khi gieo, ở NT Đ7ĐC, 0,00% (đạt 106,50 cm) và Đ7M2, 0,05% (đạt 97,25 cm) cho chiều cao trung bình cao nhất, kế đến là NT Đ7M2, 0,025% (đạt 87,50 cm) và chiều cao cây trung bình thấp nhất ở các NT Đ5ĐC, 0,00% (đạt 72,46 cm); Đ5M2, 0,025% (đạt 70,42 cm); và Đ5M2, 0,05% (đạt 73,68 cm) khác biệt 5% về ý nghĩa thống kê (Bảng 3.27).

+ Tương tự, ởtuần thứ 10 sau khi gieo, ở NT Đ7ĐC, 0,00% (đạt 139,36 cm) (Hình 3.13 D) và Đ7M1, 0,05% (đạt 139,46 cm) (Hình 3.13 F) cho chiều cao cây trung bình cao nhất, kế đến là NT Đ7M2, 0,025% đạt 115,44 cm (Hình 3.13 E) và chiều cao cây trung bình thấp nhất ở các NT Đ5ĐC, 0,00% đạt 89,47 cm (Hình 3.13 A); Đ5M2, 0,025% đạt 86,18 cm (Hình 3.13 B); và Đ5M2, 0,05% đạt 90,58 cm (Hình 3.13 C) khác biệt 5% về ý nghĩa thống kê.

Những kết quả công bố vào năm 2003 của Nguyễn Vy cho thấy chiều cao từ 60 - 120 cm, nhẵn hoặc có lông, nhưng cũng có trường hợp cao tới 3 m, trong điều kiện hạn thì thân có thể thấp hơn. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đây của Nguyễn Mạnh Cường (2008); Đặng Văn Phú, 1981; Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt 2005; Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996).

64

Hình 3.13. Chiều cao cây (cm) của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn 10 TSKG.

(A). Đ5ĐC, EMS 0,00% (D). Đ7ĐC, EMS 0,00%

(B). Đ5M2, EMS 0,025% (E). Đ7M2, EMS 0,025%

(C). Đ5M2, EMS 0,05% (F). Đ7M2, EMS 0,05%

A B C

65

Bảng 3.27 Chiều cao cây (cm) 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn 6 - 10 TSKG

Nghiệm thức Chiều cao cây (cm)

Giống (A) EMS (%) (B) 6 TSKG 7 TSKG 8 TSKG 9 TSKG 10 TSKG

Đ5ĐC 0,00 50,02 72,46 c 82,03 86,31 89,47 c Đ5M2 0,025 49,37 70,42 c 76,95 82,41 86,18 c Đ5M2 0,05 49,47 73,68 c 84,42 88,17 90,58 c Đ7ĐC 0,00 67,24 106,50 a 124,74 132,90 139,36 a Đ7M2 0,025 56,68 87,50 b 103,76 111,07 115,44 b Đ7M2 0,05 59,51 97,25 a 117,66 129,96 139,46 a TBĐ5M2 49,62 b 72,19 b 81,13 b 85,63 b 88,74 b TBĐ7M2 61,14 a 97,08 a 115,38 a 124,64 a 131,42 a TB0.00 58,63 a 89,48 a 103,38 a 109,60 a 114,42 a TB0,025 53,02 b 78,96 b 90,36 b 96,74 b 100,81 b TB0,05 54,49 ab 85,46 ab 101,04 a 109,06 a 115,02 a F(A) ** ** ** ** ** F(B) * ** ** ** ** F(A).(B) ns * ns ns * CV (%) 8,43 7,66 7,25 7,23 6,99

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, ns: không khác biệt thống kê.

3.2.4. Số lá

Ở thời điểm 1, 2, 3, 4 và 5 TSKG, tốc độ phát triển về số lá ở các giống không khác biệt qua phân tích thống kê. Khi xử lí EMS trên 2 giống (Đ5M2 và Đ7M2) với 3 nồng độ khác nhau (0,00%; 0,025% và 0,05%). Tốc độ phát triển về số lá giữa các nồng độ không khác biệt ý nghĩa qua từng giai đoạn khảo sát (Bảng 3.28).

Tương tự, kết quả ở bảng 3.28 cũng cho thấy không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ EMS đến tốc độ phát triển về số lá. Tốc độ phát triển về số lá ở các nghiệm thức dao động không lớn (nghiệm thức Đ5ĐC, EMS 0,00% dao động 3,40 - 30,70 lá;nghiệmthức Đ5M2, EMS 0,025% dao động 3,60 - 35,20 lá; nghiệm thức Đ5M2, EMS 0,05% dao động 3,90 - 30,25 lá; nghiệm thức Đ7ĐC, EMS 0,00% dao động 3,90 - 35,05 lá; nghiệm thức Đ7M2, EMS 0,025% 3,90 - 31,05 lá; nghiệm thức Đ7M2, EMS 0,05% dao động 4,00 - 29,30 lá).

66

Bảng 3.28 Số lá của 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2ở giai đoạn 1 - 5 TSKG.

Nghiệm thức Số lá (cm)

Giống (A) EMS (%) (B) 1 TSKG 2 TSKG 3 TSKG 4 TSKG 5 TSKG

Đ5ĐC 0,00 3,40 7,95 12,50 17,05 30,70 Đ5M2 0,025 3,60 9,30 15,35 20,65 35,20 Đ5M2 0,05 3,90 8,25 12,15 16,25 30,25 Đ7ĐC 0,00 3,90 8,20 12,50 16,80 35,05 Đ7M2 0,025 3,90 8,15 12,45 16,70 31,05 Đ7M2 0,05 4,00 7,55 11,35 14,85 29,30 TBĐ5M2 3,63 8,50 13,33 17,98 32,05 TBĐ7M2 3,93 7,97 12,10 16,12 31,80 TB0,00 3,65 8,08 12,50 16,92 32,88 TB0,025 3,75 8,73 13,90 18,68 33,12 TB0,05 3,95 7,90 11,75 15,55 29,78 F(A) ns ns ns ns ns F(B) ns ns ns ns ns F(A).(B) ns ns ns ns ns CV (%) 10,35 14,60 18,38 20,13 27,61

Ghi chú: ns: không khác biệt thống kê.

Ở thời điểm 6 TSKG, số lá ở các giống và ở các nồng độ (EMS 0,00%; 0,025% và 0,05%) không khác biệt qua phân tích thống kê. Giữa các nghiệm thức không có ảnh hưởng tương tác đến tốc độ gia tăng về số lá (Bảng 3.29).

Ở thời điểm 7, 8, 9 và 10 TSKG, tốc độ phát triển về số lá ở các giống có khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Giống Đ7M2 có tốc độ phát triển lá tăng nhanh và ổn định qua các giai đoạn. Sự gia tăng về số lá lần lượt 125,43 lá (7 TSKG); 181,52 lá (8 TSKG); 254,43 lá (9 TSKG) và 319,00 lá (10 TSKG) khác biệt có ý nghĩa so với giống Đ5M2, ở thời điểm 7 TSKG đạt 98,90 lá; 8 TSKG đạt 137,23 lá; 9 TSKG đạt 175,65 lá và 10 TSKG đạt 213,90 lá. Tốc độ gia tăng trung bình 64,52 lá/tuần (Đ7M2) tăng gấp 1,68 lần so với giống Đ5M2 (38,33 lá/tuần) (Bảng 3.31). Nhìn chung, tốc độ gia tăng về số lá giữa các nồng độ xử lí là không khác biệt ý nghĩa thống kê và không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ EMS đến sự gia tăng số lá (Bảng 3.29).

Theo những nhận định của Lê Văn Hòa và Nguyễn Bảo Toàn (2005); Mai Thu Hương (2006): Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây, là nơi tổng hợp nên carbohydrat cho quá trình sinh trưởng, dự trữ dinh dưỡng để nuôi hạt, tạo năng suất cho cây trồng. Vì vậy, bộ lá rất quan trọng đối với sự phát triển của cây. Tùy thuộc

67

vào đặc điểm của từng giống mà cách sắp xếp và số lượng lá cũng khác nhau. Sự sắp xếp lá trên thân rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới số hoa sinh ra ở các nách lá và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hạt trên cây (Mộc Hoa Lê, 2011; Đinh Văn Lữ và ctv., 1970; Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996).

Bảng 3.29 Số lá 2 giống mè đen Đ5M2 và Đ7M2 ở giai đoạn 6 - 10 TSKG.

Nghiệm thức Số lá

Giống (A) EMS (%) (B) 6 TSKG 7 TSKG 8 TSKG 9 TSKG 10 TSKG

Đ5ĐC 0,00 56,55 93,85 123,15 152,60 181,90 Đ5M2 0,025 64,35 100,55 140,45 180,70 220,40 Đ5M2 0,05 56,85 102,30 148,10 193,65 239,40 Đ7ĐC 0,00 68,50 133,55 176,45 219,15 262,10 Đ7M2 0,025 60,35 123,10 197,90 272,65 347,45 Đ7M2 0,05 57,40 119,65 170,20 271,50 347,45 TBĐ5M2 59,25 98,90 b 137,23 b 175,65 b 213,90 b TBĐ7M2 62,08 125,43 a 181,52 a 254,43 a 319,00 a TB0,00 62,53 113,70 149,80 185,88 222,00 TB0,025 62,35 111,83 169,18 226,68 283,93 TB0,05 57,16 110,98 159,15 232,58 293,43 F(A) ns ** ** ** ** F(B) ns ns ns ns ns F(A).(B) ns ns ns ns ns CV (%) 33,97 21,71 20,52 22,66 24,82

Ghi chú: Các số trong cùng một cột có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt qua thống kê, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%, ns: không khác biệt thống kê.

3.2.5. Kích thước lá

Chiều dài cuống lá: Ở giai đoạn sau khi xử lí EMS giữa các giống đã tạo

nên sự khác biệt 1% về ý nghĩa thống kê, chiều dài cuống lá ở giống Đ7M2 là dài nhất đạt 10,81 cm, chiếm ưu thế vượt trội hơn so với giống Đ5M2 (chỉ đạt 7,70 cm). Tốc độ gia tăng về chiều dài cuống lá ở nồng độ EMS 0,025% (đạt 8,31cm) là thấp hơn so với nồng độ EMS 0,05% (đạt 9,54 cm); và EMS 0,00% (đạt 9,91cm), khác biệt ở mức ý nghĩa 1% qua phân tích thống kê. Tương tự, có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ xử lí EMS đến sự gia tăng chiều dài cuống lá. Chiều dài cuống lá ở nghiệm thức Đ7ĐC, EMS 0,00% chiếm 11,15 cm và NT Đ7M2, EMS 0,05% chiếm 11,77 cm đạt giá trị cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê với các NT Đ5ĐC, EMS 0,00% đạt 8,67 cm và Đ7M2, EMS 0,025% đạt 9,51 cm; thấp nhất

68

là NT Đ5M2, EMS 0,025% đạt 7,12 cm và Đ5M2, EMS 0,05% đạt 7,31 cm ớ mức ý nghĩa 1% (Bảng 3.30).

Theo Phạm Đức Toàn (2009); Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, (2006); Mộc Hoa Lê (2011) cuống lá có thể thay đổi từ 1,0 - 5,0 cm. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu công bố trước đây của Đặng Văn Phú, 1981; Nguyễn Bảo Vệ và ctv., 2011. Lá mè thay đổi rất lớn về hình dạng và kích thước ngay trên cùng một cây và giữa các giống mè khác nhau (Trương Minh Toàn 2012; Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2005).

Chiều dài phiến lá: Nhìn chung, giữa các giống (Đ5M2 và Đ7M2) và các

nồng độ xử lí (EMS 0,00%; 0,025% và 0,05%) không khác biệt về ý nghĩa thống kê. Không có ảnh hưởng tương tác giữa giống và nồng độ xử lí EMS đến sự gia tăng về chiều dài phiến lá (Bảng 3.30).

Kích thước lá có thể thay đổi từ 3,0 - 17,5 cm theo chiều dài (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007; Nguyễn Mạnh Cường, 2008; Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006).

Chiều rộng lá: Chiều rộng lá giữa các giống tạo nên khác biệt thống kê ở

mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy đã có sự khác biệt về tốc độ phát triển về chiều rộng lá giữa các giống nói trên (Đ7M2 và Đ5M2). Giống có chiều rộng lá lớn nhất đạt 12,12 cm (Đ7M2) khác biệt có ý nghĩa so với giống Đ5M2 (chỉ đạt 10,65 cm). Nồng độ EMS (0,00%; 0,025% và 0,05%) không làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của chiều rộng lá (dao động từ 10,89 cm -11,86 cm). Có ảnh hưởng tương tác

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)