Từ những kết quả khảo sát ghi nhận được, ở NT1 mọc mầm sớm hơn (2 NSKG) (Bảng 3.2), thời gian xuất hiện mầm hoa sớm hơn, thời hình thành trái ngắn (42 NSKG) (Bảng 3.13) nên rút ngắn thời gian sinh trưởng và cho thu hoạch sớm
59
nhất ở thời điểm 75 NSKG (trái chín đạt 85 - 90%). Trong khi đó, NT2 cho thu hoạch ở thời điểm 80 ngày sau khi gieo, ở NT3 và NT4 đến ngày thứ 85 bắt đầu thu hoạch. Có thể do xử lí EMS ở các nồng độ trên đã tác động trực tiếp đến thời điểm thu hoạch của từng giống. Đây là một trong những đặc tính không mong muốn trong công tác chọn tạo giống mới, vì chúng chín ở những thời điểm khác nhau sẽ kéo dài thời gian thu hoạch, tốn nhiều nhân công, chi phí chăm sóc (Bảng 3.23)
Bảng 3.23 Chu kì sinh trưởng của 2 giống mè đen được xử lý EMS và chiếu xạ tia gamma ở thời điểm thu hoạch.
Nghiệm thức Chu kì sinh trưởng (ngày)
NT1 75
NT2 80
NT3 85
NT4 85
Ghi chú: NT1 (Đ5M1, EMS 0,025%); NT2 (Đ5M1, EMS 0,05%); NT3 (Đ7M1, EMS 0,025%); NT4 (Đ7M1, EMS 0,05%) mỗi nghiệm thức có bổ sung liều lượng chiếu xạ Gy 400.
Tóm lại: Nồng độ EMS và liều lượng chiếu xạ tia Gamma không ảnh hưởng
đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của 2 giống mè đen Đ5 và Đ7 thế hệ M1. Giống mè Đ7 sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với giống mè Đ5, chu kì sinh trưởng ngắn (85 ngày) khá cứng cây, chiều cao cây trung bình 93,99 cm, phân nhánh khá, số lá nhiều, kích thước lá lớn, nhiều hoa (238,3 hoa), số trái có ngăn 5 - 12 ngăn chiếm tỉ lệ lớn, kháng bệnh khá, trọng lượng 1.000 hạt đạt 2,57 g, năng suất cao (1,40 tấn/ha).
Ở giống Đ5 có chu kì sinh trưởng 75 - 80 ngày, chiều cao cây 83,83 cm. trung bình cho 3,85 nhánh, cây ít lá, kích thước lá nhỏ, trổ hoa vào khoảng 30 - 35 NSKG, cây cho nhiều hoa đạt 211,2 hoa, số trái có từ 2 - 3 chiếm 16,2%, trọng lượng 1.000 hạt đạt 2,46 g, năng suất 1,20 tấn/ha.
60