Phòng trừ sâu, bệnh hại

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 30)

* Sâu hại thường gặp trên mè và cách phòng trị

* Sâu sa (Acherontia lachesis): sâu trưởng thành tương đối lớn, thân dài 40 -

45 mm, màu nâu có nhiều vân đen, cánh trước dài và nhọn khi xòe ra. Sâu non cơ thể to mập có nhiều ngấn ngang và một gai nhọn như một cái sừng ở phía cuối. Màu sắc thay đổi từ màu xanh lá cây đến nâu, dài 7 - 8 cm. Sâu non sức ăn rất mạnh, khi mật độ sâu cao có thể ăn trụi lá cả ruộng trong vài đêm.

Biện pháp phòng trừ: thăm đồng thường xuyên và phát hiện sớm, khi mật độ

còn thấp thì dùng tay bắt diệt sâu. Khi mật độ cao có thể dùng Padan 95SP (25 - 30 gr/bình 16 /lít), Sherpa 25EC (20 ml/bình 16 lít)...(Phạm Hữu Trinh và ctv., 1986).

* Sâu khoang (Spodoptera litura): sâu non có màu nâu đen, đốt bụng thứ

nhất có một vết đen to bao quanh. Sâu ăn trụi lá, cắn đứt ngang cây. Thời kỳ ra hoa, hình thành quả, làm rụng hoa, đục khoét quả làm ảnh hưởng tới năng suất.

Biện pháp phòng trừ: vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, diệt ổ trứng

và sâu non bằng tay. Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch như bọ rùa, ong kí sinh. Dùng bẫy pheromone hoặc bẫy đèn. Có thể dùng Padan 95SP (25 - 30gr/bình 16lít) (Đoàn Thị Thanh Nhàn và ctv., 1996).

* Nhện đỏ (Tetranychus sp): thường tập trung ở mặt dưới lá, chích hút nhựa

làm lá vàng, lá cong vênh, gồ ghề, rụng sớm, cây kém phát triển, rụng hoa, trái. Thường phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng và khô, phá hại nặng từ khi cây có hoa, trái non.

Biện pháp phòng trị: khi cần thiết có thể trừ bằng Shertin 1,8EC (4 - 6 ml/bình 8 - 10 ml), Lama 50EC (20 - 30 ml/bình 16 lít) (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2007).

* Bọ xít xanh (Nezara viridula): chích hút trên lá, thành trùng thường hoạt

động vào ban ngày, di động khá nhanh từ mặt trên xuống mặt dưới lá và có tính lẩn tránh. Cả trưởng thành và ấu trùng chích hút nhựa lá và trái non, trái phát triển kém, hạt lép lửng, giảm năng suất.

Biện pháp phòng trừ: phát hiện sớm, diệt các ổ bọ xít xanh mới nở, vợt bắt

con trưởng thành. Khi cây mè có trái non, nếu mật số bọ xít cao, có thể sử dụng Actara 25EC (2 - 3 gr/bình 16 lít), Cymbush 5 EC (Phạm Văn Biên và ctv., 2004; Đặng Văn Phú, 1981).

13

* Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood): xuất hiện từ lúc cây mè còn nhỏ (10 -

15 NSKG). Có kích thước rất nhỏ, còn non màu trắng sữa, di chuyển rất nhanh, thường ở dưới mặt lá non, chích hút nhựa lá làm lá bị vàng và có khả năng truyền virus cho cây.

Biện pháp phòng trừ: khi mật số cao có thể xử lý bằng Actara 25WG (2 - 3

gr/bình 16 lít), Confidor 700WG (8 gr/50 - 60 lít nước) (Phạm Văn Thiều, 2003).

* Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị

* Bệnh lở cổ rễ, chết cây con: (Rhizoctonia bataticola): vết bệnh thường

xuất hiện ở phần gốc thân gần mặt đất. Phần mô bị bệnh ban đầu hơi chuyển màu sậm hơn, sau hóa màu đen và hơi lõm vào làm cho phần vỏ thân dễ bị tuột ra. Khi vết bệnh lan rộng cây bị ngã rạp. Bộ rễ cây thường bị thối đen. Nấm bệnh phát triển nhanh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, nhất là các liếp ươm bị đọng nước.

Biện pháp phòng trừ: đất gieo trồng phải được xử lý trước với Ridomil Gold

68WP (100 gr/bình 16 lít), Zineb blue 80WP (40 - 50 gr/16 lít). Sử dụng môi trường là phân hữu cơ hoai mục kết hợp với nấm đối kháng Tricô - ĐHCT (5 gr/10 lít nước/5m2 đất trồng). Hạt trước khi gieo phải xử lý nhiệt 52 - 55oC trong 10 - 15 phút, hoặc xử lý với Zineb blue 80WP (40 - 50 gr/16 lít), Benomyl (5 - 10 gr/bình 8 lít). Mật độ trồng thích hợp, kiểm soát chặt chẽ nguồn nước tưới (Phạm Văn Biên và ctv., 2002).

* Bệnh phấn trắng (Oidium sp): bệnh phát sinh chủ yếu trên lá, lúc đầu là

những đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau lan rộng không có hình dạng rõ rệt, trên vết bệnh có lớp phấn màu trắng, sau chuyển vàng, có các chấm đen nhỏ là các ổ bào tử. Tốc độ lan truyền rất nhanh. Lá bị nặng có màu vàng và khô, cây sinh trưởng kém, hoa rụng, trái ít. Bệnh phát sinh trong điều kiện thời tiết nóng, mưa nhiều.

Biện pháp phòng trừ: bón phân cân đối, tưới nước đầy đủ. Có thể dùng Sumi

Eight 12,5WP (10 - 15 gr/bình 16 lít), Bemyl 50 WP (20 - 25 g/bình 8 lít) (Phạm Đức Toàn, 2008).

* Bệnh thán thư (Colletotrichum sp): bệnh gây héo lá nhưng không đột

ngột, khi bị nặng làm cho cây mè bị khô, các bó mạch và phần trong thân không chuyển màu nâu, bóp cây không có dịch nhầy. Bệnh phát triển mạnh ở những ruộng bón phân không cân đối, độ ẩm đất cao.

Biện pháp phòng trừ: bón phân cân đối, gieo đúng mật độ. Khi mè bị bệnh

dung Antracol 70WP (35 g/bình 8 lít nước), Viben - C 50WP (1 - 1,2 kg/400 - 500 lít nước/ha) (Phạm Thanh Phong, 2006).

Một phần của tài liệu khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống mè (sesamum indicum l ) được xử lí ethyl methanesulfonate (ems) và tia gamma (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)