Thực trạng tổ chức công tác thẩm định tín dụng trong cho vay DAĐT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 56)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.2. Thực trạng tổ chức công tác thẩm định tín dụng trong cho vay DAĐT

a. T chc quy trình thm định

Tóm lược quy trình thẩm định như sau: Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay theo dự án của khách hàng, cán bộ khách hàng tiến hành thẩm định và lập Báo cáo thẩm định và đề xuất đầu tư dự án trình lãnh đạo phòng Khách hàng kiểm tra lại các nội dung trong Báo cáo đề xuất, ghi ý kiến và ký kiểm soát, sau đó trình Giám đốc/Phó giám đốc ký phê duyệt nếu thuộc thẩm quyền.

Đối với những khoản cho vay dự án vượt thẩm quyền của Giám đốc nhưng thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở Chi nhánh, báo cáo cáo thẩm định và đề xuất sẽđược trình Hội đồng tín dụng cơ sở phê duyệt.

Trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt đối với một dự án của Chi nhánh, sau khi Hội đồng tín dụng có ý kiến chuyển hồ sơ lên cấp cao hơn, bộ

hồ sơ sẽ được gửi lên phòng Quản lý rủi ro tại Hồ Chí Minh để thực hiện các bước tiếp theo.

Nhìn chung quy trình thẩm định của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tương đối chặt chẽ từ khâu tiếp nhận hồ sơđến phê duyệt làm cơ sở

cho công tác thẩm định được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, quy trình còn mang tính chung chung chưa quy định cụ thể thời gian thẩm định phù hợp với đặc thù của từng loại dự án. Ngoài ra phân cấp thẩm quyền phê

duyệt đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Chi nhánh còn thấp (không quá 35 tỷ đồng), trường hợp vượt thẩm quyền Chi nhánh phải chuyển lên phòng Quản lý rủi ro, Hội sở chính thẩm định rất mất thời gian thẩm định gây phiền hà và ảnh hưởng đến tiến độđầu tư dự án của khách hàng.

Theo mô hình đầy đủ trên toàn hệ thống, công tác thẩm định tín dụng cho vay dự án do Phòng Đầu tư dự án thực hiện. Tuy nhiên, tại Chi nhánh Quy Nhơn vẫn chưa thành lập Phòng Đầu tư dự án nên công việc thẩm định dự án do nhân viên phòng Khách hàng phụ trách. Nhân viên phòng Khách hàng thực hiện nhiều nhiệm vụ như công tác phát triển khách hàng, thực hiện tiếp nhận hồ sơ đến thẩm định cho vay vốn lưu động và cho vay dự án đầu tư. Thực trạng công tác tổ chức tại Chi nhánh làm cho nhân viên thẩm định cùng lúc thực hiện quá nhiều nhiệm vụ và không có đủ thời gian cũng như trình độ

chuyên môn cao về thực hiện thẩm định dự án đầu tư.

b. T chc h thng thông tin phc v thm định

Hệ thống nguồn cung cấp thông tin bao gồm thông tin bên trong (hệ

thống lưu trữ thông tin của TCTD) và thông tin từ nguồn bên ngoài (Kiểm toán, thuế, các cơ quan nhà nước, các TCTD khác, thông tin truyền thông...). Tại Chi nhánh nguồn thông tin phục vụ thẩm định được cán bộ thẩm định áp dụng trước hết vẫn là thông tin từ phía khách hàng, thông tin chính từ dự án

để xác minh tính hợp lý của, tính chính xác của các số liệu của dự án. Ngoài ra Chi nhánh cũng thu thập thông tin từ thị trường, thông tin từ các TCTD, thông tin CIC nhưng mang tính hình thức chưa được chú trọng. Thông tin thị

trường cũng chỉ tham khảo qua Internet chứ chưa có hệ thống dữ liệu khoa học của từng ngành, từng loại dự án để phục vụ cho công tác tra cứu thông tin. Bên cạnh nguồn cung cấp thông tin, việc áp dụng công nghệ thu thập và xử lý thông tin thẩm định cũng chưa được chú trọng, công việc xử lý thông tin còn mang tính kinh nghiệm trong nhận định là chính...

2.2.3. Thc trng thc hin các ni dung thm định tín dng trong cho vay d án đầu tư ti Ngân hàng TMCP Ngoi thương Vit Nam –

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 56)