Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 43)

6. Tổng quan tài liệu

1.3.1. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng

a. Chính sách tín dng ca ngân hàng

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của ngân hàng, do đó với tầm quan trọng và quy mô của chúng, hoạt động này được thực hiện theo chính sách tín dụng riêng, phụ thuộc vào từng thời kỳ. Chính sách tín dụng là tập hợp các chủ trương, chính sách, định hướng, quy định được phản ánh trong cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, bao gồm: Chính sách khách hàng, chính sách qui mô và giới hạn tín dụng đối với từng loại sản phẩm tín dụng, lãi suất và phí suất tín dụng, thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo, chính sách đối với các tài sản có vấn đề.

Chính sách tín dụng đối với dự án là một bộ phận của Chính sách tín dụng chung, có tác động rất lớn tới chất lượng các khoản vay đầu tư dự án thông qua các chỉ tiêu trên. Chính sách tín dụng được xây dựng phù hợp với từng loại khách hàng, từng loại hình dự án sẽ là cơ sở nâng cao chất lượng khoản vay, giảm thiểu nợ xấu, nợ quá hạn, nâng cao chỉ tiêu khả năng sinh lời trên đồng vốn bỏ ra. Do vậy có thể nói chính sách tín dụng càng quy định rõ, chi tiết, dễ hiểu, thì các cán bộ tín dụng ngân hàng càng dễ áp dụng và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động của ngân hàng.

b. Thông tin phc v thm định

Thông tin là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình thẩm

định dự án đầu tư. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm

định, thông tin cần phải đảm bảo tính chính xác, tin cậy, cụ thể để làm cơ sở

phân tích, đánh giá. Nguồn thông tin ngân hàng có thể khai thác trước hết là thông tin từ thực tế dự án và thông tin từ chủđầu tư, sau đó là thông tin từ các bên liên quan như đối tác của doanh nghiệp, thị trường dự án hiện tại...

Để có thể tiếp cận được nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại, chủ đầu tư cần đưa ra những tài liệu chứng minh dự án có hiệu quả kinh tế

cao, tiềm ẩn ít rủi ro và đảm bảo đủ năng lực tài chính. Như vậy nếu doanh nghiệp cung cấp thông tin không chính xác, cố tình làm giả hoặc thay đổi các số liệu đặc biệt là về doanh thu, chi phí của dự án và tình hình tài chính của doanh nghiệp thì rủi ro sẽ có thể xảy ra.

Do vậy, việc xây dựng hệ thống thu thập thông tin chính xác, toàn diện luôn được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với công tác thẩm định nói riêng và đối với hoạt động của TCTD nói chung. Khi đã có nguồn thông tin, phương pháp thu thập xử lý cũng là một yếu tố quan trọng, cần lựa chọn nguồn thông tin nào và xử lý theo phương pháp nào đều có vai trò quyết định

đến kết quả thẩm định.

c. Trang thiết b s dng trong quá trình thm định

Cùng với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ, các ngân hàng không ngừng hiện đại hoá hệ thống công nghệ của mình. Với các phần mềm chuyên dùng cho ngành ngân hàng cán bộ thẩm định có thể truy cập và xử lý một khối lượng thông tin lớn nhưng vẫn tiết kiệm được thời gian, mang tính chất khách quan và giảm được rủi ro phát sinh qua công đoạn xử lý bằng tay.

Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với quá trình thẩm định cho vay dự án, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng thẩm định dự án.

d. Trình độ chuyên môn, kinh nghim và đạo đức ngh nghip ca nhân viên thm định

Đội ngũ cán bộ thẩm định dự án là chủ thể trực tiếp chi phối mọi hoạt

động trong quá trình thẩm định dự án đầu tư, trong đó quan trọng nhất là cán bộ thẩm định trực tiếp, sau đó là các cấp phê duyệt như lãnh đạo phòng, giám

đốc đơn vị. Trình độ chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ thẩm định sẽ quyết định tính chính xác, khách quan và chất lượng trong kết quả thẩm định.

Với việc thẩm định dự án phải thực hiện thẩm định hàng loạt các phương diện khác nhau của dự án như tính pháp lý, tính kỹ thuật, quá trình tổ chức quản lý và vận hành, môi trường, hiệu quả tài chính... đòi hỏi người thẩm định phải có kiến thức chuyên môn đa dạng, vừa hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn vừa phải có cả những hiểu biết chung về khoa học công nghệ, xã hội... Trong khi đó, kết quả thẩm định dự án thông thường lại là sản phẩm của ý kiến chủ

quan của cán bộ thẩm định. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng của dự án trong trường hợp cán bộ thẩm định có trình độ, năng lực yếu kém, cán bộ

không có đạo đức nghề nghiệp, một trong các nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả hoạt động cho vay theo dự án của các ngân hàng. Như vậy, trình

độ năng lực và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thẩm định là nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng thẩm định dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 43)