6. Tổng quan tài liệu
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài
a. Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước
Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách là những quy định của pháp luật không chỉ làm cơ sởđể ngân hàng tiến hành các hoạt động giao dịch của mình mà còn là cơ sở để chủ đầu tư thực hiện dự án. Nhân tố này đóng vai trò là khuôn khổ định hướng hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có các ngân hàng và các doanh nghiệp, phục vụ mục tiêu chung của xã hội.
Tình trạng không đồng bộ, không hợp lý của các văn bản pháp lý, chính sách quản lý của Nhà nước có thể gây khó khăn và làm tăng rủi ro đối với kết quả
hoạt động của dự án cũng như với hoạt động thẩm định của ngân hàng.
b. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố vĩ mô, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới ngân hàng, chủđầu tư. Các nhân tố vĩ mô như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất… đều tác
động mạnh mẽ tới các hoạt động của ngân hàng. Nếu dự án được triển khai trong bối cảnh thuận lợi sẽ tác động tích cực hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, ngược lại tác động xấu đến dự án, khả năng trả nợ ngân hàng giảm sút, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Nếu hoạt động trong môi trường kinh tế có tốc độ phát triển cao, cạnh tranh lành mạnh, lạm phát được kiểm soát, lãi suất ít biến động… sẽ tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của khách hàng, gia tăng khả năng trả nợ và khả năng mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu ngân hàng hoạt động trong môi trường nền kinh tế có nhiều biến động như suy giảm kinh tế, lãi suất thường xuyên thay đổi, lạm phát cao… làm ảnh hưởng tới chi phí huy động vốn của ngân hàng, lãi suất cho vay sẽ tăng gây khó khăn cho các doanh nghiệp, chất lượng cho vay của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng tiêu cực. Như vậy, có thể
thấy môi trường kinh tế tác động rất lớn tới chất lượng cho vay dự án của ngân hàng, nó ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong ngân hàng và làm suy giảm lợi nhuận trong các hoạt động đầu tư.
c. Đạo đức, năng lực của khách hàng
Vấn đề đạo đức kinh doanh của chủđầu tư có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của công tác thẩm định tín dụng. Các thông tin được cung cấp bởi chủ
dự án là cơ sở ban đầu để cán bộ thẩm định xem xét đánh giá, nếu thông tin
chính xác của việc đánh giá tính hiệu quả của dự án. Do vậy, bất cứ nỗ lực nào của chủ dự án nhằm cố tình hay vô ý che dấu thông tin đối với cán bộ
thẩm định đều có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thẩm định dự án đầu tư. Bên cạnh đó, khi dự án được chấp nhận tài trợ của ngân hàng, một số vấn đề
có thể phát sinh như chủ dự án không thực hiện những cam kết khi xin vay vốn hay sử dụng vốn sai mục đích..., điều này cũng ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả thẩm định dự án và an toàn vốn của ngân hàng.
Ngoài ra, năng lực của chủ đầu tư cũng là một nhân tố quan trọng tác
động tới hiệu quả thẩm định dự án đầu tư. Những dự án mà chủ đầu tư là doanh nghiệp có uy tín, có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, năng lực tài chính tốt, xếp hạng tín nhiệm cao thì khả năng thành công của dự án sẽ cao hơn những dự án được đầu tư bởi chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm, năng lực tài chính không được đảm bảo.
d. Tính chất cạnh tranh giữa các TCTD
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD cũng có tác động đến việc hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án đầu tư. TCTD thẩm
định chặt chẽ làm giảm bớt rủi ro cho bản thân nhưng thường mất nhiều thời gian, phải chỉnh sửa, cung cấp bổ sung thêm các hồ sơ, tài liệu ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư, gây nên sự khó chịu của khách hàng
đặc biệt là khách hàng khó tính, quan hệ nhiều tổ chức tín dụng. Vì mục tiêu mở rộng thị phần, giữ chân khách hàng không để các TCTD khác lôi kéo nên các TCTD đôi khi cũng phải có một số tiêu chí trong thẩm định, hạ chuẩn tín dụng đối với khách hàng dù vẫn biết có nguy cơ xảy ra rủi ro.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan về tín dụng ngân hàng và công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại NHTM. Bên cạnh các khái niệm cơ bản, chương này cũng đề cập đến các một số tiêu chí
để đánh giá, các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định tín dụng cho vay dự án tại NHTM.
Những nội dung đề cập tại chương 1 là cơ sở nhận thức có tính nền tảng
để từ đó luận văn sẽ đi sâu phân tích thực trạng công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại một NHTM, cụ thể Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn ở chương tiếp theo và vận dụng vào điều kiện thực tế của VCB Quy Nhơn.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH QUY NHƠN