Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 74)

6. Tổng quan tài liệu

2.3.2.Tồn tại và nguyên nhân

a. Tn ti

- Th nht, t chc công tác thm định chưa hoàn toàn phù hp.

Theo mô hình đầy đủ trên toàn hệ thống, công tác thẩm định tín dụng cho vay dự án do Phòng Đầu tư dự án thực hiện. Tuy nhiên, tại VCB Quy Nhơn vẫn chưa thành lập Phòng Đầu tư dự án nên công việc thẩm định dự án do nhân viên phòng Khách hàng phụ trách. Nhân viên phòng Khách hàng thực hiện nhiều nhiệm vụ như công tác phát triển khách hàng, thực hiện tiếp nhận hồ sơ đến thẩm định cho vay vốn lưu động và cho vay dự án đầu tư. Thực trạng công tác tổ chức tại Chi nhánh làm cho nhân viên thẩm định cùng lúc thực hiện quá nhiều nhiệm vụ và không có đủ thời gian cũng như trình độ

chuyên môn cao về thực hiện thẩm định dự án đầu tư. …đã ảnh hưởng không nhỏđến chất lượng thẩm định và chất lượng cho vay đầu tư dự án.

- Th hai, mt s quy định ca quy trình chưa thc s hp lý

+Theo quy trình hiện nay đang áp dụng đã phân cấp thẩm quyền phê duyệt trong toàn hệ thống, tại Chi nhánh dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt là mức cho vay tối đa 35 tỷ đồng cho một dự án (trước đây có thêm điều kiện thời gian cho vay không quá 5 năm), những dự án có mức cho vay cao hơn phải chuyển về Phòng Quản lý rủi ro hội sở chính thường có thời gian phê duyệt bị kéo dài. Vì thực hiện theo phân cấp thẩm quyền này, có những dự án Chi nhánh hạ thấp tỷ lệ cho vay để thuộc thẩm quyền phê duyệt hoặc chia nhỏ

dự án nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu vốn khách hàng nhanh nhất. Nhưng qua đó cũng gây ra những khó khăn về vốn đối ứng chủ đầu tư, khó khăn trong triển khai thực hiện dự án bị chia nhỏ. Bên cạnh đó quy trình mới đưa ra thời gian thẩm định tối đa chung chung, chưa phân theo quy mô hoặc mức độ

khó của dự án gây ảnh hưởng không tốt đến kết quả thẩm định.

quy trình, gây tốn kém về mặt thời gian, chi phí và đôi khi làm lỡ cơ hội của chủđầu tư. Trên thực tế, thời gian thẩm định đối với một số dự án không bảo

đảm tiến độ như quy định đã gây không ít khó khăn với doanh nghiệp và ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án. Theo quy định, thời gian thẩm định dự án trong nội bộ Chi nhánh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng hoặc trước khi trình Phòng Quản lý rủi ro Hội sở chính xem xét tối đa là 20 ngày làm việc. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều dự án có thời gian thẩm định kéo dài khoảng 30 ngày làm việc hoặc nhiều hơn. Thời gian thẩm định bị kéo dài thường xuất phát ở khâu thu thập thông tin và chỉnh sửa dự án cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp những dự án vượt thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh phải trình duyệt lên Hội sở chính rất hay bị yêu cầu bổ

sung thông tin, giải trình… vừa gây mất thời gian, công sức của cán bộ thẩm

định vừa ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án của doanh nghiệp.

- Th ba, ni dung thm định còn nhiu bt cp

+ Mức độ chính xác toàn diện trong công tác thẩm định còn thấp.

Thẩm định tín dụng trong cho vay dự án đầu tư bao gồm ba phần chính là thẩm định chủđầu tư, thẩm định dự án đầu tư và thẩm định tài sản bảo đảm

để đưa ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, công tác thẩm định chủđầu tư chưa

được chú trọng hoặc phân tính đánh giá một cách có chiều sâu. Công tác đánh giá năng lực chủ đầu tư, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính thủ tục, chưa có nhiều kênh thông tin để thẩm định. Bên cạnh đó công việc xếp hạng tín dụng và phân nhóm khách hàng theo ngành nghề để xếp thứ

tựưu tiên trong cho vay cũng chưa được áp dụng một cách rõ ràng.

Chất lượng của công tác thẩm định hiệu quả tài chính của dự án còn nhiều hạn chế, việc thẩm định hiệu quả tài chính của dự án dựa trên các giả định về thị trường đầu vào, đầu ra, công suất của dự án, giá bán, doanh thu… trong khi đó các yếu tố và chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ

quan của cán bộ thẩm định. Một số vấn đề tồn tại trong việc thẩm định hiệu quả tài chính như:

Việc xác định tổng mưc đầu tư, doanh thu, chi phí của dự án chủ yếu dựa trên báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đã được doanh nghiệp lập và cơ

quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên trên thực tế điều này không hoàn toàn chính xác có thể gây nên rủi ro cho ngân hàng. Ngoài một số

loại hình dự án quen thuộc, với các dự án có tính chất mới, phức tạp hơn thì cán bộ thẩm định rất khó trong việc ước lượng doanh thu, chi phí. Cán bộ

thẩm định phải tự tìm hiểu thông tin qua các nguồn thông tin khác nhau, chưa

được kiểm định bởi vậy các số liệu được đưa ra để tính toán đôi khi chưa chính xác. Một số trường hợp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng, doanh thu của dự án được tính khá thấp, mang tính thận trọng cao làm ảnh hưởng đến việc xác định thời hạn cho vay (bị kéo dài ra trong khi khả năng của dự án lại tốt hơn nhiều) cũng như hiệu quả tài chính của dự án.

Phương pháp khấu hao: Các dự án được thực hiện tại Chi nhánh đa phần áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, còn phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh và phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm hiếm khi được sử dụng. Điều này gây ra sự chênh lệch khi trong quá trình hoạt động chủ đầu tư sử dụng các phương pháp khấu hao khác, ảnh hưởng đến dòng tiền và hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án.

Lãi suất chiết khấu được áp dụng cho việc tính toán NPV không thay đổi qua các năm, trong khi thực tế lãi suất huy động thay đổi qua các năm. Lãi suất chiết khấu có thể được tính toán quá cao hoặc quá thấp. Trên quan điểm của ngân hàng thì giảm thiểu rủi ro là điều quan trọng nên để đảm bảo công tác thẩm định tránh được rủi ro thì lãi suất chiết khấu thường được xác định bằng lãi suất cho vay của ngân hàng đối với dự án. Điều này được thực hiện như một biện pháp để hạn chế bớt rủi ro của ngân hàng nhưng có thể chưa

phản ánh chính xác việc tài trợ vốn của ngân hàng bởi có những dự án vốn tham gia của ngân hàng chỉ chiếm một phần và chủ đầu tư có thể huy động thêm các nguồn vốn khác.

+ Xác định nguồn vốn tự có còn thiếu căn cứ, các chỉ tiêu thẩm định thiếu lôgic.

Có nhiều trường hợp, khi thẩm định về nguồn vốn tham gia tài trợ dự án, cán bộ thẩm định đã không xem xét kỹ đưa ra những kết luận về tính khả thi nguồn vốn thiếu căn cứ chắc chắn. Chỉ căn cứ vào vốn điều lệ, cam kết góp vốn của thành viên công ty để tính vốn tự có. Nhân viên thẩm định chưa phân tích kỹ về tính khả thi của nguồn vốn cũng như thực hiện định giá lại tài sản theo giá trị sổ sách của công ty để thẩm định vốn tự có tham gia vào dự án có chắc chắn hay không.

Kết luận thẩm định về tài chính dự án thường không có sự kết hợp tổng thể các chỉ tiêu tài chính để phân tích, nhiều nhận xét đánh giá mang tính cục bộđối với từng chỉ tiêu rời rạc và không lôgic giữa các chỉ tiêu. Rất ít báo cáo thẩm định đưa ra được những kết luận chung về tình hình tài chính dự án,

đồng thời chỉ ra những hạn chế hoặc dự báo rủi ro của dự án mà nhiều kết luận đưa ra theo chủ trương chấp thuận cho vay. Đây là hạn chế xuất phát từ

thói quen trong quá trình thẩm định của nhiều cán bộ, thể hiện năng lực thẩm

định chưa tốt.

+ Xác định dòng tiền của dự án chỉ quan tâm đến chi phí đầu tư tài sản cố định không tính đến chi phí vốn lưu động ròng và chi phí cơ hội. Do đó, việc tính toán dòng tiền của dự án đã bị sai lệch đi nhiều và các chỉ tiêu tính toán NPV, IRR và các chỉ tiêu khác đã không còn chính xác.

+ Thẩm định tài sản bảo đảm chưa được chú trọng đúng mức: Chi nhánh chưa thực sự chú trọng đến việc lựa chọn áp dụng các biện pháp bảo đảm khác ngoài biện pháp thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay. Điều này dễ dẫn

đến rủi ro về tài sản bảo đảm đặc biệt những dự án có hiệu quả thấp hoặc tài sản hình thành có tính mau giảm sút giá trị, thanh lý khó. Ngoài ra Chi nhánh chưa yêu cầu về việc mua bảo hiểm tài sản bảo đảm như là một điều kiện tín dụng mà mới chỉ khuyến khích khách hàng là chính. Việc thẩm định tài sản phụ thuộc nhiều vào giá trị liệt kê theo danh mục tài sản theo dự toán của dự

án, chưa chú trọng đến đặc điểm kỹ thuật, xuất xứ cũng như phân tích khả

năng phát mãi của tài sản. Khi tài sản hình thành cán bộ thẩm định chậm thực hiện định giá lại tài sản và việc đánh giá lại gần như dựa vào giá trị quyết toán công trình của khách hàng, có những công trình khách hàng quyết toán cao hơn giá trị thực tế làm cho giá trị tài sản được định giá không chính xác.

- Th tư, phương pháp thm định không đa dng

Công tác đánh giá rủi ro của dự án vẫn được thực hiện thủ công trên Excel, chỉ mới áp dụng phương pháp thẩm định so sánh và phuơng pháp thẩm

định tuần tự. Đánh giá độ nhạy mới chỉ xem xét dựa trên giả định mức tăng giảm theo tỷ lệ % của các nhân tố như doanh thu, biến phí của các dòng tiền giả định nhưng không đồng bộ và phản ánh toàn bộ vấn đề, chưa đưa ra lề an toàn cũng như khả năng tối đa chịu đựng của dự án khi các nhân tố thay đổi. Chưa áp dụng các phương pháp tình huống, phương pháp mô phỏng, phương pháp điều chỉnh lãi suất chiết … Các phương pháp đánh giá phổ biến trên thế

giới chưa được nghiên cứu để học tập và ứng dụng vào công tác thẩm định một cách toàn diện như phương pháp mô phỏng Monter Carlo, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp thẩm định này chưa thể áp dụng tại Chi nhánh bởi tính phức tạp và tính đầy đủ cơ sở dữ liệu trong tính toán...

b. Nguyên nhân

Những vấn đề còn tồn tại trong công tác thẩm định tín dụng cho vay dự

án đầu tư tại VCB Quy Nhơn như đã phân tích do những nguyên nhân chủ

Nhóm nguyên nhân bên trong ngân hàng

- Th nht, chưa có chính sách tín dng dng c th và chưa đánh giá cao vai trò thm định, kim tra kim soát sau cho vay

+ Hàng năm tại VCB Quy Nhơn đều có đưa ra kế hoạch đầu tư tín dụng, nhưng chỉ đưa ra rất tổng quát chủ yếu dưới dạng theo chỉ tiêu phấn đấu đạt

được do Hội sở chính giao, chưa có định hướng và giải pháp cụ thể để thực hiện. Mặc dù hệ thống chấm điểm xấp hạng tín dụng nội bộ đã được áp dụng nhiều năm, nhưng kết quả xếp hạng Chi nhánh chưa quan tâm đúng mức. Mặt khác chính sách tín dụng toàn hệ thống nói chung và tại VCB Quy Nhơn nói riêng có phân thứ tự ưu tiên đầu tư theo nhóm ngành nghề, nhưng còn mang tính hình thức. Có những dự án phê duyệt cho vay còn dựa vào mối quan hệ, bỏ qua các tiêu chí mà chính sách tín dụng đã đưa ra.

+ Công tác thẩm định có vai trò hết sức quan trọng nhưng trên thực tế tại Chi nhánh từ nhân viên đến cấp quản lý chưa quan tâm nhiều đến vai trò thẩm

định tài chính dự án, chưa đánh giá cao tác dụng và ý nghĩa của công tác thẩm

định. Từ đó không tránh được những quan điểm về thẩm định tài chính dự án mang tính chất thủ tục, là bước cần phải làm trong việc hợp lý hoá hồ sơ để

thẩm định dự án theo cách sắp xếp tính toán những kết quả định trước, công tác thẩm định không còn nhiều ý nghĩa. Ngoài ra, việc kiểm tra giám sát thực hiện dự án đã được phê duyệt còn ít được chú trọng, chưa thực hiện đầy đủ và

đánh giá kịp thời những biến động tiêu cực so với kết quả thẩm định.

- Th hai, h thng thu thp thông tin và thm định khách hàng vay vn, d án còn nhiu bt cp.

Các dự án đầu tư phải chịu sự quản lý điều tiết của các bộ ngành liên quan, trong khi đó những thông tin tổng hợp đánh giá của các bộ ngành này lại không được cập nhật liên tục. Đặc biệt quy định về thủ tục giấy tờ cấp phép đầu tư còn chậm trễ gây mất thời gian cho chủđầu tư cũng như công tác

thẩm định của ngân hàng. Một số doanh nghiệp do thiếu thông tin hoặc trình

độ của cán bộ quản lý hạn chế, nhiều khi muốn nhanh chóng được cho vay nên việc lập dự án chưa được nghiên cứu cụ thể, thiếu thông tin, làm sai lệch báo cáo tài chính gây mất thời gian để xác minh, thẩm định... Chính vì vậy, để

có thể thẩm định tính pháp lý của cả doanh nghiệp và dự án, tình hình hoạt

động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thị trường đầu vào đầu ra… các cán bộ thẩm định luôn phải sàng lọc một khối lượng thông tin khổng lồ, từ

nhiều nguồn khác nhau nhưng chất lượng thông tin nhiều lúc không đạt yêu cầu, làm mất nhiều thời gian, chi phí.

- Th ba, ng dng công ngh thông tin vào quá trình thm định chưa

được quan tâm đúng mc.

Việc ứng dụng các thành tựu, các phần mềm nghiệp vụ chuyên dụng vào công tác thẩm định dự án đầu tư là rất cần thiết. VCB Quy Nhơn cũng đã chú trọng tin học hoá công tác thẩm định tuy nhiên việc nắm bắt và ứng dụng phần mềm vào thực tế đòi hỏi cán bộ thẩm định cũng phải bỏ thời gian dài xem xét, nghiên cứu. Ngoài ra, sự hạn chế về tài chính và một số lý do khách quan cũng ảnh hưởng tới việc đầu tư, nghiên cứu một số phần mềm, chương trình chuyên dụng. Hiện tại, đối với thẩm định hiệu quả tài chính của dự án chủ yếu vẫn trên Excel, vẫn chưa đảm bảo tính chính xác và đầy đủ các thông tin cần thiết trong một số trường hợp.

- Th tư, trình độ chuyên môn, kinh nghim ca nhân viên thm định còn hn chế

Công việc thẩm định tín dụng trong cho vay dự án là một trong những nghiệp vụ quan trọng và hết sức phức tạp, đòi hỏi người thẩm định phải có kiến thức chuyên môn đa dạng, vừa hiểu biết về nghiệp vụ chuyên môn vừa phải có cả những hiểu biết chung về khoa học công nghệ, xã hội... Trong khi

ngoài một số cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thẩm định thì cũng có một số cán bộ mới, chưa có nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, đa phần các cán bộ thẩm định tại Chi nhánh là những người được đào tạo chuyên về lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, việc thiếu các cán bộ chuyên về kỹ thuật làm

ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án, đặc biệt là trên phương diện kỹ

thuật của dự án.

Nhóm nguyên nhân bên ngoài ngân hàng

Ngoài những nguyên nhân bên trong ngân hàng còn có những nguyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 74)