Phương pháp thẩm định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 63)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.4.Phương pháp thẩm định

Phương pháp thẩm định dự án còn đơn giản, chưa vận dụng các phương pháp hiện đại để kiểm tra phân tích hồ sơ vay và tính toán các chỉ tiêu. Phương pháp thẩm định thường được áp dụng tại Chi nhánh là so sánh, đối chiếu các nội dung chuẩn mực, định mức đã quy định trên cơ sở vận dụng cùng lúc các phương pháp khác như phương pháp trình tự, phương pháp phân tích rủi ro. Phương pháp thẩm định rủi ro tài chính hiện nay tại VCB Quy Nhơn chỉ áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy chưa áp dụng phương pháp phương pháp điều chỉnh lãi suất chiết khấu, phương pháp tình huống, phương pháp mô phỏng tính toán.

Phương pháp phân tích độ nhạy tại Chi nhánh đang áp dụng cũng chưa thật sự chính xác. Việc phân tích độ nhạy chỉ mới dựa trên các trường hợp giả định như doanh thu giảm 5%, 7%, chí phí nguyên liệu chính tăng 10% doanh thu không thay đổi... rồi xác định NPV, IRR. Từ đó kết luận dự án có độ nhạy tốt hay không tốt. Với cách làm như vậy chưa phản ánh được tốc độ giảm NPV hay IRR theo từng trường hợp (giá bán, sản lượng giảm và biến phí, vốn

đầu tư tăng) với mức tối đa là bao nhiêu thì dự án chấp nhận được, và cũng không xác định được độ nhạy cũng như lề an toàn mà các trường hợp có thể

xảy ra đối với dự án. Do vậy, Chi nhánh chưa lường hết được các rủi ro tiềm

2.2.5. Phân tích kết qu thm định tín dng trong cho vay d án đầu tư ti Ngân hàng TMCP Ngoi thương Vit Nam – Chi nhánh Quy Nhơn

a. Tình hình cho vay theo d án đầu tư ti Ngân hàng TMCP Ngoi thương Vit Nam – Chi nhánh Quy Nhơn

Bng 2.3. Thng kê kết qu thm định d án Các năm thc hin Ch tiêu Tng 2008 2009 2010 2011 2012 Số dự án thẩm định 121 25 36 24 18 18 Số dự án từ chối cho vay 44 10 7 10 8 9 Số dự án cho vay 77 15 29 14 10 9

Tổng giá trị tài trợ quy ra tỷ VNĐ 758 145 301 86 131 95

(Ngun: s liu thng kê qua các năm ca VCB Quy Nhơn)

Trong giai đoạn 5 năm từ 2008 đến 2012 VCB Quy Nhơn tiếp nhận và thẩm định 121 dự án đầu tư, trong đó quyết định cho vay 77 dự án với tổng mức tài trợ quy VNĐ là 758 tỷđồng. Năm 2009 là năm có dự án tài trợ nhiều nhất với 29 dự án được cho vay và mức cho vay là 301 tỷđồng. Nguyên nhân năm 2009 tăng đột biến là do hiệu ứng chính sách khuyến khích đầu tư thông qua hỗ trợ lãi suất của NHNN để kích cầu nền kinh tế vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên năm 2011 trở lại đây số dự án cho vay và số tiền tài trợ cho dự án giảm đáng kể là do xu hướng chung của nền kinh tế gặp khủng hoảng, lạm phát gia tăng, lãi suất cao, hàng tồn kho ứ đọng…nên nhiều doanh nghiệp không mở rộng đầu tư sản xuất.

Biu đồ 2.1. S d án đầu tư thm định và cho vay qua các năm

Các dự án VCB Quy Nhơn tài trợ chủ yếu có quy mô trung bình và nhỏ

nên chất lượng các dự án do khách hàng cung cấp chất lượng cũng không cao gây khó khăn nhất định cho ngân hàng thực hiện thẩm định và đi đến quyết

định cho vay. Các nhóm ngành được tài trợ vốn chủ yếu là các dự án đầu tư

xây dựng nhà máy chế biến gỗ, khai thác khoáng sản titan, đá, dự án thủy điện và dịch vụ nhà hàng khách sạn.

Cùng với số dự án cho vay giảm thì dư nợ cho vay dự án đầu tư tại Chi nhánh cũng có chiều hướng giảm và chiếm tỷ trọng còn thấp so với tổng dư nợ.

Bng 2.4. Thng kê dư n cho vay d án đầu tư

Ch tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư n cho vay 1.746 2.008 2.376 2.955 3.393 1. Cho vay DAĐT 340 466 515 417 369 2. Tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT (%) 19,47 23,21 21,68 14,11 10,88 3. Tốc độ tăng trưởng cho vay DA ĐT (%) - 37,06 10,52 -19,03 -11,51

Trong 5 năm qua tổng dư nợ vay của Chi nhánh ngày càng tăng, tuy nhiên dư nợ cho vay đầu tư dự án có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng thấp, cụ thể tỷ trọng cho vay dự án đầu tư đạt tỷ trọng cao nhất vào năm 2009 đạt 23,21%, nhưng con số này giảm dần qua các năm đạt mức thấp nhất là 10,88% với dư nợ là 369 tỷđồng.

Biu đồ 2.2. T trng dư n cho vay d án đầu tư qua các năm

Trong hai năm 2009 – 2010 dư nợ cho vay dư nợ DAĐT tăng và chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng dư nợ vay là do thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư mới nâng công suất nhà máy. Nhưng năm 2011 dư nợ DAĐT giảm 19,03% so với năm 2010, và năm 2012 giảm 11,51% so với năm 2011 đạt dư nợ 369 tỷ đồng. Nguyên nhân do chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế đầu tư công, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời các khoản vay trung dài hạn của những năm trước đến hạn trả.

b. Kết qu thm định cho vay theo d án đầu tư ti Ngân hàng TMCP Ngoi thương Vit Nam – Chi nhánh Quy Nhơn

b1. Mc độ chính xác ca ni dung thm định

Các báo cáo thẩm định đa phần đều có nội dung thẩm định đầy đủ tuân thủ theo quy trình, hướng dẫn thẩm định DAĐT của Vietcombank. Các nội dung về cơ bản được thẩm định một cách chặt chẽ, có khoa học tạo ra những căn cứ đáng tin cậy để đưa ra quyết định cho vay. Tuy nhiên có những báo cáo thẩm định còn gặp nhiều sai sót, cụ thể:

+ Xác định tổng mức đầu tư còn thiếu chính xác:

Việc xác định chính xác TMĐT của dự án là công việc hết sức khó khăn và là một trong những sai sót phổ biến tại VCB Quy Nhơn. Nhiều Báo cáo thẩm định chưa phân tích đánh giá đầy đủ các hạng mục cần thiết cho dự án như tính thiếu số lượng máy móc, thiết bị cần phải đầu tư, chi phí dự phòng thấp, không tính lãi vay trong thời gian thi công vào TMĐT dẫn đến nhiều dự

án xác định TMĐT thấp hơn thực tế. Ngược lại có những dự án được khách hàng lập có TMĐT quá cao, nhân viên thẩm định không nhận thấy dẫn đến số

tiền tài trợ cho dự án tương đối lớn. Điều đó dẫn đến hậu quả doanh nghiệp lợi dụng điều kiện rút vốn vay không chặt chẽ sẽ rút vốn vay ngân hàng đầu tư vào dự án với tỷ lệ cao hơn nhiều so với vốn tự có đối ứng khi thẩm định, gây ra những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Hoặc khi ngân hàng kiểm soát rút vốn vay chặt chẽ thì khách hàng rút tiền vay không hết so với mức phê duyệt làm lãng phí nguồn vốn huy động, hiệu quả sử dụng vốn giảm.

Theo Bảng số liệu thống kê, số dự án thẩm định và chấp thuận cho vay từ năm 2008 đến năm 2012 là 77 dự án các loại, có 49 dự án có TMĐT thấp hơn nhiều so với thực tế chiếm 63,64%. Điều này làm cho chủ đầu tư thiếu vốn để đầu tư hoàn thiện cho dự án, bị động và gặp khó khăn trong việc tìm

kiếm nguồn tài trợ bổ sung nhất là những khách hàng của VCB Quy Nhơn đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn tự có rất thấp.

Bng 2.5. Thng kê các d án có d toán vn đầu tư chênh lch ln so vi thc tế thc hin đầu tư Các năm thc hin Ch tiêu Tng s DA 2008 2009 2010 2011 2012 S tuyt đối Số DA thẩm định cho vay 77 15 29 14 10 9 DA có dự toán vốn thấp hơn thực tế 49 9 14 6 8 7 DA có dự toán vốn cao hơn thực tế 10 2 8 3 1 1 S tương đối % Tỷ lệ DA có dự toán vốn thấp hơn thực tế 63,64 60,00 48,28 42,86 80,00 77,78 Tỷ lệ DA có dự toán vốn cao hơn thực tế 12,99 13,33 27,59 21,43 10,00 11,11

(Ngun: s liu thng kê qua các năm ca VCB Quy Nhơn)

Có 10 dự án xác định TMĐT cao hơn nhiều so với thực tế chiếm 12,99%, riêng năm 2009 và 2010 con số này tương đối cao chiếm trên 20% (do năm 2009, 2010 thực hiện chính sách hổ trợ lãi suất của NHNN, các chủ đầu tư lập TMĐT cao hơn thực tế để rút được nhiều vốn vay với lãi suất thấp nhưng do điều kiện giải ngân chặt chẽ, rút vốn theo tỷ lệ nên các dự án thực tế

triển khai có mức vốn đầu tư thấp hơn dự kiến).

+ Xác định công suất, giá bán, chi phí đầu vào còn thiếu chính xác: Có một số dự án xác định công suất quá cao nên khi thẩm định dự án đạt chỉ tiêu tốt nhưng thực tế khi đi vào hoạt động không đạt được, thậm chí có trường hợp công suất hoạt động chỉ bằng 50 % so với công suất tại thời điểm thẩm

định. Tương tự giá bán sản phẩm dự án, chi phí mua nguyên vật liệu xác định cũng còn phụ thuộc vào thông tin chủđầu tư cung cấp, thiếu tính dự báo. Do

đó dự án đi vào hoạt động có hiệu quả thấp hơn mức thẩm định, dòng tiền thu nhập của dự án cũng bị ảnh hưởng đáng kể, áp lực trả nợ vay ngày càng lớn do thiếu nguồn trả nợ theo lịch trả nợđã xác định trước.

+ Nguồn thông tin phục vụ thẩm định còn thiếu, chưa đảm bảo độ tin cậy và độ chính xác không cao. Nhân viên thẩm định chủ yếu dựa vào thông tin hiện tại để xác định các thông số của dự án, chưa có nguồn dữ liệu đầy đủ để

phân tích dự báo xu hướng biến động thị trường, thậm chí nhân viên thẩm

định còn dựa hẳn vào thông tin của chủđầu tư.

Nhiều thiếu sót trên dẫn đến kết luận thẩm định độ chính xác không cao, dự án đi vào hoạt động kém hiệu quả, gây ra nợ xấu cho ngân hàng.

b2. T l các d án đã được thm định hot động có hiu qu

Tổng số 77 dự án được thẩm định cho vay trong giai đoạn 2008 đến 2012 có 66 dự án hoạt động có hiệu quả, trả nợ đúng hạn chiếm 85,71%, số

dự án hoạt động kém hiệu quả xảy ra nợ xấu là 11 dự án chiếm 14,29%. Nhìn chung các dự án được thẩm định tại VCB Quy Nhơn đi vào hoạt động tương

đối có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên vẫn có những dự án hoạt động kém hiệu quả, thời gian đầu hoạt động tương đối tốt nhưng về sau lại xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu, VCB Quy Nhơn cần phải hoàn thiện hơn trong khâu thẩm định để nâng cao mức hiệu quả của việc cho vay

Bng 2.6. Thng kê các d án cho vay đi vào hot động có hiu quCác năm thc hin Ch tiêu Tng s DA 2008 2009 2010 2011 2012 S tuyt đối Số DA thẩm định cho vay 77 15 29 14 10 9

DA hoạt động có hiệu quả, trả nợ đúng

hạn 66 11 26 13 8 8

DA hoạt động kém hiệu quả, có nợ xấu 11 4 3 1 2 1

S tương đối %

Tỷ lệ DA hoạt động có hiệu quả, trả nợ

đúng hạn 85,71 73,33 89,66 92,86 80,00 88,89

Tỷ lệ DA hoạt động kém hiệu quả, có

nợ xấu 14,29 26,67 10,34 7,14 20,00 11,11

(Ngun: s liu thng kê qua các năm ca VCB Quy Nhơn)

Các dự án hoạt động kém hiệu quả do các nguyên nhân chủ yếu: Tổng mức đầu tư tăng làm giá thành sản phẩm tăng, giảm lợi nhuận dự kiến; Không phát huy hết công suất dự kiến do thị trường gặp khó khăn hoặc do thời điểm thẩm định xác định công suất không phù hợp; Do lạm phát làm giá cả nguyên vật liệu tăng, chi phí nhân công và lãi suất tăng trong khi thị trường trong giai

đoạn khủng hoảng nên giá bán giảm…

b3. T l n xu ca các d án đã được cho vay Bng 2.7. Tình hình n xu cho vay đầu tư d án ĐVT: tỷđồng Các năm thc hin Ch tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 S tuyt đối (tỷđồng) Dư nợ 340 466 515 417 369 Nợ đủ tiêu chuẩn 320 442 490 399 348 Nợ nhóm 2 -5 20 24 25 18 21 Nợ xấu 7 7 6 5 8 S tương đối % Nợ đủ tiêu chuẩn 94,12 94,85 95,15 95,68 94,31 Nợ nhóm 2 -5 5,88 5,15 4,85 4,32 5,69 Nợ xấu 2,06 1,50 1,17 1,20 2,17

(Ngun: s liu thng kê qua các năm ca VCB Quy Nhơn)

Qua bảng phân tích trên, cho ta thấy rằng chất lượng tín dụng cho vay dự

án đầu tư tương đối tốt đạt nợ đủ tiêu chuẩn trên 94%. Tình hình nợ nhóm 2 - 5, nợ xấu cho vay dự án đầu tư có xu hướng giảm nhẹ từ năm 2009 đến năm 2011 nhưng sang năm 2012 con số này có chiều hướng xấu đi, cả số tuyệt đối và số tương đối về nợ nhóm 2 -5, nợ xấu đều gia tăng. Tình hình nợ xấu có xu hướng tăng chứng tỏ công tác thẩm định còn có những thiếu sót, dự án trong thời gian khủng hoảng kinh tế bộc lộ rõ những yếu kém dẫn đến khả năng trả

nợ giảm, gây ra nợ xấu. Công tác thẩm định chưa thể đưa ra những dự báo chuẩn xác, các tình huống cụ thể dự án gặp rủi ro để phòng ngừa có hiệu quả.

Biu đồ 2.4. Dư nợđủ tiêu chun, n nhóm 2 – 5 và n xu trong cho vay DAĐT t năm 2008 đến năm 2012

2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THM ĐỊNH TÍN DNG TRONG CHO VAY D ÁN ĐẦU TƯ TI NGÂN HÀNG TMCP NGOI THƯƠNG VIT NAM – CHI NHÁNH QUY NHƠN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 63)