Thực trạng thực hiện các nội dung thẩm định tín dụng trong cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 58)

6. Tổng quan tài liệu

2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung thẩm định tín dụng trong cho

Chi nhánh Quy Nhơn

a. Thm định doanh nghip đi vay

Thẩm định doanh nghiệp đi vay là bước đầu tiên trong các nội dung thẩm

định cho vay dự án đầu tư tại Chi nhánh. Nội dung này cán bộđi vào thẩm định năm nội dung chính là: Thứ nhất, thẩm định tổng quan về hồ sơ pháp lý, cơ cấu vốn chủ sở hữu của chủđầu tư; Thứ hai, phân tích cơ cấu tổ chức, chất lượng quản lý chủ đầu tư và đánh giá khả năng, kinh nghiệm của chủ đầu tư và kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt trong lĩnh vực đầu tư dự án; Thứ ba, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư: phân tích đánh giá chất lượng sản phẩm hiện tại, tính cạnh tranh của sản phẩm, quy mô cơ sở sản xuất hiện tại cũng như đánh giá uy tín trong quan hệ với bên cung cấp, phương thức tiêu thụ

sản phẩm và kênh phân phối; Thứ tư, phân tích tình hình tài chính của khách hàng; và cuối cùng là phân tích mối quan hệ với các TCTD và đánh giá xếp hạng tín dụng nội bộ: phân tích đánh giá lịch sử quan hệ tín dụng, mức độ tín nhiệm tại các TCTD, kết quả phân loại nợ theo CIC và đánh giá chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ thuộc hạng tốt hay xấu, mức độ rủi ro...

Nội dung thẩm định doanh nghiệp đi vay được cán bộ thực hiện thẩm

định khá chi tiết và đầy đủ, đúng quy trình. Tuy nhiên một số dự án nội dung phân tích chưa sâu, sơ sài như: chưa phân tích cụ thể về chất lượng cũng như

tính cạnh tranh của sản phẩm trong phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của chủ đầu tư, trong phân tích tình hình tài chính chưa đi sâu vào phân tích các khoản mục trọng yếu của bảng cấn đối kế toán hay so cánh với các đơn vị

cùng ngành, cùng quy mô. Ngoài ra phân tích mối quan hệ với các TCTD chỉ

mới nêu nhóm nợ hiện tại và đang quan hệở TCTD nào chứ chưa đi vào phân tích cụ thể uy tín, lịch sử giao dịch. Đối với công tác chấm điểm và xếp hạng

doanh nghiệp theo quy trình của Vietcombank còn mang tính chủ quan đối với các chỉ tiêu phi tài chính, cập nhật thông tin chưa đầy đủ, chưa kịp thời.

b. Thm định d án vay vn

Đây là nội dung quan trọng và là bước tiếp theo sau khi thực hiện thẩm

định doanh nghiệp đi vay, bao gồm các nội dung chính sau:

- Thẩm định sự cần thiết đầu tư và tính pháp lý của dự án: Trong nội dung này Chi nhánh rất chú trọng đến hồ sơ pháp lý của dự án và được thực hiện rất tốt. Cán bộ thẩm định kiểm tra kỹ càng về các loại giấy tờ liên quan

đến pháp lý của dự án như giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép khai thác, báo cáo đánh giá tác động môi trường... nếu phát hiện thiếu sót yêu cầu doanh nghiệp đi vay bổ sung chỉnh sửa. Trong thời gian qua tại Chi nhánh chưa có phát hiện dự án nào cho vay bị sai sót liên quan đến hồ sơ pháp lý của dự án.

- Thẩm định phương diện thị trường của dự án: Nhân viên thẩm định sẽ

thẩm định chi tiết các yếu tố đầu vào cần thiết cho dự án có hợp lý, phù hợp cũng như khả năng đáp ứng trên thị trường. Các yếu tốđầu vào chính cần làm rõ: Thẩm định quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất, nguyên liệu đầu vào, nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu, nguồn cung cấp lao động. Ngoài thẩm

định thị trường đầu vào, nhân viên đi vào thẩm định thị trường đầu ra của sản phẩm dự án bao gồm một số nội dung cơ bản sau: Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của dự án, cung sản phẩm trên thị trường, thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phương thức tiêu thụ sản phẩm và khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.

Nội dung thẩm định này Chi nhánh rất chú trọng tuy nhiên một số trường hợp chỉ mới dừng lại ở mức đánh giá tổng quan, theo cảm tính, chủ quan và dựa vào thông tin khách hàng cung cấp là chủ yếu, chưa đi vào phân tích thị

trường tiêu thụ, khả năng tiêu thụ sản phẩm một cách bài bản và thiếu tính thuyết phục.

- Thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ, tổ chức, quản lý dự án và phương diện kinh tế - xã hội – môi trường: Chi nhánh cũng tiến hành thẩm

định theo đúng hướng dẫn của Hội sở chính nhưng chỉ là hình thức, sao chép thuyết minh dự án của khách hàng, nhân viên thẩm định cũng không đủ trình

độ chuyên môn đểđi sâu phân tích các nội dung này. - Thẩm định về phương diện tài chính của dự án

+ Thẩm định tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án: Các dự án

được VCB Quy Nhơn cho vay thời gian qua có rất nhiều trường hợp xác định TMĐT không hợp lý do nguyên nhân từ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của người lập dự án đầu tư yếu kém hoặc xuất phát từ chủ ý của chủ đầu tư. Sau khi thẩm định đánh giá tính hợp lý của TMĐT, Chi nhánh sẽ tiến hành

đối chiếu với suất đầu tư của các dự án tương tự nhằm đánh giá sự phù hợp của vốn đầu tư cho dự án. Tuy nhiên, việc đánh giá, đối chiếu này cũng mang tính chung chung, chưa rõ ràng vì mỗi dự án đều có tính đặc thù riêng và triển khai thực hiện trong các giai đoạn khác nhau. Bên cạnh đó thẩm định tính khả

thi của nguồn vốn đối ứng của dự án được nhân viên thẩm định rất kỹ và thường làm rất tốt nhưng vẫn có những dự án thẩm định sai nguồn vốn tự có của doanh nghiệp do không phát hiện ra việc doanh nghiệp đăng ký vốn kinh doanh cao nhưng thực tế lại chưa góp đủ vốn.

+ Thẩm định các dòng tiền của dự án: Từ các bảng tính dự trù doanh thu dựa vào công suất, sản lượng, giá bán sản phẩm dự kiến; bảng tính chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án được thiết lập, nhân viên thẩm định tính toán dòng tiền của dự án để thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Tại VCB Quy Nhơn, dòng tiền được tính từ 4 bộ phận sau:

Dòng tiền ròng của dự án = Lợi nhuận sau thuế + khấu hao + thanh lý tài sản cốđịnh – Vốn đầu tư (vốn cốđịnh)

Từ dòng tiền ròng hàng năm của dự án trên sẽđược quy hồi về thời điểm bỏ vốn đầu tiên để tính các chỉ tiêu tài chính như NPV, IRR. Với cách tính dòng tiền như trên đã loại bỏ yếu tố rất quan trọng là thay đổi vốn lưu động ròng, lãi vay trung dài hạn dẫn đến chưa phản ánh thực chất dòng tiền thực sự

của dự án.

+ Xác định lãi suất chiết khấu: Vốn tham gia vào dự án là từ nhiều nguồn khác nhau, do vậy lãi suất chiết khấu thông thường được tính theo chi phí bình quân gia quyền (WACC), theo cách tính này chi phí bình quân thấp hơn lãi suất vay ngân hàng (lãi suất vay thường cao hơn chi phí từ các nguồn vốn tự có, huy động khác). Do vậy VCB Quy Nhơn xác định lãi suất vay ngân hàng là lãi suất chiết khấu để tính toán hiệu quả tài chính và xem xét đánh giá dự án có đạt được mức sinh lời tối thiểu tại mức lãi suất cho vay hay không.

+ Thẩm định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ

của dự án:

Hiệu quả tài chính của dự án phụ thuộc lớn vào các thông số giả định về

doanh thu, công suất, giá bán, chi phí đầu vào của dự án và là một trong những căn cứ quan trọng để ra quyết định cho vay. Do đó Chi nhánh rất chú trọng đến nội dung thẩm định này và thực tế các dự án được thẩm định khá chi tiết, đầy

đủ các khoản mục chi phí liên quan đến dự án, phân định biến phí, định phí chuẩn xác, phân tích các chỉ tiêu IRR, NPV một cách cụ thể rõ ràng.

Tuy nhiên việc thẩm định hiệu quả tài chính dự án còn nhiều bất cập như

xác định công suất dự án không đúng với thực tế, trải đều qua các năm, tính dòng tiền của dự án đã loại bỏ yếu tố rất quan trọng là thay đổi vốn lưu động ròng dẫn đến chưa phản ánh thực chất dòng tiền thực sự của dự án. Xác định lãi suất chiết khấu chưa linh hoạt, tất cả dự án đều áp dụng lãi suất chiết khấu bằng với lãi suất cho vay trong khi dự án được tài trợ nhiều nguồn khác nhau,... điều

Việc xác định khả năng trả nợ của dự án được tài trợ tại VCB Quy Nhơn dựa vào một nguồn duy nhất của dự án là khấu hao và lợi nhuận của dự án, chưa có phương án thẩm định nguồn dự phòng trường hợp dự án bị thua lỗ

hoặc có những trở ngại khác. Ngoài ra, có một số dự án việc xác định thời gian cho vay cũng chưa thực sự hợp lý là lấy tổng số tiền vay dự kiến chia cho tổng khấu hao và lợi nhuận của một năm nào được chọn rồi nhân với tỷ lệ

trích trả nợ. Xác định thời gian vay như vậy làm doanh nghiệp thường bị phụ

thuộc vào ý chủ quan của ngân hàng, trong khi kế hoạch vốn của doanh nghiệp đi vay dài hơn thường vẫn bị Chi nhánh áp dụng thời gian cho vay ngắn hơn.

- Thẩm định rủi ro dự án:

Dựa vào kết quả phân tích và số liệu tính toán hiệu quả tài chính dự án, nhân viên thẩm định tiến hành phân tích rủi ro dự án. Công tác thẩm định rủi ro tài chính hiện nay tại VCB Quy Nhơn chỉ áp dụng phương pháp phân tích

độ nhạy chưa áp dụng phương pháp phân tích điều chỉnh dòng tiền ròng, phương pháp điều chỉnh lãi suất chiết khấu, phương pháp mổ phỏng… nên chưa lường trước hết các trường hợp rủi ro xảy ra và khả năng chịu đựng đối với dự án.

c. Thm định bin pháp bo đảm tín dng

Thẩm định tài sản bảo đảm được Chi nhánh thực hiện theo Quyết định bảo đảm tiền vay của Vietcombank về loại tài sản bảo đảm, tỷ lệ thế chấp so với mức vay vốn cũng như mức độ rủi ro của dự án được đánh giá cao hay thấp, khả năng phát mại của tài sản... Trong cho vay dự án biện pháp bảo đảm thường được áp dụng là thế chấp tài sản hình thành từ chính dự án là chủ yếu, một số ít có bổ sung thêm tài sản thế chấp khác hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tuy nhiên Chi nhánh chưa yêu cầu về việc mua bảo hiểm tài sản bảo đảm như

thẩm định tài sản dựa vào giá trị dự toán theo danh mục tài sản đầu tư của dự

án, khi tài sản đã hình thành việc định giá lại còn chậm và còn phụ thuộc vào việc quyết toán công trình của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong cho vay dự án tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)