6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Các giải pháp khác
Ngoài các giải pháp trên, để phát triển GDMNNCL cũng cần thực hiện các giải pháp nhƣ:
a) Đổi mới quản lý Nhà nước đối với GDMNNCL
Trƣớc hết phải thay đổi nhận thức đối với giáo dục mầm non ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trong điều kiện giáo dục công lập không đáp ứng đƣợc, do những hạn chế về nguồn lực từ Nhà nƣớc và thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá giáo dục hiện nay. Từ đó xác định sự bình đẳng
giữa nó với giáo dục mầm non công lập để thay đổi cơ chế quản lý. Nghĩa là xác định đúng đối tƣợng quản lý trƣớc khi đƣa ra quyết định quản lý mới đảm bảo các quyết định đƣợc thực thi.
Đổi mới quản lý Nhà nƣớc với giáo dục mầm non ngoài công lập sau khi đã xác định rõ đối tƣợng quản lý thì vấn đề tiếp theo là xác định mục tiêu quản lý, phƣơng thức và công cụ quản lý.
Mục tiêu quản lý Nhà nƣớc với giáo dục mầm non nhằm hƣớng tới sự phát triển đúng hƣớng của lĩnh vực này góp phần thoả mãn nhu cầu giáo dục mầm non của ngƣời dân, đồng thời bảo đảm lợi ích của các chủ thể tham gia đầu tƣ. Điều này sẽ bảo đảm các nguồn lực và điều kiện cho giáo dục mầm non phát triển cả về lƣợng và chất.
Đối tƣợng quản lý Nhà nƣớc với giáo dục mầm non ngoài công lập là hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non, do các chủ thể ngoài Nhà nƣớc đầu tƣ và thực hiện hoạt động theo hƣớng chính sách xã hội hoá của Nhà nƣớc, do đó khác với đối tƣợng giáo dục mầm non công lập do nhà Nƣớc tài trợ hoàn toàn. Do đó, ngoài việc quy định những tiêu chuẩn thống nhất và chƣơng trình giáo dục mầm non nói chung, cũng nhƣ tiêu chuẩn cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cô nuôi dạy trẻ mà các cơ sở ngoài công lập phải chấp hành nhƣ các cơ sơ công lập. Những quy định về tài chính và đầu tƣ khác… với khu vực này có khác hơn khi phải tính tới những lợi ích của các nhà đầu tƣ ngoài công lập cũng nhƣ khách hàng-học sinh thụ hƣởng dịch vụ ngoài công lập này.
Việc quản lý vẫn dựa vào các công cụ của quản lý Nhà nƣớc chung nhƣ công cụ kinh tế, công cụ hành chính và công cụ giáo dục tƣ tƣởng. Ở đây là sự kết hợp hài hoà giữa các công cụ chứ không thể chỉ sử dụng một công cụ nào riêng biệt vì khi đó tác dụng của nó cũng nhƣ hiệu quả sẽ không cao. Ví dụ về mặt hành chính, chính quyền cần quy định những tiêu chuẩn hành vi
ứng xử của giáo viên và nhân viên không đƣợc làm trong cơ sở giáo dục ngoài công lập nhƣ:
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể trẻ em và đồng nghiệp;
Xuyên tạc nội dung giáo dục;
Đối xử không công bằng với trẻ em;
Bớt xén khẩu phần ăn của trẻ, làm việc riêng khi đang tổ chức các hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
Giáo viên không đƣợc bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén chƣơng trình nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ;
Có biểu hiện tiêu cực trong nuôi dƣỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Hay nói rõ những gì trẻ đƣợc hƣởng nhƣ:
Đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và Đào tạo;
Đƣợc chăm sóc sức khoẻ ban đầu: Khám bệnh, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập;
Đƣợc tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu. Trẻ khuyết tật đƣợc chăm sóc và giáo dục hoà nhập theo quy định; Trang phục sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp lứa tuổi, thuận tiện cho các hoạt động vui chơi và học tập.
Ngoài ra việc kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ sở này cũng thƣờng xuyên đƣợc tiến hành để đảm bảo sự chấp hành nghiêm túc của họ.
b) Cải cách thủ tục hành chính trong hỗ trợ phát triển GDMNNCL
Về thể chế hành chính trên cơ sở Hiến pháp đã sửa đổi, các Luật mới và các văn bản dƣới Luật về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc; Pháp lệnh cán bộ, công chức và các nghị định để cụ thể hoá Pháp lệnh, cán bộ, công chức… quán triệt thực hiện tốt trong bộ máy hành chính của thành phố và ngành giáo dục.
Về bộ máy hành chính, về giáo dục của thành phố tiếp tục giảm dần các đầu mối quản lý giáo dục, số lƣợng các cơ quan quản lý Nhà nƣớc đã giảm xuống đáng kể, tiếp tục đẩy nhanh thủ tục hành chính đƣợc cải cách theo hƣớng “một cửa”, mẫu hoá các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các thủ tục hành chính về giáo dục. Chính việc cải cách thủ tục hành chính này đã góp phần hạn chế sự sách nhiễu, phiền hà, tham nhũng của các công chức mầm non ngoài công lập. Đây là điểm căn bản nhất của cải cách hành chính về giáo dục góp phần trong xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở thành phố.
Một vấn đề đang đƣợc quan tâm trong cải cách hành chính ở lĩnh vực giáo dục hiện nay là vấn đề phân cấp trong quản lý Nhà nƣớc. Phân cấp thực chất là việc chuyển dần các công việc, nguồn lực do chính quyền sở nắm giữ cho các ban ngành về giáo dục ở quận, huyện một cách lâu dài, ổn định bằng các văn bản luật, dƣới luật, nhằm mở rộng dân chủ, phát huy tính chủ động sáng tạo của chính quyền địa phƣơng. Trong xu hƣớng phân cấp bộ máy hành chính thành phố sẽ tập trung vào việc xây dựng chính sách, bảo đảm sự thống nhất về việc giải quyết những vấn đề lớn của ngành giáo dục thành phố, còn những việc thuộc phạm vi giáo dục quận, huyện để cho họ giải quyết. Nhƣ vậy vấn đề phân cấp gắn với vấn đề dân chủ, dân chủ là cốt lõi của Nhà nƣớc pháp quyền, không có dân chủ thì không có Nhà nƣớc pháp quyền, không mở rộng quyền chủ động sáng tạo của chính quyền địa phƣơng thì không có Nhà nƣớc pháp quyền. Bời vì chỉ có thể thông qua những thiết chế dân chủ, phát huy tính dân chủ, sáng tạo của cộng đồng lãnh thổ mới có thể tạo lập đƣợc môi trƣờng thuận lợi để nhân dân các cộng đồng lãnh thổ kiểm soát đƣợc hoạt động của Nhà nƣớc.
Tiếp tục áp dụng tiêu chuẩn ISO để đánh giá, kiểm soát thƣờng xuyên hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục trong việc giải quyết các công việc của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Trong số các tiêu chí
đánh giá về cơ quan hành chính có các tiêu chí đáng lƣu ý gắn với Nhà nƣớc pháp quyền: tính hợp pháp của nội dung các quyết định; tính đúng đắn về thời hạn theo quy định của quản lý của các quyết định; tính đúng đắn về thủ tục giải quyết các công việc. Thực tiễn việc áp dụng các tiêu chuẩn ISO vào hoạt động hành chính về giáo dục đã mang lại những kết quả đáng kể: việc giải quyết các công việc của dân đơn giản, nhanh gọn, đúng pháp luật, đúng thời hạn, đúng thủ tục.
Tóm lại, việc cải cách hành chính trong lĩnh vực giáo dục thành phố Buôn Ma Thuột trong những năm tới đi theo hƣớng làm cho bộ máy quản lý giáo dục hoàn thiện hơn, hoạt động có hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng bƣớc chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân, làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành chính, là ngƣời đánh giá khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc, bộ máy hành chính.
c) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa GDMN công lập và ngoài công lập
Để phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập thì phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa giáo dục mầm non công lập. Phải nhận thức đúng vai trò của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập trong hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống cơ sở giáo dục mầm non nói riêng. Cần khẳng định cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập là bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục Việt Nam để bảo đảm cung cấp dịch vụ giáo dục mầm non cho nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Chỉ có nhận thức đúng nhƣ vậy mới giải quyết tốt mối quan hệ này trong quá trình quản lý và hoạch định chính sách giáo dục của thành phố. Khi đó không chỉ là sự tạo dựng môi trƣờng thuận lợi cho phát triển cũng của các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập mà còn có thể triển khai đồng bộ các
giải pháp hỗ trợ nhƣ: vốn đầu tƣ, mặt bằng; nhất là đào tạo cán bộ và giáo viên…
Để giải quyết tốt mối quan hệ này cần phải:
- Trong các văn bản nên thống nhất chung giáo dục mầm non của thành phố gồm hai bộ phận công lập và dân lập, gọi chung là giáo dục mầm non.
- Nên định hƣớng các mỗi cơ sở công lập mạnh dạn tham gia giúp đỡ hay đầu tƣ cho một cơ sở ngoài công lập mới trong tƣ vấn chuyên môn hay đào tạo bồi dƣỡng giáo viên và nhân viên làm trong cơ sở.
- Thƣờng xuyên tổ chức các hội nghị hay toạ đàm về chuyên môn hay quản lý có sự tham gia của các nhà quản lý cả hai loại hình. - Không phân biệt trong hỗ trợ giữa hai khu vực này về vật chất. - Cho phép tổ chức trao đổi giáo viên giữa các cơ sở giáo dục giữa
hai khu vực này.
- Cải tiến chế độ đãi ngộ và bảo đảm không có sự khác biệt trong đãi ngộ đối với giáo viên và nhân viên làm việc trong hai khu vực này.
- Các cơ sở giáo dục mần non ngoài công lập có điều kiện vật chất khá tốt cũng có thể hỗ trợ các cơ sở công lập gặp khó khăn.
Để thực hiện cần có những điều kiện nhất định, các điều kiện đó bao gồm:
- Tạo ra môi trƣờng bình đẳng giữa các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và công lập không chỉ từ nhận thức mà còn ngay trong các văn bản hành chính, đảm bảo cơ chế chính sách và hỗ trợ cơ sở vật chất.
- Cần bảo đảm nguồn nhân lực cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập cả về số lƣợng và chất lƣợng ngang bằng với các cơ sở công lập.
- Cần nâng cấp hơn nữa năng lực quản lý và tổ chức của cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
- Chính quyền thành phố dành một số nguồn lực nhất định để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập mới hình thành.
- Các cơ sở giáo dục ngoài công lập cũng phải tuân thủ quy hoạch phát triển mạng lƣới giáo dục ngoài công lập của thành phố đã có.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ