Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển GDMNNCL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ĐăK lăk (full) (Trang 28)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển GDMNNCL

a) Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên nhƣ vị trí địa lý, địa hình sẽ là nhân tố ảnh hƣởng không nhỏ đến sự phát triển giáo dục nói chung và GDMNNCL nói riêng. Điều kiện địa lý, địa hình sẽ tạo khó khăn hay thuận lợi cho việc phân bố cơ sở giáo dục. Từ đó ảnh hƣởng tới chi phí mở rộng cơ sở và nâng cao chất lƣợng giáo dục, chi phí học hành của trẻ.

GDMNNCL thƣờng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở những nơi có điều kiện thuận lợi và lợi ích nhiều, những nơi vùng sâu vùng xa khó có thể thu hút phát triển mở rộng cơ sở GDMNNCL.

b) Điều kiện kinh tế - xã hội

Sự phát triển kinh tế xã hội tác động cả hai phía đối với sự phát triển của GDMNNCL.

Về đầu ra, sự phát triển kinh tế xã hội này sẽ làm tăng nhu cầu về nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, hay nói cách khác nền kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi phải có những ngƣời đƣợc giáo dục chu đáo ngay từ khi còn nhỏ. Mặt khác, kinh tế phát triển, thu nhập đƣợc nâng cao kéo theo nhu cầu học tập cũng cao hơn. Đáng chú ý là nhu cầu về giáo dục lại là nhu cầu tăng nhanh nhất trong các nhu cầu phi vật chất.

Về phía đầu vào, khi kinh tế xã hội phát triển cao sẽ giúp cho nền kinh tế có nhiều nguồn lực hơn để phát triển giáo dục (trong đó có GDMNNCL) - một lĩnh vực đầu tƣ rất tốn kém, cả về quy mô và chất lƣợng.

Tình hình xã hội cũng tác động nhiều tới GDMNNCL. Quy mô và tốc độ tăng dân số nhanh ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam làm tăng đáng kể nhu cầu về giáo dục. Cấu trúc dân số thẻ cũng ảnh hƣởng đến nhu cầu GDMNNCL. Ngoài ra truyền thống ham học của văn hóa xã hội Việt Nam cũng thúc đẩy nhu cầu học hành của ngƣời dân.

Bên cạnh đó, các điều kiện khác nhƣ hạ tầng cơ sở địa phƣơng cũng tác động nhiều đến sự phát triển GDMNNCL, bởi đây chính là những hạ tầng giúp cho giáo dục đƣợc thuận tiện hơn đối với ngƣời học.

c) Cơ chế, chính sách phát triển

Chính sách phát triển giáo dục là tổng thể các biện pháp của Chính phủ sử dụng để tác động vào hệ thống giáo dục thông qua điều chỉnh các quy định

điều kiện và quy chế hoạt động của trƣờng học, nội dung kiến thức dạy dỗ, hỗ trợ tài chính và thuế, cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ sở hạ tầng…

Giáo dục thƣờng đƣợc xem là thế mạnh của khu vực công lập. Chính phủ các nƣớc luôn phải chịu áp lực cao về việc đảm bảo cung ứng dịch vụ giáo dục cho xã hội vì đó là một trong các dịch vụ cơ bản. Vì lý do trên nên Chính phủ thƣờng có xu hƣớng tăng cƣờng giám sát, kiểm soát chặt chẽ khu vực ngoài công lập với nhiều thủ tục hành chính khác nhau, nhiều khi rất hà khắc gây ra nhiều khó khăn cho khu vực này phát triển. Ngƣợc lại, cũng có Chính phủ lại khá lỏng lẻo trong việc kiểm soát hoạt động giáo dục, xem đó là một loại hình dịch vụ mang tính chất thị trƣờng nên có thể dẫn đến tình trạng bùng nổ hoạt động cung cấp dịch vụ GDMN kém chất lƣợng tràn lan, gây tác hại cho xã hội, làm mất uy tín của Chính phủ.

Nhìn chung, cả hai thái cực “cởi trói” và “thúc đẩy” đều không tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho GDMNNCL phát triển. Vì vậy, hệ thống cơ chế, chính sách của Chính phủ đối với khu vực GDMN sẽ là nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích hay kìm hãm GDMNNCL phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ĐăK lăk (full) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)