Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ĐăK lăk (full) (Trang 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh

Trong quá trình phát triển GDMNNCL, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra tình trạng thiếu thốn mọi thứ nhƣ thiếu hụt giáo viên, cơ sở vật chất đang xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều trƣờng quá cũ không đáp ứng đƣợc yêu cầu chăm sóc và nuôi dƣỡng trẻ, số khác thiếu sân chơi. Trƣờng có nhiều điểm lẻ (nhà dân cải tạo thành lớp học) nhƣng vẫn phải sử dụng do nhu cầu gửi trẻ quá lớn. Không chỉ thiếu cán bộ - giáo viên mà hệ thống trƣờng MNNCL ở TP. Hồ Chí Minh còn thiếu trầm trọng lực lƣợng chuyên trách y tế học đƣờng. Hiện nay chỉ mới 20% các trƣờng có cán bộ y tế đạt trình độ trung cấp.

Sự phát triển của các cơ sở GDMNNCL cũng dẫn tới vấn đề mới cho công tác quản lý các cơ sở này đặc biệt là năng lực của cán bộ quản lý. Sự phát triển mạnh mẽ của nhiều cơ sở GDMNNCL ở TP. Hồ Chí Minh đã tạo thêm cơ hội cho nhiều trẻ em đƣợc đến trƣờng. Tuy nhiên, sự “nở rộ” của hệ thống GDMNNCL tại một số quận, huyện đã kéo theo nhiều khó khăn trong việc quản lý, khi không phải cơ sở nào cũng đảm bảo mọi yếu tố, quy chuẩn về chăm sóc trẻ em trong hoạt động theo quy định. Thực tế, việc phân cấp quản lý trƣờng MNNCL về từng quận, huyện (đã làm nhiều năm nay) giúp cho việc giám sát thực tế chặt chẽ hơn. Bởi theo quy định, đề án phải đƣợc đƣa lên Phòng Giáo dục – Đào tạo thẩm định, nếu đủ các điều kiện, UBND quận, huyện mới ra quyết định cho phép cơ sở hoạt động. Có nơi, việc thẩm định cấp phép chỉ làm cho có, ví nhƣ y tế chỉ kiểm tra bếp, không quan tâm đến những nơi tiềm ẩn rủi ro nhƣ phòng học, nhà vệ sinh. Có nơi cấp phép xong bỏ đấy hoặc không kiểm tra thƣờng xuyên nên không kịp thời phát hiện những thiếu sót trong việc thực hiện quy chế chuyên môn của cơ sở hoặc “khoán” hẳn công tác giám sát, quản lý cho Phòng Giáo dục – Đào tạo. Điều này đòi hỏi cán bộ quản lý phải có đủ năng lực về chuyên môn mà hiện nay cán bộ khó đáp ứng.

Ngành giáo dục TP. Hồ Chí Minh đã có những giải pháp rất cơ bản để giải quyết các vấn đề này nhằm thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở GDMNNCL. Cụ thể, ngành giáo dục đã chỉ đạo và bảo đảm kinh phí cho việc đào tạo giáo viên cho hệ mầm non thông qua đặt hàng trực tiếp với các cơ sở đào tạo – trƣờng sƣ phạm trên địa bàn thành phố thông qua tăng chỉ tiêu chính quy cũng nhƣ các hệ đào tạo ngắn hạn và bồi dƣỡng. Mặt khác, ngành giáo dục cũng yêu cầu các cơ sở GDMNNCL có học viên gửi đào tạo tham gia tài trợ cho học viên… Các hình thức tổ chức đào tạo tại cơ sở theo hình thức kèm cặp cũng đƣợc áp dụng và do đó vấn đề giáo viên cho hệ này đã phần nào đƣợc giải quyết.

Để đáp ứng nhu cầu cán bộ quản lý và nâng cao nâng lực cho cán bộ quản lý trong điều kiện phát triển nhanh của các cơ sở GDMNNCL, ngành giáo dục TP. Hồ Chí Minh một mặt tiến hành bồi dƣỡng kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ đang làm công tác này, mặt khác xin UBND thành phố cho phép tăng tiêu chuẩn định biên và bổ sung cán bộ cho bộ máy quản lý. Việc tổ chức thƣờng xuyên các đợt tập huấn cho cán bộ quản lý giáo dục cùng với tọa đàm đã giúp nâng cao trình độ quản lý đáng kể. Ngành cũng khuyến khích cán bộ tham gia đào tạo sau đại học về quản lý giáo dục tại trƣờng Đại học Sƣ phạm.

Với những biện pháp tập trung vào giải quyết khó khăn thiếu nhân lực quản lý và giảng dạy đã giúp TP. Hồ Chí Minh giải quyết đƣợc những khó khăn trƣớc bối cảnh phát triển nhanh các cơ sở GDMNNCL. Bài học này rất hữu ích cho TP. Buôn Ma Thuột.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN

MA THUỘT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ĐăK lăk (full) (Trang 32)