6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Giải pháp phát triển loại hình, chủng loại dịch vụ GDMNNCL
GDMNNCL
Khác với GDMN công lập, GDMNNCL có những thuận lợi trong việc linh hoạt đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân ở nhiều hình thức. Song dịch vụ giáo dục nói chung và GDMN nói riêng có những đòi hỏi khắt khe về điều kiện tham gia cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ, dù là công lập hay ngoài công lập đều phải đƣợc đánh giá trên một chuẩn yêu cầu và mục tiêu giáo dục. Do đó, TP. Buôn Ma Thuột cần phải có các chính sách:
- Cho phép các cơ sở GDMNNCL tự lựa chọn các dịch vụ tăng thêm nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của ngƣời học, các cơ sở đƣợc chủ động liên kết với các công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ.
- Khuyến khích sự phát triển của các loại hình, chủng loại GDMNNCL để khu vực ngoài công lập có thể chia sẻ gánh nặng cho chính quyền thành phố cũng nhƣ cho ngành GDMN, đặc biệt là sự phát triển của các loại hình GDMNNCL dành cho trẻ ở độ tuổi dƣới 12 tháng (Phân khúc này có nhu cầu rất lớn).
- Thành lập trung tâm kiểm định chất lƣợng GDMN độc lập để đánh giá, xếp loại các loại hình, chủng loại của các cơ sở GDMN để ngƣời sử dụng dịch vụ có thể tham khảo, đồng thời cũng giúp cho các cơ sở GDMNNCL có thái độ nghiêm túc hơn trong việc tổ chức dịch vụ giáo dục, đặc biệt là GDMN.
- Tổ chức triển khai đồng loạt và kiểm tra chất lƣợng, đánh giá xếp loại công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non theo bốn lĩnh vực thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, nhận thức cụ thể trong 28 chuẩn, 120 tiêu chí chuẩn mầm non 5 tuổi của bộ GD&ĐT.
3.2.2. Giải pháp phát triển mạng lƣới GDMNNCL
Để GDMNNCL phát triển và phát triển tốt theo định hƣớng giáo dục của ngành, đảm bảo chất lƣợng, yêu cầu phát triển của thành phố và đƣợc xã hội đồng thuận cần phải:
- Ƣu tiên cho trƣờng mầm non công lập tập trung ở các khu vực khó khăn, kém phát triển, để trẻ em mọi tầng lớp đều có cơ hội đƣợc học tập tại môi trƣờng thuận lợi.
- Cải tiến quy trình thành lập trƣờng MNNCL.
- Khuyến khích các trƣờng mầm non theo mô hình PPP (Public – Private Partner) hợp tác công – tƣ, trong đó Nhà nƣớc cho phép tƣ nhân cùng tham gia đầu tƣ vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của Nhà nƣớc.
- Quy hoạch mạng lƣới đi cùng quá trình đô thị hóa, vận động và thu hút đầu tƣ, có yêu cầu bắt buộc với các quy hoạch khu dân cƣ, khu công nghiệp, có chính sách ƣu đãi từng khu vực, tạo điều kiện đa dạng hóa các loại hình GDMN.
- Tăng cƣờng kiểm tra giám sát việc thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch phát triển, rà soát, chỉnh sửa. Có chính sách hỗ trợ kịp thời, cần sớm tổng kết việc thực hiện để thực hiện đề án xã hội hóa GDMN.
- Cơ cấu lại nguồn lực đúng chủ trƣơng, quan điểm nhất quán trong thu hút đầu tƣ, Nhà nƣớc chỉ đầu tƣ những lĩnh vực mà ngoài công lập không thể đáp ứng. Khuyến khích sự đa dạng các dịch vụ hỗ trợ ngƣời học, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
- Tác động thay đổi nhận thức từ nhà quản lý, xã hội, nhà đầu tƣ, ngƣời học. Phát triển GDMNNCL là phát huy tiềm năng trí tuệ vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, tạo
điều kiện để mọi ngƣời đƣợc thụ hƣởng thành quả giáo dục, nâng cao chất lƣợng cuộc sống:
Nhận thức nhà quản lý: Mục đích của chủ trƣơng xã hội hoá là vận động mọi nguồn lực trong xã hội chia sẻ những hạn chế về nguồn Ngân sách, mặt khác nhu cầu giáo dục của nhân dân ngày càng cao và đa dạng, việc nhập cƣ của lao động đang độ tuổi sinh sản cũng đang gây khó khăn cho việc đảm bảo nhu cầu học tập của trẻ độ tuổi mầm non của chính quyền thành phố. Chính vì vậy cần phải thay đổi nhận thức theo hƣớng tích cực, cần phải xem việc giáo dục ngoài công lập là cần thiết, lãnh đạo các cấp, các ngành cần nhận thức vai trò của giáo dục ngoài công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân để từ đó thay đổi công tác quản lý giáo dục cho phù hợp với yêu cầu, hợp lý hoá cơ cấu tổ chức, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý giáo dục các cấp, xây dựng và hoàn thiện các chính sách, cơ chế về giáo dục vào đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chƣơng trình và chất lƣợng, thực hiện nghiêm túc Luật Giáo dục.
Nhận thức xã hội: Xã hội cần có những dịch vụ giáo dục ngoài công lập bởi những gì mà vai trò giáo dục mầm non ngoài công lập đảm trách, sự hiểu biết và chia sẻ của xã hội là cần thiết, là điều kiện để GDMNNCL phát triển. Việc này có ý nghĩa rất lớn với các đơn vị hoạt động trong hình thức xã hội hoá, hình thành đơn vị ngoài công lập.
Nhận thức nhà đầu tƣ: Đầu tƣ giáo dục là một lĩnh vực giáo dục khá đặc biệt, cần phải xem trọng trách nhiệm xã hội của các tổ chức. Do vậy cạnh việc kiểm tra giám sát hoạt động cần phải tuyên truyền vận động các tổ chức giáo dục đảm bảo hoạt động
theo đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đa dạng các hình thức cung cấp, gắn quyền lợi với trách nhiệm.
Nhận thức ngƣời học: cần tuyên truyền chủ trƣơng xã hội hóa cụ thể là dịch vụ GDMNNCL nhằm đáp ứng sự đa dạng dịch vụ lựa chọn, đáp ứng nhiều phân khúc, tiện lợi, tiện nghi cho ngƣời học, nâng cao chuẩn giáo dục. Sự chấp nhận, chi trả của ngƣời dân cũng đƣợc xem là sự chung tay của mọi ngƣời để nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.
- Phân bố chỉ tiêu, giám sát việc thực hiện đến các UBND quận, huyện, phƣờng, cấp quản lý trực tiếp các cơ sở giáo dục bậc mầm non. Đôn đốc việc tạo điều kiện khuyến khích các cơ sở GDMNNCL cung cấp các dịch vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dƣỡng đa dạng hoá loại hình phục vụ cho nhiều đối tƣợng cộng đồng. Tránh phân biệt đối xử giữa cơ sở công lập và ngoài công lập.