Tình hình phát triển loại hình, chủng loại dịch vụ GDMNNCL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ĐăK lăk (full) (Trang 46)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.Tình hình phát triển loại hình, chủng loại dịch vụ GDMNNCL

khó khăn hoặc đẩy mạnh xã hội hóa GDMNNCL tại các khu vực trung tâm có điều kiện thuận lợi, dành Ngân sách tập trung cho các vùng khó khăn nhằm đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của mọi trẻ em, đặc biệt là đối với trẻ em dân tộc thiểu số, tạo sự công bằng trong xã hội và rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn, thành thị. Có nhƣ thế mới có thể hoàn thành Kế hoạch 29/KH-UBND phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 mà UBND TP. Buôn Ma Thuột đã ban hành ngày 23/03/2011.

2.2.2. Tình hình phát triển loại hình, chủng loại dịch vụ GDMNNCL GDMNNCL

Hình 2.2: Các loại hình GDMNNCL trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột giai đoạn 2009-2013

Hình 2.3: Các loại hình GDMN công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột giai đoạn 2009-2013

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Phòng GD&ĐT thành phố Buôn Ma Thuột)

Từ hình 2.2 và hình 2.3 có thể thấy hiện nay GDMN công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột chƣa cung cấp loại hình dịch vụ nhà trẻ (dành cho trẻ từ 3 tháng đến dƣới 3 tuổi), đặc biệt là trẻ em 6 tháng tuổi, độ tuổi mẹ trẻ phải đi làm. Số lớp nhà trẻ do các cơ sở GDMNNCL cung ứng tăng đều qua các năm (mỗi năm bình quân tăng thêm 03 lớp so với năm trƣớc) thể hiện nhu cầu gửi trẻ ở độ tuổi này là không hề nhỏ. Chính vì vậy, GDMN khu vực ngoài công lập đang tạo ra và tăng thêm cơ hội học tập và tỷ lệ huy động trẻ đến trƣờng với đầy đủ cả hai loại hình hiện có của GDMN là nhà trẻ và mẫu giáo. Các cơ sở GDMNNCL đã giúp cho những bậc bố mẹ nói chung, phụ nữ nói riêng yên tâm công tác, tham gia vào các hoạt động xã hội, giải phóng sức lao động tạo năng suất cao hơn, nâng cao chất lƣợng cuộc sống và góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng.

Sự phát triển về loại hình của GDMNNCL trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với khu vực công lập. Tuy nhiên nó sẽ không hạn chế hay kìm hãm sự phát triển của GDMN công lập mà ngƣợc lại, sẽ kích thích khu vực công phải cải thiện nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của ngƣời học. Nhờ đó có thể tạo nên một sự thay đổi lớn, một bƣớc phát triển mới cho ngành GDMN của địa phƣơng.

Bên cạnh đó, ngoài các chủng loại dịch vụ GDMN thông thƣờng, đáp ứng nhu cầu căn bản của phụ huynh học sinh (chăm sóc, nuôi dƣỡng và giáo dục trẻ), các cơ sở GDMNNCL còn phát triển đa dạng các dịch vụ hỗ trợ, đáp ứng những phân khúc yêu cầu cao hơn nhƣ: theo dõi biểu đồ phát triển, khám sức khỏe định kỳ, dịch vụ đƣa đón, trông trẻ ngoài giờ/qua đêm, bữa ăn chiều cho trẻ tại trƣờng, dịch vụ tƣ vấn chăm sóc con nhỏ cho các bậc phụ huynh, trang bị kỹ năng mềm cho trẻ.

Bảng 2.5: Tình hình phát triển về chủng loại dịch vụ GDMNNCL trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: trường

Chủng loại dịch vụ/Tiêu chí Năm

2009 2010 Tăng (%) 2011 Tăng (%) 2012 Tăng (%) 2013 Tăng (%) Chăm sóc, nuôi dƣỡng 10 11 10,0 12 9,1 14 16,7 15 7,1

Giáo dục theo chƣơng trình 10 11 10,0 12 9,1 14 16,7 15 7,1

Theo dõi biểu đồ phát triển 10 11 10,0 12 9,1 14 16,7 15 7,1

Khám sức khỏe định kỳ 4 4 0 5 25,0 7 40,0 7 0

Đƣa đón tận nhà 1 2 100,0 2 0 3 50,0 4 33,3

Trông trẻ ngoài giờ/qua đêm 2 2 0 4 100,0 8 100,0 10 25,0

Bữa ăn chiều tại trƣờng 4 6 50,0 7 16,7 9 28,6 12 33,3

Tƣ vấn cho phụ huynh 3 4 33,3 5 25,0 6 20,0 7 16,7

Trang bị kỹ năng mềm 6 7 16,7 8 14,3 9 12,5 13 44,4

TỔNG (1) 50 58 16,0 67 15,5 84 25,4 98 16,7

TỔNG SỐ TRƢỜNG (2) 10 11 10,0 12 9,1 14 16,7 15 7,1

BÌNH QUÂN TRƢỜNG (1:2) 5,0 5,3 6,0 5,6 5,7 6,0 7,1 6,5 8,3

Dựa vào bảng 2.5, thấy rằng các cơ sở GDMNNCL trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột phát triển khá tốt và ổn định về chủng loại dịch vụ. Nếu nhƣ năm 2009, trung bình một trƣờng có 5,0 dịch vụ khác nhau, thì đến năm 2013 tỷ số này là 6,5, tăng đến 30%, bình quân mỗi năm tăng 6,8%/năm. Trung bình một trƣờng mầm non công lập chỉ cung cấp từ 3-4 chủng loại dịch vụ.

Nhƣ vậy, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, từ đó mà nhu cầu về những dịch vụ hỗ trợ việc học tập của trẻ ở bậc mầm non cũng ngày càng phong phú. Hệ thống trƣờng công lập không đủ để đáp ứng, vì vậy, các cơ sở GDMNNCL đã góp phần làm hoàn thiện hệ thống GDMN trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột bằng cách không ngừng đa dạng hóa các chủng loại dịch vụ của mình, đáp ứng nhu cầu của ngƣời học ở mức cao nhất.

2.2.3. Tình hình phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên

Cùng với sự phát triển về số lƣợng cũng nhƣ mạng lƣới trƣờng MNNCL trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên nhà trƣờng cũng phát triển theo.

Trong 5 năm qua, đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên và giáo viên mầm non tại các cơ sở ngoài công lập tăng đáng kể, và tăng lên hàng năm. Từ bảng 2.6 thấy đƣợc tổng số giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý ở các cơ sở GDMNNCL tăng từ 506 ngƣời năm 2009 lên thành 814 ngƣời năm 2013, bình quân tăng khoảng 12,7%/năm. Trong cùng thời kỳ, số lƣợng giáo viên tăng lên từ 345 ngƣời thành 568 ngƣời, bình quân 13,4%/năm. Tổng số giáo viên tăng liên tục, tỷ lệ tăng luôn cao hơn tỷ lệ tăng của tổng số học sinh nên tỷ lệ học sinh trên giáo viên trong những năm qua đã giảm đi, từ gần 17 học sinh/giáo viên năm 2009 xuống còn 13 học sinh/giáo viên năm 2013.

Bảng 2.6: Tình hình phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên các cơ sở GDMNNCL ở Buôn Ma Thuột giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: ngƣời Tiêu chí 2009 2010 +/- (%) 2011 +/- (%) 2012 +/- (%) 2013 +/- (%) Giáo viên (GV) 345 408 18,3 437 7,1 485 11,0 568 17,1 Đạt chuẩn 336 400 19,0 429 7,0 478 11,7 562 17.6 Tỷ lệ (%) 97,4 98,0 0,6 98,2 0,2 98,6 0,4 98,9 0,3 Cán bộ quản lý 19 23 21,1 26 13,0 34 30,8 40 17,6 Nhân viên (NV) 142 168 18,3 177 5,4 190 7,3 206 8,4 TỔNG 506 599 18,4 640 6,8 709 10,8 814 14,8 Học sinh (HS) 5.846 6.657 13,9 6.953 4,5 7.334 5,5 7.840 6,9 Tỷ lệ HS/GV 16,9 16,3 (3,6) 15,9 (2,5) 15,1 (5,0) 13,8 (8,6) Tỷ lệ HS/NV 41,2 39,6 (3,9) 39,3 (0,8) 38,6 (1,8) 38,1 (1,3)

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ tăng bình quân của số lƣợng cán bộ quản lý và nhân viên tại các cơ sở GDMNNCL lần lƣợt là 20,6%/năm và 9,9%/năm. Điều này chứng tỏ ngành GDMNNCL của thành phố đang phát triển ổn định, những dịch vụ tại các cơ sở này cũng đƣợc quan tâm phát triển. Tỷ lệ học sinh trên nhân viên nhà trƣờng giảm dần qua các năm, từ 41 học sinh/nhân viên năm 2009 xuống còn 38 học sinh/nhân viên, nhờ thế mà trẻ em đi học phần nào đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng và phục vụ chu đáo hơn.

Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển giáo dục là không những phát triển số lƣợng giáo viên mà còn phải quan tâm đến chất lƣợng. Những năm gần đây, ngành GD&ĐT đã phối hợp với các ngành liên quan đào tạo và bồi dƣỡng cho giáo viên bậc mầm non. Bên cạnh đó, rất nhiều giáo viên mầm non trẻ tốt nghiệp đại học tham gia vào đội ngũ đã góp phần nâng cao chất lƣợng giáo viên của hệ thống GDMNNCL, hiện tỷ lệ giáo viên MNNCL đạt chuẩn là gần 99%/tổng số giáo viên.

Tuy nhiên, riêng đối với giáo viên bậc học mầm non, ngoài yêu cầu phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ ra, “tấm lòng của một ngƣời mẹ” của cô giáo đối với con trẻ cũng là một yếu tố quan trọng. Để có đánh giá khách quan đối với chất lƣợng giáo viên tại các cơ sở GDMNNCL, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến khảo sát của một nhóm gồm 150 đối tƣợng là phụ huynh của học sinh hiện đang học tại các trƣờng MNNCL trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột với câu hỏi: “Theo Ông (Bà), thái độ chăm sóc trẻ em của giáo viên các trường mầm non ngoài công lập hiện nay trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột như thế nào?” và kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.7: Bảng kết quả khảo sát chất lƣợng giáo viên MNNCL

cau2chamsoccuagiaoviencactruongmamnonngoaiconglapnhuthenao

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent

Valid rat tot 1 .7 .7 .7

tuong doi tot 36 24.0 24.0 24.7

dat yeu cau 97 64.7 64.7 89.3

con yeu kem 16 10.7 10.7 100.0

Total

150 100.0 100.0

Có gần 65% tổng số đối tƣợng đƣợc phỏng vấn cho rằng thái độ chăm sóc trẻ em của giáo viên các trƣờng MNNCL hiện nay trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột là “đạt yêu cầu”, chỉ có 10,7% cảm thấy “còn yếu kém”. Điều này chứng tỏ chất lƣợng của giáo viên ngoài công lập phần lớn đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của họ.

Nhìn chung, các cơ sở GDMNNCL đã có nhiều cố gắng để phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên và giáo viên của mình. Những cố gắng này

một mặt đáp ứng đƣợc những yêu cầu mà ngành giáo dục đề ra, mặt khác đã phần nào thỏa mãn đƣợc nhu cầu ngày càng cao về chất lƣợng GDMN của xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh ĐăK lăk (full) (Trang 46)