Địa hình, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 37)

4. Bố cục của khóa luận

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình:

Lăng Can có Địa hình đa dạng và phức tạp, có độ dốc lớn trong khoảng 12 – 250C thấp dần từ phía Bắc về trung tâm xã và từ phía Nam về trung tâm xã tạo thành lòng máng.

- Đỉnh núi cao nhất nhất là đỉnh núi Khau Ung cao 1.900m so với mực nước biển.

- Độ cao trung bình 210 – 1.800m so với mực nước biển.

- Nơi thấp nhất chạy dọc theo con suối Nặm Luông thuộc thôn Phai tre A, thôn Phai Tre B, thôn Nà Mèn và thôn Bản Khiển.

Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành các kiểu địa hình khác nhau, diện tích đất có độ dốc nhỏ ít và phân bố rải rác thành các dải nhỏ giữa các đồi, núi. Do đặc điểm địa hình phức tạp nên việc bố trí sản xuất của xã gặp nhiều khó khăn đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Kiểu địa hình núi trung bình (độ cao từ 701-1700 m) chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên của xã, độ cao trung bình từ 710-800 m độ dốc trung bình 25-32o, phân bố ở khu vực thôn Phai Tre, thôn Nặm Đíp, thôn Nặm Chá, đất

đai phần lớn là đất lâm nghiệp xen kẽ các thung lũng hẹp rất thuận lợi cho việc phát triển Nông - lâm nghiệp của địa phương.

Kiểu địa hình núi thấp (độ cao từ 301-700 m) chiếm khoảng 35% diện tích tự nhiên, độ cao trung bình từ 400-500 m, độ dốc trung bình từ 25-35o

, phân bố ở khu vực phía Đông và phía Tây của xã, vùng này xen kẽ có các thung lũng hẹp rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng nông-lâm nghiệp và canh tác lúa nước.

Kiểu địa hình đồi (độ cao từ 100-300 m) chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên, độ dốc trung bình 200 m, độ dốc trung bình từ 15-25o phân bố dọc theo suối Nặm Luông từ phía Đông sang Tây của xã, vùng này xen kẽ có các thung lũng hẹp rất thuận lợi phát triển nhiều loại cây trồng nông - lâm nghiệp và canh tác lúa nước.

Kiểu địa hình thung lũng ven suối lớn chiếm 10% diện tích đất tự nhiên phân bố dọc theo các con suối lớn có các thung lũng, bãi bồi không liên tục xen kẽ với sườn núi, đất đai khá màu mỡ rất thuận lợi cho việc trồng cây hàng năm, song nhiều khu vực thường bị ngập nước và lũ vào mùa mưa.[4].

Đất đai

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ dạng đất trên địa bàn xã Lăng Can có những loại đất chính sau:

- Đất thung lũng dốc tụ: Đất này chiếm 20% diện tích đất tự nhiên, hình thành ở các thung lũng giữa các dãy núi, do quá trình sói mòn, rửa trôi từ trên xuống tích tụ lại, loại đất này thường được sử dụng để trồng lúa nước và cây hoa màu khác.

- Đất đỏ vàng trên đá sét, đá vôi và đá biến chất: Loại đất này chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân bố hầu hết ở các thôn trên địa bàn xã Lăng Can, đất có thành phần cơ giới thịt nặng đến sét thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả nơi còn rừng đất được bảo vệ tốt.

Với diện tích tự nhiên là 8.900,82 ha, nếu phân bố thổ nhưỡng bao gồm loại đất sau:

-Đất bạc màu: 2,25ha phân bố chủ yếu ở hầu hết các thôn trong 12 thôn, và tập trung đất bạc màu ở các thôn là Bản Kè A, Bản Kè B, Bản Khiển, Nặm Chá, Phai Che, Đon Bả, Nà Khà, Làng Chùa, Nà Mèn.

-Đất phù sa sông suối: 74,74 ha đất sông suối thuộc thôn Bản Khiển, Nặm Chá, Đon Bả, Phai Phe.

-Đất xám Perarit: 4.950,33 ha phân bố khắp nơi.

-Đất dốc tụ: 12,05 ha phân bố chủ yếu 2 thôn Bản Kè A, Bản Kè B và các thôn còn lại thuộc địa bàn xã.

Như vậy, đất đai của xã Lăng Can được phân bố chủ yếu trên bốn dạng địa hình và điều kiện khí hậu mát mẻ, tạo ra vùng lập địa thích hợp với nhiều loại cây trồng, có đặc tính sinh thái á nhiệt đới. Tuy nhiên quá trình sử dụng đất trong nhiều năm qua chưa hợp lí, chưa có quy hoạch theo vùng, khu để canh tác các cây trồng cho phù hợp với tính chất của đất, do sức ép về dân số và tập quán canh tác của nhân dân trong xã... nên nhiều nơi đất bị rửa trôi, xói mòn, suy thoái và đất bị bỏ hoang hoá...

Bng 3.1: Tình hình s dng đất đai ca xã Lăng Can 2013 STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) A. Tổng diện tích đất tự nhiên 8.900,82 100

I. Đất sản xuất nông nghiệp 388,46 4,4

1. Đất trồng lúa nước 293,28 75,45

3. Đất trồng cây lâu năm 95,18 24,5

4. Đất nuôi trồng thủy sản 1,95 0,05

II. Đất lâm nghiệp 8.099,70 91,0

1. Đất rừng sản xuất 6.530,53 80,6

2. Đất có rừng tự nhiên sản xuất 1.177,55 14,5

3. Đất có rừng trồng sản xuất 18,27 0,2

4. Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 195,96 2,4

5. Đất trồng rừng sản xuất 177,39 2,2

III. Đất phi nông nghiệp 162,26 1,8

1. Đất ở 40,13 24,73

2. Đất chuyên dùng 120,09 74,01

3. Đất phi nông nghiệp khác 2,04 1,2

IV. Đất chưa sử dụng 250,22 2,8

Qua bảng 3.1, ta thấy: Đất lâm nghiệp là nhóm đất có quy mô diện tích lớn nhất là 8.099,70 ha chiếm 91,0% diện tích tự nhiên vì địa bàn xã diện tích đất đồng bằng ít hơn so với đất đồi núi cao, đất có độ cao 200m – 300m, đất này phù hợp với điều kiện trồng cây lương thực và cây công nghiệp lâu năm. Vì vậy đất lâm nghiệp chiếm phần lớn đất diện tích của địa bàn xã, thứ hai là đất sản xuất nông nghiệp với 388,46 ha chiếm 4,4%. Còn lại các loại đất khác như: đất chưa sử dụng và đất phi nông nghiêp chiếm tỉ lệ 1,8% tổng diện tích tự nhiên.

Trong sản xuất nông nghiệp thì đất trồng lúa nước chiếm 75,45% đất trồng cây lâu năm chiếm 24,5 %. Do đặc điểm của đất đai và truyền thống sản xuất cũ mà đa phần diện tích đất trồng cây hàng năm được sử dụng để trồng lúa.

Đất chưa sử dụng ngày càng giảm do sự gia tăng dân số và các khu xưởng chế biến gỗ, nhà máy đóng ghạch... và phát triển các khu buôn bán như chợ và quy hoạch giao thông...

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 37)