Những bài hoc kinh nghiệm rút ra đối vơi kinh tê hộ nông dân

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 28)

4. Bố cục của khóa luận

1.2.4.2. Những bài hoc kinh nghiệm rút ra đối vơi kinh tê hộ nông dân

Nam nói chung và Lăng Can nói riêng.

Đối với Việt Nam

Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Có như vậy các hộ nông dân mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình. Từ đó diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập.

Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu. Vì thế để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người nông dân về giá vật tư nông nghiệp và thông tin về nhu cầu của thị trường.

Từ thực tế cho thấy để phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững và có hiệu quả cao cần phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học

nông nghiệp, những tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là lĩnh vực ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong lựa chọn và tạo giống.

Cần phá vỡ tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, để làm được điều này nhà nước cần định hướng, hỗ trợ, tư vấn cho người nông dân trong phát triển kinh tế nông hộ.[12].

Đối với xã Lăng Can

Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ bản mà Nhà nước đã đặt ra: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh".

Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của xã để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân.

Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân, Đảng bộ, UBND xã đã chỉ đạo các ban ngành tìm mọi cách góp phần tăng năng suất cây trồng vật nuôi, xây dựng cơ cấu giống hợp lý, phù hợp với từng loại đất, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong canh tác.

Xã phải có chủ trương, giải pháp đúng đắn là khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, khai thác triệt để nguồn đất hiện có, áp dụng chính sách miễn thuế nông nghiệp ở những vùng mới khai hoang, có chính sách vay vốn hợp lý để người dân yên tâm đầu tư sản xuất. Tập trung thực hiện, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, thực hiện chuyển diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các cây hoa màu khác thực hiện đa dạng cây trồng, vật nuôi.

Cán bộ khuyến nông xã phải thường xuyên xuống tận các hộ nông dân để tìm hiểu những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của các hộ để có thể giúp các hộ đưa ra các giải pháp khắc phục.

Phát triển các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển.[8].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cu

Các hộ nông dân trên địa bàn xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang và các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế nông hộ trong địa bàn xã.

2.1.2. Phm vi nghiên cu

2.1.2.1. Về không gian

Các số liệu được điều tra trên địa bàn xã Lăng Can, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.

2.1.2.2. Về thời gian

Số liệu và kết quả nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là số liệu của 3 năm (2011-2013).

Các số liệu điều tra về hộ được tập trung vào năm 2013

Thời gian triển khai thực hiện đề tài: Từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 05 năm 2014.

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Đặc đim t nhiên, kinh tế - xã hi xã Lăng Can và nhng thun li, khó khăn nh hưởng đến phát trin kinh tế h khó khăn nh hưởng đến phát trin kinh tế h

-Vị trí địa lý, điều kiện địa hình, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn. -Tình hình biến động dân số lao động của xã giai đoạn 2011-2013. -Tình hình về kinh tế, giá trị sản xuất của xã giai đoạn 2011-2013. -Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng tới kinh tế hộ.

2.2.2. Thc trng sn xut kinh doanh ca nông h

-Tình hình cơ bản của chủ hộ.

-Tổng thu, chi phí, thu nhập từ sản xuất, lâm nghiệp và ngoài sản xuất nông, lâm nghiệp của nông hộ.

-Thu nhập của nông hộ từ sản xuất nông, lâm nghiệp và ngoài nông lâm. -Tình hình chi tiêu của nông hộ.

2.2.3. Phân tích nhng nhân tnh hưởng đến phát trin kinh tế h nông dân xã Lăng Can dân xã Lăng Can

- Đánh giá các nguồn lực của địa phương.

- Phân tích tình hình kinh tế theo nhóm hộ điều tra.

- Phân tích tình hình kinh tế của một số hộ đại diện kinh tế cho các nhóm và đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế cho từng nhóm các hộ đó.

- So sánh sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ và nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.

- Phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của hộ gia đình.

2.2.4. Đề xut mt s gii pháp nhm phát trin kinh tế h nông dân ti địa phương

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế cho từng nhóm hộ. - Đề xuất một số giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế hộ tại địa phương.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cu

2.3.1.1. Phương pháp duy vật biến chứng

Đây là phương pháp nghiên cứu đánh giá các hiện tượng kinh tế - xã hội dựa trên cơ sở nhìn nhận, xem xét một vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó và dàng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Trong đề tài sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về điều kiện dân số, kinh tế - xã hội, trên địa bàn xã trong 3 năm (2011 – 2013) để từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ và đề ra những giải pháp phát triển.

2.3.1.2. Phương pháp duy vật lịch sử

Là phương pháp quan trọng khi nghiên cứu, xem xét và đánh giá sự vật hiện tượng, coi các quan điểm lịch sử, các sự vật hiện sự vật hiện tượng đã sảy ra tương đồng trước đó.

2.3.2. Phương pháp nghiên cu c th

Để tiến hành nghiên cứu đạt được những mục đích đề ra, phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề. Các phương pháp củ thể bao gồm:

2.3.2.1. Chọn địa điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng đến tính chính xác, khách quan và thực tiễn của kết quả nghiên cứu đề tài. Chọn điểm nghiên cứu được tiến hành theo bước sau.

a) Chọn vùng nghiên cứu

Theo kết quả phân vùng sinh thái và kinh tế xã Lăng Can có 12 thôn và có 1 thôn nằm trong trung tâm huyện Lâm Bình, chia làm 2 vùng sinh thái vùng đồi núi thấp và vùng đồi núi cao.

Hai vùng sinh thái này có sự khác biệt tương đối rõ rệt về điều kiện đất đai, địa hình, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, điều kiện thị trường, cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí…Do vậy, để đảm bảo yêu cầu cho nhu cầu nghiên cứu, điểm được chọn có đầy đủ các vùng sinh thái và cụm kinh tế trong xã.

b) Chọn xã nghiên cứu

Việc chọn xã nghiên cứu phải đảm bảo yêu cầu nghiên cứu và phân tích và đảm bảo các tiêu chuẩn như sau:

+ Đại diện và theo tỷ lệ các xã trong vùng sinh thái và kinh tế của xã. + Có quỹ đất nông lâm, nghiệp ở mức trung bình khá so với các xã trong địa bàn.

+ Có điều kiện sản xuất, mức độ dân kinh tế, trình độ dân trí…ở mức trung bình trong huyện.

+ Được phân bố ở phía Bắc, Nam, Đông, Tây và trung tâm xã.

+ Có khoảng cách xa, gần nhau đến thị trường, đường quốc lộ và trung tâm huyện Lâm Bình.

Vì vậy trong 3 thôn, Bản Kè A, Bản Kè B, thôn Bản Khiển: Là 3 địa điểm nghiên cứu vì 3 thôn này có dân số nhiều hơn so với các thôn còn lại, trình độ dân trí ở mức độ trung bình, có gần khoảng 78% dân ở 3 thôn này chủ yếu là làm nông nghiệp, thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Tày, trong đó thôn Bản Khiển nằm ngay trung tâm huyện Lâm Bình có điều kiện phát triển các ngành nghề dịch vụ, buôn bán hàng hóa tại chợ…

Trong 1 xã đã chọn làm đề tài nghiên cứu:

Xã Lăng Can là một xã nằm trong khu vực miền núi vùng cao phía Bắc của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang, là một huyện mới tách được gần 4 năm thuộc huyện 30A của chính Phủ, và Lăng Can được xác định là trung

tâm huyện Lâm Bình có đường liên các xã thuộc khu vực huyện, với điều kiện giao thông, cơ sở hạ tầng còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của hộ còn quá thấp, đạt đến 1 – 2 triệu đồng/người/năm. Đất đai chủ yếu là đồi núi cao, quỹ đất lâm nghiệp khá lớn, thu nhập nông hộ chủ yếu từ trồng lúa, ngô, sắn, mía… Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Mông, Tày, Dao…trình độ dân trí thấp. Vì vậy chọn 3 thôn đại diện cho các thôn nghèo của xã.

c) Chọn mẫu điều tra

Chọn mẫu là một vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Vì vậy chọn điểm nghiên cứu phải đảm bảo tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. tôi chọn ra 90 hộ thuộc 3 xóm nằm ở ba khu vực khác nhau của xã.

Bng 2.1: Phân loi h và s hđiu tra ca xã Lăng Can

Chỉ tiêu Bản Kè A Số hộ điều tra Bản Kè A Bản Kè B Số hộ điều tra Bản Kè B Bản Khiển Số hộ điều tra Bản Khiển Tổng số hộ 120 30 106 30 111 30 Hộ Khá 36 9 18 5 37 10 Hộ Trung Bình 52 14 42 12 48 13 Hộ Nghèo 32 7 46 13 26 7

(Nguồn:UBND xã Lăng Can) 2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Để có được đầy đủ thông tin số liệu phục vụ cho việc phân tích đánh giá đáp ứng yêu cầu mụch đích nghiên cứu đề tài tiến hành từng bước và sử dụng nhiều phương pháp thu thập khác nhau.

a) Thu thập thông tin số liệu thứ cấp

Đó là những thông tin số liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm: Kết quả nghiên cứu có liên quan đã tiến hành trước đó, thông tin số liệu liên quan đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp, các chính sách đầu tư khuyến khích phát triển sản xuất, kết quả sản xuất nông lâm nghiệp và

các thông tin số liệu như: Các số liệu tổng kết, báo cáo hàng năm của các cơ quan cấp xã.

Đề tài đã sử dụng phương pháp: Đánh giá nông thôn (RRA) và phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp tiếp xúc với nông dân tại địa điểm nghiên cứu, khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân trao đổi bàn bạc đưa ra những kinh nghiệm và những khó khăn, nguyện vọng, kế hoạch và giải pháp để phát triển sản xuất cho gia đình cũng như cộng đồng nông thôn.

b) Thu thập số liệu sơ cấp.

+ Dùng phiếu điều tra kinh tế hộ nông dân: Công việc này được tiến hành sau khi đã lựa chọn hộ nông dân trong mỗi thôn.

Mục đích của điều tra, kinh tế hộ nông dân là nhằm thu thập các thồng tin số liệu về tình hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan như chính sách, lao động, việc làm, khó khăn trong trong sản xuất… Đặc biệt là mô hình và phương pháp phát triển sản xuất trong hiện tại và tương lai trong từng hộ nông dân ở điểm nghiên cứu. Thông qua phiếu điều tra.

Phiếu điều tra bao gồm những thông tin chủ yếu sau:

+ Điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị được tiến hành làm thử trước hết ở một số ít hộ, sau đó được chỉnh sửa cho hoàn chỉnh phù hợp với thực tế và cuối cùng là dùng để điều tra phỏng vấn các hộ nông dân. Số liệu thu thập được thông qua điều tra và được kiểm tra lại.

Số liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng chủ yếu đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh trong từng nhóm hộ, từng loại đất, loại cây trồng… xác

định các yếu tố ảnh hưởng cũng như là cơ sở để đưa ra những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho từng nhóm hộ củ thể.

2.4.3. Phương pháp x lý thông tin, s liu

- Xử lý số liệu đã công bố: Dựa vào các số liệu đã được công bố tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu đề tài.

- Xử lý số liệu điều tra: Số liệu điều tra được xử lý trên máy tính (Micrososft offce excel, micrososft offce word) theo phương pháp thống kê, phân tích các mẫu so sánh thu thập.

2.4.4.Phương pháp phân tích s liu

2.4.4.1. Phương pháp phân tích, so sánh

-Số liệu phân tích được so sánh qua các năm, chỉ tiêu để thấy được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

2.4.4.2. Phương pháp phân tích thống kê

-Từ chỉ tiêu đã tính, tiến hành phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội, xem xét sự biến động về mặt không gian, thời gian và đặt nó trong mối quan hệ với các hiện tượng kinh tế - xã hội khác.

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

2.5.1. H thng ch tiêu phn ánh trình độ và hiu qu sn xut kinh doanh ca kinh tế h nông dân doanh ca kinh tế h nông dân

2.5.1.1. Chỉ tiêu phản ánh trình độ của chủ hộ

-Trình độ học vấn, chuyên môn. -Khả năng tiếp cận thị trường. -Độ tuổi bình quân giới tính.

2.5.1.2. Chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ.

-Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp bình quân/hộ theo từng nhóm hộ. -Vốn sản xuất bình quân/hộ.

-Lao động bình quân/hộ.

2.5.1.3. Chỉ tiêu phản ánh các khoản thu và chi của hộ nông dân

-Tổng thu nhập của hộ nông dân. -Thu nhập bình quân/người/tháng. -Tổng chi tiêu trong năm.

-Chi tiêu bình quân/người/tháng.

2.5.2. Các ch tiêu phn ánh kết qu sn xut và công thc tính

-GO (Giá trị sản xuất): Là toàn bộ giá trị của tài sản vật chất và dịch vụ lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

Đối với GO nông hộ gồm có:

+ Giá trị sản xuất ngành nghề.

+ Giá trị sản xuất buôn bán, dịch vụ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)