Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 44)

4. Bố cục của khóa luận

3.1.2.2.Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn

Trong giai đoạn 2011 – 2013, kinh tế xã Lăng Can đã có những bước phát triển rõ rệt. Đánh giá về kết quá thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013, báo cáo của xã nêu rõ: Tăng trưởng (GDP) trên địa bàn xã ước đạt 12,0% giá trị sản xuất nông nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Thể hiện qua bảng 3.2

Bng 3.3: Kết qu sn xut ca xã giai đon 2011-2013 Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh(%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) 12/11 13/12 BQ I. Tổng giá trị sản xuất 1.012 100 1.112 100 1.121 100 110,77 100,80 105,78 1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản

207,321 20,48 220 19,78 195 17,39 106,11 88,63 97,37 2. Công nghiệp – xây dựng

412,767 40,78 488 43,88 505 45,04 118,22 103,48 110,85 3. Thương mại – DV- du lịch 391,912 38,72 404 36,33 421 37,55 103,08 104,20 103,64 II. Một số chỉ tiêu bình quân

- GO/hộ/năm 92,16 97,28 93,88 105,55 96,50 101,03

- GO/người/năm 20,22 21,32 20,68 105,44 96,99 101,21

Trong giai đoạn 2011 – 2013 kinh tế xã đã có thay đổi lớn, tổng giá trị sản xuất tăng mạnh từ 1,012 tỉ đồng trên năm 2011 lên 1,112 tỉ đồng năm 2012, tăng thêm 9,0 triệu đồng, tới năm 2013 tổng giá trị sản xuất đạt 1,121 tỉ đồng. Trung bình mỗi năm tăng 15,5%. Cơ cấu xã có chuyển dịch sang tăng dần ngành, xây dựng dịch vụ.

Tốc độ gia tăng của ngành công nghiệp, xây dựng là cao 0,85% qua 3 năm. Trong năm 2013, giá trị sản xuất đạt ước 650triệu đồng, tăng gần 0,50% so với năm 2012. Điều đó cho thấy kinh tế xã đang hướng chủ chương xây dựng chương trình nông thôn mới, hiện đại hóa nông thôn, phân đấu chung cho toàn xã trở thàng một xã hiện đại hóa nông thôn nghiệp - nông thôn. Hiện nay huyện Lâm Bình được thành lập mở ra nhiều dự án phát triển xây dựng, góp phần tạo điều kiện việc làm và tăng thu nhập cho người lao động nông thôn.

Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản qua 3 năm nhìn chung mức tăng trưởng rất chậm là 0,9%. Giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản chiếm 20,48% trong năm 2011 trong tổng sản xuất toàn xã: 19.78% trong năm 2012: 17,39% trong năm 2013. Trong năm 2013, giá trị sản xuất ngành này giảm 1.2% so với cùng kỳ năm 2012. Do nhu cầu người dân tăng cao, số lượng lương thực cũng kéo theo tăng lên, còn số con lại giảm đi. Do đó cần có những biện pháp phát triển nông, lâm nghiệp theo mô hình trang trại, nông - lâm kết hợp để tăng giá trị sản xuất của ngành, tận dụng lợi thế của xã và lợi thế phát triển nông nghiệp bền vững và hiệu quả kinh tế cao.

Hiện nay xu hướng mở rộng kinh doanh buôn bán, dịch vụ tốc độ tăng trưởng của thương mại, dịch vụ của xã có sự chuyển biến cao, dịch chuyển mức tăng trưởng là 3,64%. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh, tập trung phát triển dịch vụ, thương mại hơn nữa để nâng cao thu nhập cho người dân.

Qua bảng cho thấy giá trị sản xuất bình quân trên hộ/ năm, qua 3 năm đều tăng lên, trung bình là 1,03%. Năm 2011, giá trị sản xuất trên khẩu là 20,22 triệu đồng, đến năm 2012 là 21,32 triệu đồng, tăng 11 triệu đồng so với năm 2011. Trung bình giá trị sản xuất/người qua mỗi năm tăng lên 14,5%. Điều này chứng tỏ đời sống của nhân có phần ổn định hơn.

3.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng

Góp phần cho sự tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội của xã phải nói tới yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng. Nó là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng hộ nông dân nói riêng và của toàn huyện. Trong đó thời gian gần đây, được sự quan tâm giúp đỡ của cấp trên và sự tham gia đóng góp của người dân nên điều kiện về cơ sở hạ tầng của xã ngày càng thay đổi.

Các công trình giáo dục:

Hệ thống các công trình giáo dục của xã bao gồm:

a) Trường mầm non

-Cả xã hiện có 24 lớp, 14 phòng học, có 30m2 sân bãi tập với 21 giáo viên, 315 học sinh. Chưa có phòng học chức năng.

- Điểm trường mầm non trung tâm có vị trí tại Bản Khiển, với diện tích 3.000 m2.

-Số phòng học còn thiếu: 10 phòng: trong đó số phòng học cần nâng cấp là 1 phòng, còn lại phòng chức năng còn thiếu có 9 phòng.

-Trường mầm non chưa đạt chuẩn so với tiêu chí về trường chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào Tạo.

b) Trường tiểu học

- Trường tiểu học của xã bao gồm có 34 lớp học, 33 phòng học, 2 phòng chức năng, có 51 giáo viên, 423 học sinh.

- Trường tiểu học nằm tại trung tâm xã Lăng Can, với diện tích là 4,560m2, có 2 điểm trường nằm ở 2 thôn còn lại là Bản Kè A và Bản Khiển. được công nhận là trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.

- Số phòng học còn thiếu, còn. diện tích sân bãi tập là 860m2, vẫn còn thiếu số diện tích sân bãi cho học sinh hoạt động thể dục – thể thao.

- Trường tiểu học còn lại ở các thôn còn lại như: Trường tiểu học thôn Bản Kè B, Phai Tre… vẫn chưa được công nhận đạt chuẩn so với tiêu chí về tiêu chuẩn nông thôn mới và chưa đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào Tạo.

c) Trường trung học cơ sở

- Tất cả có 20 lớp học, 20 phòng học, 2 phòng chức năng, 48 giáo viên, 560 học sinh.

- Hiện nay có một trường trung học cơ sở của xã đã đạt chuẩn quốc gia đặt tại trung tâm xã Lăng Can.

- Nói chung số phòng học, còn thiếu, cở sở vật chất phục vụ cho học tập cho học sinh còn thiếu thốn.

- Trường trung học cơ sở xã chưa được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Các công trình văn hóa gồm:

a) Nhà văn hóa

- Nhà văn hóa trung tâm xã, có 1 nhà văn hóa, diện tích 200m2

. Chưa đạt tiêu chuẩn, chưa đáp ứng tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Số nhà văn hóa, 8/12 thôn, tuy nhiên các nhà văn hóa thôn điều trong tình trạng hư hỏng, xuống cấp. Còn 4 thôn chưa có nhà văn hóa.

b) Sân thể thao

- Sân thể thao trung tâm: Hiện tại, xã chưa có sân thể thao trung tâm, chưa đáp ứng tiêu chí nông thôn mới.

- Sân thể thao xóm: Hiện tại tất cả các xóm chưa có sân thể thao riêng, người dân các xóm dùng nhà văn hóa xóm làm nơi vui chơi thể thao của xóm.

Công trình thương mại

- Hiện xã có 01 chợ nằm tại khu trung tâm xã có diện tích 4.100m2

, diện tích nhà chợ chính chính là 914m2, diện tích kinh doanh ngoài trời là 200 m2, diện tích đường đi, bãi đỗ xe là 2.986m2

.

- Các hạng mục của chợ còn thiếu, chợ chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ Xây dựng và tiêu chuẩn nông thôn mới.

Hệ Thống giao thông, thủy lợi, điện nông thôn

a) Giao thông

- Đường liên xã: Toàn xã hiện có 3 tuyến đường liên xã (Lăng Can – Xuân Lập, Lăng Can – Bình An, Lăng Can – Phúc Yên), chạy qua địa bàn xã có tổng chiều dài là 25 km.

- Đường trục xã: Có 4 tuyến, tổng chiều dài 14,9km, trùng với 3 tuyến đường liên xã.

- Đường trục thôn: Có 9 tuyến dài 10,9 km, trong đó gồm 2,48 km đường bê tông (mặt đường 2m, nền đường 3 – 5m) 0,3km đường cấp khối, trong đó có 8,1 km đường đất.

- Mở rộng đường bê tông: Có chiều dài là 3,55 km, đường ngõ xóm là 4,43 km, đường bê tông hóa nội đồng là 3,11 km.

- Nhìn chung hệ thống giao thông của xã còn chưa phát triển nhiều. Các đoạn đường đi vào các thôn vẫn chủ yếu là đường đất lầy lội đi lại rất khó khăn.

- Đến nay toàn bộ hệ thống giao thông trên đại bàn xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

- Tính tới năm 2015 tuyến đường liên huyện chạy qua địa bàn trung tâm xã sẽ được hoàn thành.

b) Thủy lợi:

- Toàn xã có 26 công trình tưới, tiêu cho 462,87 ha ruộng 2 vụ, 1 vụ (đông xuân và hè thu), toàn xã có 27,58 km kênh mương.

- Hệ thống công trình thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng được tưới tiêu cho số ruộng nước hiện có, số kênh mương hiện được kiên cố hóa đạt tiêu chí nông thôn mới (theo chỉ tiêu 50%).

c) Điện nông thôn:

-Hệ thống điện toàn xã có 8 trạm biến áp.

-Hệ thống đường dây cấp điện xã 16,99 km và các thiết bị trên đại bàn xã cơ bản đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện đạt tiêu chuẩn an toàn. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên: Tổng số hộ trên địa bàn xã có 736 hộ được sử dụng điện, trong đó 528 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn, chiếm 72%.

-Như vậy tỷ lệ số hộ được sử dụng thường xuyên an toàn đạt chuẩn nông thôn mới.

Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông

- Hiện nay xã có một bưu điện văn hóa phục vụ nhu cầu gửi, nhận thư và bưu phẩm của người dân, trên địa bàn xã có 3 cột sóng của Viettel và của Vinaphone phủ sóng đến hầu hết địa bàn xã.

-Bưu điện xã có một điểm nằm ngay tkhu trung tâm, được xây dựng theo quy định của ngành Bưu chính viễn thông, nhưng chưa có đủ các thiết bị phục vụ viễn thông theo quy định.

-Toàn xã có 3 điểm truy cập internet, còn 9 thôn chưa có điểm truy cập internet.

-Thông tiên liên lạc, bưu điện chưa đạt tiêu chí thông nôn mới. Các hệ thống công trình văn hóa, y tế

a)Văn hóa:

- Xã có 8/12 thôn được công nhận là làng văn hóa. Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình và thực hiện khá tốt.

- Người dân tham gia bảo khám sức khỏe bảo hiểm đạt 98%, đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

b)Y tế:

- Đến năm 2013 toàn xã có 1 trạm y tế nằm ngay trung tâm xã, có 4 cán bộ y tế xã, có 5 giường bệnh. Trạm đã cơ bản chữa được những loại bệnh thông thường cho nhân dân giữ vai trò chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn xã.

- Trạm y tế của xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

3.1.3. Nhng thun li - khó khăn v điu kin t nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hi nh hưởng đến phát trin kinh tế nông h ti xã hóa, xã hi nh hưởng đến phát trin kinh tế nông h ti xã

3.1.3.1. Thuận lợi

- Xã Lăng Can được xác định là trung tâm huyện Lâm Bình nên trong tương lai, sự phát triển kinh tế của xã sẽ gắn liền với sự phát triển của huyện. Đây là nguồn động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của xã.

- Đất đai trên địa bàn xã thuộc loại đất màu đồi, địa hình núi cao. Phần lớn diện tích đất là rừng đầu nguồn phong hộ xen lẫn vào đó là ruộng lúa, cây lạc, cây ngô, cây chè, còn lại là trồng cây ngắn ngày khác.

- Người dân trong địa bàn xã Lăng Can đã không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, đã biết tận dụng nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế cho gia đình mình, mang lại hiệu quả cho kinh tế.

- Nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, nhận thức về pháp luật, về tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân đã được nâng lên thông qua các chương trình đào tạo tập huấn. Thực hiện Nghị định 121/CP và Nghị định

114/CP của Chính phủ, cán bộ xã đã được kiện toàn, sắp xếp phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn.

- Có sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước, sự nỗ lực của nhân dân trong xã vì mục tiêu chung, “xây dựng nông thôn mới” và “ nông nghiệp hóa nông thôn”.

3.1.3.2. Khó khăn

- Xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới về kinh tế và hạ tầng kinh tế - xã hội còn rất thấp so với các xã khác của huyện.

- Khả năng khai thác đất đai, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp chủ yếu độc canh cây lúa, chưa quy hoach vùng sản xuât, hàng hóa tập trung, giá trị sản phẩm nông sản/ha còn thấp so với tiềm năng; giao thông nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, vật liệu xây dựng như cát sỏi...

- Khó khăn lớn nhất là yếu tố tự nhiên, gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, tình trạng thiếu vốn của các nông hộ ở đại bàn xã chiếm tỉ lệ cao, chưa có điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình.

- Lao động chưa được đào tạo nghề, lao động chủ yếu là thủ công năng suất thấp, giá thành sản phẩm cao và chưa sản xuất theo tiêu chuẩn sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường.

- Nhân dân trong địa phương vấn còn tình tranh du canh, du cư, trình độ dân trí còn thấp, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chưa hiệu quả, vấn còn tình trạng thất nghiệp cao, phong tục tập quán lạc hậu...

- Hộ nghèo vấn chiếm tỉ lệ cao, thương xuyên sảy ra các tệ nạn xã hội. - Các thôn chưa có nhà văn hóa, có khu thể thao thôn. Cơ sở vật chất của trường học các cấp chưa đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Đa số dân cư sống phụ thuộc ỷ vào Nhà nước quá nhiều, trình độ dân trí thấp, còn thiếu vốn trong sản xuất quá nhiều, dân cư thưa thớt phân bố không đồng đều.

3.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của nông hộ

3.2.1. Khái quát chung v nhóm hđiu tra

3.2.1.1. Tình hình về chủ hộ

Nhìn chung qua điều tra thu thập từ điều tra thực tế, khái quát chung được về nhóm hộ điều tra, tình hình chung về chủ hộ thể hiện qua bảng sau:

Bng 3.4: Tình hình cơ bn v ch hđiu tra năm 2013 Phân loại hộ Hộ khá (n= 24) Hộ TB (n= 39) Hộ nghèo (n= 27) BQ chung (n= 90) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1.Giới tính của hộ - Nam 15 62,5 26 66,6 25 92,5 66 73,4 - Nữ 9 37,5 13 33,4 2 7,5 24 26,6 2. Dân tộc - Kinh 5 20,8 8 20,5 5 18,5 18 20 -Tày 18 75 26 66,7 18 66,7 62 68,9 - Dao 1 4,2 5 12,8 4 14,8 10 11,1 3.Trình độ văn hóa - Cấp 1 2 8,4 11 28,2 9 33,3 22 24,4 - Cấp 2 11 45,7 23 58,9 12 44,4 46 51,2 - Cấp 3 11 45,9 5 12,9 6 22,3 22 24,4 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Qua bảng 3.4, ta thấy tình hình về chủ hộ ở các nhóm hộ rất khác nhau. - Về giới tính chủ hộ: Trong 90 hộ điều tra có tới 73,4% chủ hộ là nam giới và 26.6% chủ hộ là nữ giới. Tỉ lệ hộ nữ cao nhất là ở nhóm hộ 37,5% còn tỉ lệ thấp nhất là nhóm hộ nghèo 7,5%.

- Phân theo dân tộc chung 3 nhóm hộ, thì chủ hộ là người Tày chiếm tị lệ cao nhất là (62hộ) chiếm 68,9%, tiếp theo dân tộc Kinh với tỉ lệ 20%, thấp nhất là người Dao với tỉ lệ là 11,1%. Nhóm hộ khá chủ hộ là người Tày chiếm 75%, còn lại nhóm hộ người Dao chiếm tỉ lệ cao nhất 1/24 hộ chiếm 4,2%. Kinh tế của người Tày cao hơn so với hai nhóm hộ còn lại,

nguyên nhân là do số hộ điều tra tại địa bàn 3 thôn có tới 80% dân tộc Tày sinh sống, mức chi phí sinh hoạt, cuộc sống của hai dân tộc Kinh và Tày cao hơn dân tộc Dao..

- Qua bảng 3.4, thấy đa số chủ hộ đều có trình độ cấp 2 chiếm 51,2%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 44)