Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 80)

4. Bố cục của khóa luận

4.1.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Do nguồn lao động chủ yếu của hộ từ 2 – 3 lao động, nhưng trình độ văn hóa, chuyên môn còn thấp. Vì vậy các địa phương cần chủ động có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thị trường, về quản lý kinh doah của chủ hộ. Qua hoạt động công tác khuyến nông, mở các lớp tham quan, học tập truyền bá kinh nghiệm tại các mô hình hộ nông dân sản xuất giỏi trong xã và khu xung quanh địa bàn xã. Từ đó giúp nông dân có sự chuyên biến về nhận thức, làm quen với thị trường, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, lựa chọn hướng đi phù hợp với tiềm lực kinh tế gia đình mình.

Cùng với các giải pháp đó phải hết sức coi trọng việc cung cấp cho nông dân những tri thức cần thiết. Hiểu biết luật lệ, ý thức pháp luật của người Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng còn hạn chế.

Bng 4.1: Tình hình đạo to bi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho h nông dân năm 2013

ĐVT:%

Chỉ tiêu Năm 2013

1. Đào tạo kỹ thuật co nông lâm nghiệp 100

- Trình độ trung cấp 70,0

- Trinh độ sơ cấp 30,0

2. Bồi dưỡng kiến thức 100

- Chủ hộ nông dân 80,0

- Lao động của hộ 20,0

(Nguồn:Báo cáo của Hội nông dân Lăng Can năm 2013)

Trong năm 2013, xã đã tổ chức được hơn 38 lớp dạy nghề ngắn hạn cho trên 1200 học viên; tư vấn dạy nghề giải quyết việc làm trên 400 lượt

người; triển khai nhiều chương trình, dự án thu hút, giải quyết việc làm cho 1603 lao động, đạt 112% kế hoạch. Tiềm năng của con người có quyết định đến hoạt động, có con người, có tri thức là có tất cả.Vì vậy trong giải pháp này cần giải quyết những vấn đề sau:

- Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục cho các thành viên trong gia đình. Nâng cao trình độ dân trí bằng cách tập trung xóa nạn mù chữ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp bồi dưỡng nâng cao trình độ, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ là việc cấp bách.

- Đăng ký chính thức nông dân có đủ trình độ tay nghề chuyên môn thành Hội viên nông thôn và được hưởng các quyền lợi từ nhà nước, ưu tiên cho nông dân(sử dụng đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, vay vốn phát triển sản xuất ....). Đào tạo nghề một cách hệ thống có cấp bằng cho lao động nông nghiệp.

- Xây dựng đội ngũ tri thức phục vụ nông nghiệp nông thôn. Mở rộng quỹ cho sinh viên vay để học tập (mở rộng toàn bộ vốn vay cho các hộ ở nông thôn, tăng lượng vay, thời gian vay); Xây dựng doanh nghiệp,xây dựng trang trại, mở dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ đời sống,...)

- Xã cần phối hợp với tỉnh nghiên cứu kết hợp với trung tâm giáo dục, trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật để biên soạn các tài liệu tập huấn ngắn ngày hoặc dài ngày nhằm tạo kiến thức cho nông hộ, chủ hộ. Thực tế cho thấy có nhiều người sản xuất giỏi nhưng trình độ văn hóa thấp đã làm hạn chế đến sản xuất và nuôi dạy con cái.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm: Về tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở, để tạo điều kiện cho dân miền núi có thể tiếp cận tốt với khuyến nông, việc lập mạng lưới khả năng là cần thiết, đặc biệt là từ xã tới thôn bản. Tổ chức khuyến nông cơ sở ở nông thôn, bản, nhân sự phải

do chính người dân bầu ra là người nông dân giỏi trong hoạt động được bà con suy tôn. Đào tạo đội ngũ khuyến nông phải tân tụy, sát thực tiễn, dám làm, đổi mới suy nghĩ và có phương pháp chỉ đạo tập trung, được nông dân tín nhiệm. Nội dung hoạt động của khuyến nông nên thu hẹp trong thực hiện chương trình sản xuất một số cây trồng với các loại giống mới, có hiệu quả, năng suất kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)