Giải pháp về khoa học kĩ thuật

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 82)

4. Bố cục của khóa luận

4.1.2.4. Giải pháp về khoa học kĩ thuật

Ngày nay ứng dụng được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường và đảm bảo có lợi.

Đối với những hộ nông dân cần tập trung trang bị kiến thức khoa học – kĩ thuật cho họ hơn là cho họ nguồn vốn mà không hướng họ nên làm gì, trồng cây gì, con gì có hiệu quả.Vì vậy sự chuyển giao khoa hoc – công nghệ cho nông dân là một quá trình. Để đáp ứng yêu cầu này hàng loạt các trung tâm, tổ chức khuyến nông đã ra đời và được người dân ủng hộ. Việc chuyển giao những tiến bộ khoa học, kĩ thuật, quy trình công nghệ cho hộ nông dân là trọng tâm của công tác khuyến nông, vì vậy cần chú ý:

- Các vấn đề chuyển giao phải có tính khả thi về kĩ thuât. - Chi phí thấp, phù hợp với đầu tư của hội nông dân.

- Đáp ứng yêu cầu của nông dân địa phương, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.

- Làm giảm sự nặng nhọc, tiêu tốn sức lao động.

- Luôn cải tiến các khâu chọn và làm giống, đưa các giống mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất. Chăn nuôi chú trọng công tác tập

huấn về phòng, trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tới người nông dân đầy đủ, kịp thời.

- Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là những giống cây con đặc sản (chẳng hạn như: lợn hướng nạc và vịt siêu trứng...). Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất cho các hộ nông dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế nông dân.

- Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông trong vùng đặc biệt là áp dụng khuyến nông tự nguyện. Phổ biến rộng khắp tới các hộ nông dân hệ thống canh tác khoa học nông nghiệp phù hợp với hệ thống canh tác trên đất dốc, hệ thống canh tác nông, lâm kết hợp. Trạm khuyến nông cần thực hiện tốt 3 chức năng: Xây dựng mạng lưới cơ sở, phổ biến kĩ thuật phục vụ hỗ trợ xây dựng mô hình thật tốt và chuyển giao cho đội ngũ nông dân giỏi trước, làm theo khẩu hiệu: “ Làm cho dân giàu, nước mạnh”, “làm cho người giàu thì giàu hơn, người nghèo thì thành khá”, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chính sách phát triển nông thôn mới, giải quyết việc làm, nạn xóa mù chữ cho nông dân.

- Cần có sự hỗ trợ chăn nuôi, dịch vụ thú y trên địa bàn để sản xuất nghành chăn nuôi của các nông hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là chăn nuôi đại gia súc đang rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 82)