Tổng thu từ sản xuất nông – lâm nghiệp của nông hộ

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 58)

4. Bố cục của khóa luận

3.2.4.1. Tổng thu từ sản xuất nông – lâm nghiệp của nông hộ

Để đánh giá kết quả sản xuất của kinh tế hộ nông dân cần xem xét trên khía cạnh về thu nhập từ lâm nghiệp và giá trị nông sản của hộ nông dân. Kinh tế hộ nông dân điều tra ở đây chủ yếu tập trung vào sản xuất trồng trọt và chăn nuôi (công nghiệp chế biến, dịch vụ nông sản...) chiếm tỉ lệ nhỏ.

Bng 3.9: Tng thu t sn xut nông – lâm nghip nhóm hđiu tra năm 2013 Tiêu chí Trong đó Hộ Khá (n=24) Hộ TB (n=39) Hộ nghèo (n=27) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) Tổng Thu 2.915,71 100 2.286,37 100 508 100 - Trồng trọt 1.170,91 40,2 1.006,77 44,0 362,2 71,3 - Chăn nuôi 1.124,8 38,6 602,6 26,3 87,8 17,3 - Lâm nghiệp 620 21,2 680 29,7 58 11,4 (Nguồn: Tổng hợp từ kết quảđiều tra)

Qua bảng 3.9, ta thấy được tổng thu trung bình của 3 nhóm hộ có sự chênh lệch khác nhau, nhóm hộ khá có tổng thu từ sản xuất nông - lâm nghiệp là 2.915,71 triệu đồng/năm, còn hộ trung bình có tổng thu nhập từ sản xuất nông - lâm nghiệp là 2.286,37 triệu đồng/năm cao gấp nhiều lần so với hộ nghèo, nhóm hộ nghèo tổng thu từ sản xuất là 508 triệu đồng/năm.

Từ kết quả điều tra cho thấy tổng thu trung bình nhóm hộ khá là 2.915,71 triệu đồng/hộ/năm, nguồn thu hộ khá chủ yếu từ trồng trọt, trung bình 1.170,91 triệu đồng/năm, chiếm 40,2% thu nhập của hộ, thu từ chăn nuôi chiếm 38,6%, còn lại thu từ lâm nghiệp chiếm 21,2%, nhìn chung ta thấy nhóm hộ khá đã biết áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào

trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, do vậy tổng thu từ sản xuất của nhóm hộ khá cao hơn.

Nhóm hộ nghèo có tổng nguồn thu từ sản xuất là 508 triệu đồng/năm, thu từ trồng trọt của hộ là 362,2 triệu đồng/năm, chiếm 71,3%. Và thu từ chăn nuôi là 87,8 triệu đồng/năm chiếm 17,3%, còn lại là thu từ lâm nghiệp 58 triệu đồng/năm chiếm 11,4% tổng thu từ sản xuất nông - lâm nghiệp, nhìn chung qua điều tra ta thấy nhóm hộ nghèo có tổng thu nhập từ sản xuất còn thấp, hầu như chưa có thu nhập từ sản xuất, là do người dân trong nhóm hộ nghèo còn có phương thức sản xuất canh tác lạc lậu, thiếu quy trình sản xuất, trình độ dân trí thấp, lượng vốn đầu tư còn ít, phụ thuộc sự hỗ trợ của Nhà nước là chủ yếu, nên dẫn đến năng suất hiệu quả của nông nghiệp còn thấp và người dân trong nhóm hộ nghèo vấn cứ nghèo, chưa thoát khỏi cảnh nghèo.

Nhóm hộ trung bình có tổng thu từ sản xuất nông - lâm nghiệp là 2.286,37 triệu đồng/năm, trong đó thu từ trồng trọt là 1.006,77 triệu đồng/năm chiếm 44,0%, thu từ chăn nuôi là 602,6 triệu đồng/năm chiếm 26,3%, còn lại thu từ lâm nghiệp 680 triệu đồng/năm chiếm 29,7% tổng thu từ sản xuất, nhóm hộ trung bình hầu như có mức thu nhập cao hơn nhóm hộ nghèo nhiều hơn, vì nhóm hộ trung bình đã biết tận dụng các loại hình sản xuất, giúp cho năng suất của cây trồng cao hơn, thu từ trồng trọt sẽ cao hơn nhóm hộ nghèo, lượng vốn đầu tư cho sản xuất cũng đã được nhóm hộ áp dụng đầu tư đúng mức, tham gia các lớp tập huấn về cây trồng để có thêm kĩ năng sản xuất, do đó nhóm hộ này cũng có mức độ thu nhập ổn định hơn.

Trong nguồn thu của các nhóm hộ thì thu nhập từ lâm nghiệp còn thấp vì hiện nay đa số diện tích lâm nghiệp thời gian quan khai thác theo chu kỳ (thường 7 - 8 năm mới thu hoạch), diện tích nhận rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng cho các hộ còn ít. Thu từ lâm nghiệp của các nhóm hộ trung bình cũng chỉ là 680 triệu đồng/năm.

Hiện nay các hộ trung bình có xu hướng nhận khoanh rừng để trồng keo và bạch đàn. Hộ nghèo cũng tạo điều kiện giao đất tuy nhiên chưa biết cách áp dụng vào phương thức canh tác đất lâm nghiệp chưa được chú trọng quan tâm, nên nguồn thu của nhóm hộ nghèo còn thấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)