Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 79)

4. Bố cục của khóa luận

4.1.2.2.Giải pháp về vốn

Vốn để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp. Vì vậy các giải pháp nâng cao nguồn vốn cho hộ nông dân vô cùng cần thiết.

Nhà nước nên mở rộng hơn nữa các chương trình vay vốn tới tận tay người nông dân, thông qua các tổ chức tín dụng , ngân hàng chính sách, thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương như hội phụ nữ, hội nông dân. Hướng dẫn người dân làm kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, thu tục vay vốn theo quy định và UBND xã xác nhận kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ xin vay vốn của người dân khi có nhu cầu.

Việc cho vay vốn cần phải xác định đúng đối tượng vay, số lượng vốn vay phải đảm bảo cho người đi vay đủ khả năng tái sản xuất mở rộng, phương pháp thu hồi vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp.

Vì mọi quá trình sản xuất đều cần có vốn đầu tư. Lượng vốn nhiều hay ít ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của hộ và tác động đến kết quả sản xuất. Những hộ không có điều kiện về vốn thì việc đầu tư cho sản xuất thấp, làm cho chất lượng sản xuất thấp và đương nhiên hiệu quả kinh tế cũng thấp. Những hộ có điều kiện thì đầu tư cho việc thâm canh tăng vụ,

tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất phát triển các ngành nghề mang lại thu nhập cao. Họ có điều kiện để tích lũy nhiều hơn nên phần lớn vốn đầu tư cho sản xuất là tự có, họ cũng lợi dụng triệt để các nguồn vốn khác vào mục đích sản xuất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 79)