4. Bố cục của khóa luận
4.2.3. Giải pháp cụ thể cho từng nhóm hộ
- Giải pháp cho nhóm hộ khá
Đối với các hộ trong nhóm này có tiềm năng về vốn cũng như khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật vì vậy các hộ trong nhóm phải đi đầu trong việc áp dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới nhằm nâng cao năng suất cũng như phẩm chất nông sản. Đối với các hộ có đất đai rộng lớn nên mở quy mô sản xuất theo hướng nông trại, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Giải pháp cho nhóm hộ trung bình
Đối với nhóm hộ trung bình thi đây là các hộ cũng có những tiềm lực nhất định trong phát triển kinh tế tuy nhiên họ chưa mạnh dạn trong việc đầu tư thâm canh vào sản xuất. Đối với các hộ trong nhóm này để nâng cao hiệu quả kinh tế thì họ cần chủ động trong việc tiếp thu những tiến bộ về khoa học nông nghiệp như việc sử dụng các loại cây trồng vât nuôi có năng suất cao, phẩm chất tốt, cũng như kỹ thuât gieo trồng và chăm sóc chúng. Vấn đề thiếu vốn sản xuất thì các hộ cần vay thêm từ bên ngoài để mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong thời gian tới.
- Giải pháp cho hộ nghèo
+ Về trồng trọt: Trong thời gian tới nên mạnh dạn vay vốn để đầu tư thâm canh, đưa những giống cây trồng có năng suất cao vào sản xuất. Tích cực học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất. + Về chăn nuôi: Chủ yếu các hộ chăn nuôi theo quy mô gia đình, tự cung, tự cấp, hệ thống chuồng trại đã cũ, lạc hậu, nên hiệu quả sản xuất
chưa được cao. Các hộ này nên cải thiện hệ thống chuồng trại đầu tư mua con giống mới có năng suất cao nuôi với quy mô lớn nhằm phục vụ ngay cho sản xuất nông nghiệp của gia đình bên cạnh đó đem lại thu nhập lớn. Ngoài ra, nên tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt để làm thức ăn chăn nuôi vừa tránh lãng phí lại vừa tiết kiệm chi tiêu gia đình. Phát triển đàn gia cầm vốn có của nông hộ lên số lượng lớn hơn, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa đem lại nguồn thu nhập cho hộ.
+ Về lao động: Trong tình hình điều tra thực tế tại xã Lăng Can có tới 70% lao động trong nhóm hộ nghèo thiếu việc làm, nên do vậy nhà nước chính quyền địa xã cần có những chính sách quan tâm, tuyên truyền vận động những người dân trong hộ tham gia các lớp tập huấn các lớp đào tạo nghề như; về chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, hỗ trợ các khoản vay vốn thúc đẩy mạnh phong trào tăng giá sản xuất, giảm tị lệ thất nghiệp ở hộ nghèo, tăng thu nhập cho các nông hộ.
+ Về vốn: Do trình độ nhận thức còn hạn chế các chủ hộ nên mạnh dạn tiếp cận các kiến thức mới, chịu khó học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Mạnh dạn vay vốn mở rộng sản xuất của hộ, tận dụng nguồn vốn sao cho hợp lý với quy trình sản xuất, đem lại hiểu quả và năng suất cao cho cây trồng, vật nuôi, phát huy nguồn vốn.
Từ đó giúp nông hộ nâng cao nhận thức trách nhiệm cho từng cá nhân trong gia đình nhóm hộ, đẩy mạnh công tác khuyến nông, truyền bá kiến thức cho người dân, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thức tế, tránh tình trạng thất nghiệp tăng cao, giảm tỉ lệ nghèo đói xuống mức thấp, lam cho cuộc sống nông hộ có phần ổn định cuộc sống.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ