4. Bố cục của khóa luận
1.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ nước ta
• Khái quát tình hình phát triển kinh tế hộở nước ta
- Trong thời kỳ Pháp thuộc: Tuyệt đại bộ phận nông dân đi làm thuê cho địa chủ, một bộ phận ít nông dân sản xuất hàng hóa nhỏ theo kiểu cổ truyền với kinh nghiệm và kĩ thuật thô sơ. Trong thời kỳ này chính phủ đưa ra chính sách giảm tô, giảm tức cho dân, động viên tăng gia sản xuất, thực hiện tiết kiệm nhờ vậy mà sản lượng quy ra thóc năm 1954 đạt 3 triệu tấn tăng 13,7% so với năm 1946.
- Từ năm 1955 – 1959: Sau khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chính sách cải cách với mục đích ‘‘Người cày có ruộng’’. Năm 1957, cải cách ruộng đất cơ bản đã được hoàn thành, cải cách ruộng đất chia 81 vạn ha ruộng, 74 nghìn con trâu bò cho 2,1 triệu hộ nông dân. Kết quả là hộ nông dân có đất canh tác, trâu bò để sản xuất, đời sống kinh tế có phần được cải thiện.
- Từ năm 1960 – 1980: Đây là giai đoạn nước ta tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện tập thể hóa một cách ồ ạt, song đây cũng là lúc tập thể bộc lộ rõ tính yếu kém của mình, thời kỳ này kinh tế nông hộ không được coi trọng. Đây là thời kỳ xuống dốc của nền nông nghiệp nước ta.
- Từ năm 1981 – 1987: Chỉ thị 100CT/TW được Ban bí thư Trung ương Đảng ban hành, quyết định chế độ khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm người lao động. Đây là việc làm có ỹ nghĩa trong việc thực hiện quyền tự chủ
trong sản xuất của hộ nông dân, đời sống của nhân dân phần nào được cải thiện tăng lên liên tiếp (mỗi năm tăng lên gần 1 triệu tấn, năm 1985 đạt 15.875 triệu tấn).
- Từ năm 1988 đến nay: Ở Việt Nam, trải qua những bước biến động thăng trầm của kinh tế hộ, vị trí, vai trò của nó ngày càng được khẳng định. Vai trò kinh tế hộ gia đình đã được Hội nghị lần thư 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, chỉ rõ: ‘‘Phát huy hơn nữa tiềm năng to lớn và vị trí quan trọng, lâu dài của kinh tế hộ gia đình’’.
Ngày 5/5/1988, Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết X về ‘‘Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp và nông thôn’’. Thừa nhận kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Hộ gia đình được giao quyền sử dụng đất lâu dài, hộ trở thành đơn vị kinh tế độc lập.
Nghị quyết 06 NQ/TW ngày 10 tháng 11 năm 1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, một lần nữa khẳng định: ‘‘Kinh tế xã ở hộ nông là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội, tồn tại, phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn...’’.
Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Và mặc dầu phong trào hợp tác xã không còn phát huy tích cực như xưa, nhưng diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập.
Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng của các nhóm hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp, như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,9% năm 2001 xuống còn 70,9% năm 2006. Các nghiên cứu cho thấy, giai đoạn 2001-2006 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ra nhanh hơn trước. Nếu thời gian này GDP nông nghiệp đóng góp 20,23% vào cơ cấu kinh tế, nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta có tới trên 70% dân số sống tại nông thôn, thì trong số đó, đã có tới
40% dân số nông thôn có nguồn thu nhập từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sản xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tăng lên. Tuy vậy, tính đến năm 2006, số lượng và tỷ trọng các hộ trong lĩnh vực thủy sản (chiếm 6,2%) lâm nghiệp (chiếm 0,3%) vẫn bị đánh giá còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế.
Trong bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng ngày càng một tốt hơn nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trang trại chăn nuôi tăng rất nhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sự phát triển về số lượng và chất. Lượng hàng hóa nông sản của các trang trại đang ngày càng có vị trí trên thương trường. Một số các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớn trong biến chế, thu mua và xuất khẩu.[12].
Khi nhắc tới những thành tựu chung của nền kinh tế đất nước (tính đến 2013) như giữ được vị trí hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, đứng thứ hai về xuất khẩu ca phê rô – bu – sta và đứng thứ nhất xuất khẩu hạt tiêu, một trong 10 nước về thủy sản… cho thấy kinh tế hộ nông nghiệp trong nông thôn đã đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu. Trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, đã có 5 mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Đó là thủy sản (3,8 tỉ USD), cà phê (1,86 tỉ USD), gỗ (2,4 tỉ USD), cà phê (1,86 tỉ USD), gạo (1,46 tỉ USD), cao su (1,4 tỉ USD).