Những khó khăn của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 75)

4. Bố cục của khóa luận

3.4.2. Những khó khăn của các hộ nông dân trong phát triển kinh tế

Thông qua quá trình điều tra phỏng vấn tôi nhận thấy rằng người nông dân ở xã Lăng Can vẫn gặp rất nhiều khó khăn như sau:

Bng 3.20: Nhng khó khăn gp phi ca các h nông dân Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%) Tổng số phiếu phát ra 90 100 Dịch bệnh 87 96,7 Đất đai 40 44,4 Thủy lợi 30 33,3

Giao thông đi lại 80 88,9

Vốn 65 72,2

Lao động 22 24,4

Kỹ thuật sản xuất 34 37,8

Thu hoạch và bảo quản sản phẩm.

32 35,6

Khí hậu, thiên tai 80 96,7

Thông tin hỗ trợ sản

xuất 36 40

Vật tư nông nghiệp 60 66,7

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2013) 3.4.2.1. Khó khăn về điều kiện tự nhiên

Trên 98% các hộ nông dân được hỏi đều gặp rất nhiều khó khăn từ tự nhiên như dịch bệnh và ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai.

Dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho cây trồng và vật nuôi, làm giảm năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi, thậm chí nếu không phát hiện và xử lý kịp thời thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn đó là cây trồng hoặc vật nuôi bị chết hàng loạt.

Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, lạnh giá vào mùa đông, gây chết hoặc làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng và vật nuôi làm giảm năng suất và chất lượng của cây trồng vật nuôi. Thời tiết nắng nóng vào mùa hè cũng khiến người nông dân gặp nhiều khó khăn trong chăm sóc cây trồng, vật nuôi.

3.4.2.2. Khó khăn về cơ sở hạ tầng

Có 88,9% số hộ được hỏi gặp khó khăn về giao thông đi lại, hệ thống các tuyến đường trong xã chủ yếu là đường đất thường lầy lội vào mùa mưa nên người dân đi lại gặp rất nhiều khó khăn.

Về thủy lợi, hệ thống kênh mương của xã dù đã được đầu tư nhưng đã nhiều năm nên bắt đầu bị xuống cấp nên quá trình cấp nước sản xuất nông nghiệp của người nông dân gặp nhiều khó khăn.

3.4.2.3. Khó khăn về vốn

Có tới 72,2% số hộ được hỏi gặp khó khăn về vốn trong sản xuất, trong đó có rất nhiều hộ thiếu vốn trong sản xuất nhưng không giám vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, do lo sợ sản xuất không hiệu quả, không trả được nợ, các hộ nông dân này chỉ biết đầu tư vào sản xuất ít đi khiến năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi giảm.

Nhiều hộ đi vay vốn nhưng không được hoặc chính quyền giải quyết cho chậm nên bị lỡ mất thời cơ hoặc chậm so với thời vụ.

Nhìn chung các hộ nông dân còn e ngại không giám mạnh dạn vay vốn sản xuất, chưa có kinh nghiệm trong việc phát huy hiệu quả việc sử dụng đồng vốn.

3.4.2.4. Khó khăn về kỹ thuật sản xuất

Có 37,8% số hộ được hỏi gặp khó khăn về kỹ thuật sản xuất, các hộ nông dân phần lớn là người dân tộc, có trình độ văn hóa không đồng đều nên quá trình tiếp thu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn gặp nhiều khó khăn, nên các hộ nông dân chưa có các biện pháp thâm canh, xen canh tăng

vụ cho cây trồng chưa tốt, sản xuất chưa gắn với bảo vệ đất, vẫn còn sử dụng đất lãng phí...

Ngoài ra các hộ nông dân còn gặp một số khó khăn khác như: Do địa hình là đồi núi nên đất đai sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân bị chia cắt nhỏ lẻ, sản xuất không tập trung.

Quá trình thu hoạch và bảo quản nông sản gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Vẫn còn tình trạng thiếu việc làm lúc nông nhàn nên nguồn thu nhập phụ của các hộ dân giảm xuống và tệ nạn xã hội ở xã lại có nguy cơ tăng lên.

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ NÔNG HỘ XÃ LĂNG CAN

4.1. Định hướng và những giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ

4.1.1. Định hướng phát trin kinh tế nông h ca xã Lăng Can

Căn cứ vào phương hướng phát triển của xã trong năm tới, UBND xã Lăng Can đã đưa ra phương hướng phát triển kinh tế nông hộ của xã như sau.

Phát huy vai trò kinh tế nông hộ dựa trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực sẵn có, từ đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Cần tạo mọi điều kiện khuyến khích nông dân làm giàu, biến mỗi hộ thành cơ sở sản xuất hàng hóa. Đẩy mạnh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong nội bộ sản sản xuất nông nghiệp, phát triển dần chăn nuôi và mô hình nông lâm kết hợp. Đưa ra các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và đất đai các hộ trên cơ sở bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ cho hiệu quả tốt.

Phát triển mạnh mẽ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống dựa trên lợi thế so sánh giữa các thôn, xã, huyện vùng cao. Góp phần giải quyết dư thừa lao động trong xã đồng thời tăng thu nhập cho nông hộ. Việc bố trí các ngành nghề sao cho hợp lý mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành nghề khác đồng thời chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.

Bước đầu tích tụ ruộng đất giữa các thành viên, giữa các hộ, làm cơ cở, nền tảng cho quá trình tích tụ ruộng đất đến quy mô lớn, tạo tiền đề cho sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa quy mô ngày càng lớn. Giúp người dân hội nhập kinh tế trong khu vực nông thôn, thành thị, thị trấn và trên khu vực thế giới.

4.1.2. Gii pháp phát trin kinh tế nông h xã Lăng Can

Xuất phát từ đặc điểm kinh tế - xã hội của xã, dựa vào thực trạng sản xuất, kinh doanh của các nông hộ xã cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của nông hộ, những nhóm giải pháp chủ yếu được đưa ra nhằm thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển.

4.1.2.1. Nhóm giải pháp về đất

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố quyết định vì không có đất đai thì không có quá trình sản xuất nông nghiệp. Hiện nay diện tích đất của toàn xã chưa tập trung theo vùng, đất chưa sử dụng của xã còn nhiều cần có biện pháp hợp lý để khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên như:

- Hoàn thiện về quy hoạch sử dụng đất đai theo từng vùng để làm cơ sở cho việc cấp đất của hộ nông dân. Quy hoạch đất sẽ giúp các hộ nông dân khai thác có hiệu quả đất đai, tránh lãng phí, hoặc ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Khuyến khích, huy động những hộ nông dân có nguyện vọng muốn nhận đất ở những vùng đất trống, đồi núi trọc để hình thành hộ nông dân có quy mô sản xuất phù hợp.

- Tăng cường việc sử dụng, khai thác đi liền với bảo vệ, cải tạo đất, tránh thoái hóa, xói mòn rửa trôi,..

4.1.2.2. Giải pháp về vốn

Vốn để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp. Vì vậy các giải pháp nâng cao nguồn vốn cho hộ nông dân vô cùng cần thiết.

Nhà nước nên mở rộng hơn nữa các chương trình vay vốn tới tận tay người nông dân, thông qua các tổ chức tín dụng , ngân hàng chính sách, thông qua các tổ chức đoàn thể ở địa phương như hội phụ nữ, hội nông dân. Hướng dẫn người dân làm kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, thu tục vay vốn theo quy định và UBND xã xác nhận kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ xin vay vốn của người dân khi có nhu cầu.

Việc cho vay vốn cần phải xác định đúng đối tượng vay, số lượng vốn vay phải đảm bảo cho người đi vay đủ khả năng tái sản xuất mở rộng, phương pháp thu hồi vốn phải phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp.

Vì mọi quá trình sản xuất đều cần có vốn đầu tư. Lượng vốn nhiều hay ít ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của hộ và tác động đến kết quả sản xuất. Những hộ không có điều kiện về vốn thì việc đầu tư cho sản xuất thấp, làm cho chất lượng sản xuất thấp và đương nhiên hiệu quả kinh tế cũng thấp. Những hộ có điều kiện thì đầu tư cho việc thâm canh tăng vụ,

tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất phát triển các ngành nghề mang lại thu nhập cao. Họ có điều kiện để tích lũy nhiều hơn nên phần lớn vốn đầu tư cho sản xuất là tự có, họ cũng lợi dụng triệt để các nguồn vốn khác vào mục đích sản xuất.

4.1.2.3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Do nguồn lao động chủ yếu của hộ từ 2 – 3 lao động, nhưng trình độ văn hóa, chuyên môn còn thấp. Vì vậy các địa phương cần chủ động có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về thị trường, về quản lý kinh doah của chủ hộ. Qua hoạt động công tác khuyến nông, mở các lớp tham quan, học tập truyền bá kinh nghiệm tại các mô hình hộ nông dân sản xuất giỏi trong xã và khu xung quanh địa bàn xã. Từ đó giúp nông dân có sự chuyên biến về nhận thức, làm quen với thị trường, xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu, lựa chọn hướng đi phù hợp với tiềm lực kinh tế gia đình mình.

Cùng với các giải pháp đó phải hết sức coi trọng việc cung cấp cho nông dân những tri thức cần thiết. Hiểu biết luật lệ, ý thức pháp luật của người Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng còn hạn chế.

Bng 4.1: Tình hình đạo to bi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho h nông dân năm 2013

ĐVT:%

Chỉ tiêu Năm 2013

1. Đào tạo kỹ thuật co nông lâm nghiệp 100

- Trình độ trung cấp 70,0

- Trinh độ sơ cấp 30,0

2. Bồi dưỡng kiến thức 100

- Chủ hộ nông dân 80,0

- Lao động của hộ 20,0

(Nguồn:Báo cáo của Hội nông dân Lăng Can năm 2013)

Trong năm 2013, xã đã tổ chức được hơn 38 lớp dạy nghề ngắn hạn cho trên 1200 học viên; tư vấn dạy nghề giải quyết việc làm trên 400 lượt

người; triển khai nhiều chương trình, dự án thu hút, giải quyết việc làm cho 1603 lao động, đạt 112% kế hoạch. Tiềm năng của con người có quyết định đến hoạt động, có con người, có tri thức là có tất cả.Vì vậy trong giải pháp này cần giải quyết những vấn đề sau:

- Nâng cao trình độ dân trí, đào tạo chủ hộ, trước tiên là phổ cập giáo dục cho các thành viên trong gia đình. Nâng cao trình độ dân trí bằng cách tập trung xóa nạn mù chữ, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

- Trong lĩnh vực nông nghiệp bồi dưỡng nâng cao trình độ, khả năng nhận thức và quản lý cho chủ hộ là việc cấp bách.

- Đăng ký chính thức nông dân có đủ trình độ tay nghề chuyên môn thành Hội viên nông thôn và được hưởng các quyền lợi từ nhà nước, ưu tiên cho nông dân(sử dụng đất nông nghiệp, tích tụ đất nông nghiệp, bảo hiểm nông nghiệp, vay vốn phát triển sản xuất ....). Đào tạo nghề một cách hệ thống có cấp bằng cho lao động nông nghiệp.

- Xây dựng đội ngũ tri thức phục vụ nông nghiệp nông thôn. Mở rộng quỹ cho sinh viên vay để học tập (mở rộng toàn bộ vốn vay cho các hộ ở nông thôn, tăng lượng vay, thời gian vay); Xây dựng doanh nghiệp,xây dựng trang trại, mở dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ đời sống,...)

- Xã cần phối hợp với tỉnh nghiên cứu kết hợp với trung tâm giáo dục, trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật để biên soạn các tài liệu tập huấn ngắn ngày hoặc dài ngày nhằm tạo kiến thức cho nông hộ, chủ hộ. Thực tế cho thấy có nhiều người sản xuất giỏi nhưng trình độ văn hóa thấp đã làm hạn chế đến sản xuất và nuôi dạy con cái.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm: Về tổ chức mạng lưới khuyến nông cơ sở, để tạo điều kiện cho dân miền núi có thể tiếp cận tốt với khuyến nông, việc lập mạng lưới khả năng là cần thiết, đặc biệt là từ xã tới thôn bản. Tổ chức khuyến nông cơ sở ở nông thôn, bản, nhân sự phải

do chính người dân bầu ra là người nông dân giỏi trong hoạt động được bà con suy tôn. Đào tạo đội ngũ khuyến nông phải tân tụy, sát thực tiễn, dám làm, đổi mới suy nghĩ và có phương pháp chỉ đạo tập trung, được nông dân tín nhiệm. Nội dung hoạt động của khuyến nông nên thu hẹp trong thực hiện chương trình sản xuất một số cây trồng với các loại giống mới, có hiệu quả, năng suất kinh tế cao.

4.1.2.4. Giải pháp về khoa học kĩ thuật

Ngày nay ứng dụng được thừa nhận là một trong những biện pháp kinh tế quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp. Người nông dân tiến hành sản xuất kinh doanh áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật thì mới tăng nhanh được năng suất, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường và đảm bảo có lợi.

Đối với những hộ nông dân cần tập trung trang bị kiến thức khoa học – kĩ thuật cho họ hơn là cho họ nguồn vốn mà không hướng họ nên làm gì, trồng cây gì, con gì có hiệu quả.Vì vậy sự chuyển giao khoa hoc – công nghệ cho nông dân là một quá trình. Để đáp ứng yêu cầu này hàng loạt các trung tâm, tổ chức khuyến nông đã ra đời và được người dân ủng hộ. Việc chuyển giao những tiến bộ khoa học, kĩ thuật, quy trình công nghệ cho hộ nông dân là trọng tâm của công tác khuyến nông, vì vậy cần chú ý:

- Các vấn đề chuyển giao phải có tính khả thi về kĩ thuât. - Chi phí thấp, phù hợp với đầu tư của hội nông dân.

- Đáp ứng yêu cầu của nông dân địa phương, giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài.

- Làm giảm sự nặng nhọc, tiêu tốn sức lao động.

- Luôn cải tiến các khâu chọn và làm giống, đưa các giống mới có năng suất chất lượng cao vào sản xuất. Chăn nuôi chú trọng công tác tập

huấn về phòng, trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm tới người nông dân đầy đủ, kịp thời.

- Thay đổi chế độ canh tác còn lạc hậu, giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, đặc biệt là những giống cây con đặc sản (chẳng hạn như: lợn hướng nạc và vịt siêu trứng...). Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất cho các hộ nông dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số có một ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế nông dân.

- Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông trong vùng đặc biệt là áp dụng khuyến nông tự nguyện. Phổ biến rộng khắp tới các hộ nông dân hệ thống canh tác khoa học nông nghiệp phù hợp với hệ thống canh tác trên đất dốc, hệ thống canh tác nông, lâm kết hợp. Trạm khuyến nông cần thực hiện tốt 3 chức năng: Xây dựng mạng lưới cơ sở, phổ biến kĩ thuật phục vụ hỗ trợ xây dựng mô hình thật tốt và chuyển giao cho đội ngũ nông dân giỏi trước, làm theo khẩu hiệu: “ Làm cho dân giàu, nước mạnh”, “làm cho người giàu thì giàu hơn, người nghèo thì thành khá”, xóa đói giảm nghèo, xây dựng chính sách phát triển nông thôn mới, giải quyết việc làm, nạn xóa mù chữ cho nông dân.

- Cần có sự hỗ trợ chăn nuôi, dịch vụ thú y trên địa bàn để sản xuất nghành chăn nuôi của các nông hộ đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là chăn nuôi đại gia súc đang rất thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng.

4.1.2.5. Giải pháp về thị trường

Mở rộng thị trường tiêu thụ là giải pháp quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội nông thôn mới hiện nay và kinh tế - xã hội của xã nói riêng. Khi sản phẩm của nông hộ làm ra được tiêu thụ tốt mới kích được sự

Một phần của tài liệu Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Lăng Can – huyện Lâm Bình – tỉnh Tuyên Quang. (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)