1.1 Hầu hết các chỉ số thể lực của nữ sinh viên đều ở mức trung bình so với người Việt Nam cùng độ tuổi. Do đặc thù của các chuyên ngành đào tạo mà các em đang theo học nên thực trạng thể lực của nữ sinh viên không cao. Ngoài ra không ít nữ sinh nhà có thói quen lười vận động, ít làm việc chân tay dẫn đến trình độ thể lực kém.
1.2 Đề tài đã lựa chọn những bài tập phát triển hiệu quả thể lực của nữ sinh viên khoa mầm non trường Cao đẳng Tuyên Quang bao gồm:
- Các bài tập phát triển sức nhanh: Chạy nâng cao đùi tại chổ 15s, Chạy nhanh tại chổ 15s, Chạy tại chổ đá chân về trước 15s, Chạy tại chỗ đá chân về sau 15s, Chạy tốc độ 30m. Nhảy dây tốc độ 15s.
- Các bài tập phát triển sức mạnh: Chạy 60m xuất phát cao; Chạy đạp sau 30m; Bật xa tại chỗ; Bật nhảy co gối; Bật cóc 15m; Lò cò một chân 15m, Nằm sấp chống đẩy; Ngồi xổm đi bộ 10m; Đứng lên ngồi xuống hai chân 15s; Bóp lò xo tay.
- Các bài tập phát triển sức bền: Chạy việt dã 40 – 65% sức; Chạy biến tôc 50 + 50; Chạy 5 phút tùy sức.
- Các bài tập phát triển khả năng phối hợp vận động: Chạy biến tốc theo còi;Chạy con thoi 4x10m; Chạy tại chỗ; chạy nhanh theo còi; Chạy nhanh xuất phát quay lưng; Ngồi duỗi chân gập bụng về trước; Chạy luồn cọc.
- Các bài tập phát triển khả năng mềm dẻo: Đứng gập thân theo nhịp, Xoạc ngang, Xoạc dọc.
1.3 Sau thời gian thực nghiệm, trình độ thể lực của nhóm thực nghiệm tăng lên đáng kể ở tất cả các chỉ số so với trước thực nghiệm và vượt trội so với nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm sự tăng trưởng diễn ra ở tất cả các chỉ số. Nhóm đối chứng cũng có sự tăng trưởng ở chỉ số sức nhanh nhưng ít hơn nhóm thực nghiệm. Chỉ có chỉ số về sức mạnh (lực bóp tay thuận) thì
nhóm đối chứng có nhịp tăng trưởng cao hơn nhóm thực nghiệm. Ngoài ra, nhóm đối chứng còn có thêm hai chỉ số sau thực nghiệm không tăng mà còn giảm, đó là chỉ số về sức mạnh (bật xa tại chỗ) và chỉ số sức bền (chạy 5 phút tùy sức) vì có nhịp tăng trưởng mang giá trị (-) sau thực nghiệm.
1.4 Bàn về phương pháp tập luyện
Việc chọn lựa bài tập và phương pháp tập luyện là rất quan trọng trong phát triển thể chất cho nữ sinh viên. Những bài tập cần phải đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện của trường. Có nhiều phương pháp có thể được lựa chọn để tập cho nữ sinh viên miễn là phương pháp đó hợp với các yêu cầu của người tập lẫn yêu cầu cho phép của điều kiện sân bãi, dụng cụ. Trong đề tài đã lựa chọn phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ vì phương pháp này có một số ưu điểm nổi bật:
- Thứ nhất: Giáo viên là người điều khiển, đưa ra và giúp các em thực hiện lượng vận động, việc này sẽ giúp cải thiện tình trạng thể lực đáng kể cho các em sau một giai đoạn tập luyện.
- Thứ hai: Việc áp dụng phương pháp này cho phép giáo viên kết hợp với một số phương pháp khác nhằm phát triển thể lực mà vẫn đảm bảo LVĐ như phương pháp tập luyện vòng tròn có sự luân phiên các bài tập, luân phiên giữa tập luyện và nghỉ ngơi giúp đỡ mệt mỏi trên cụ thể một nhóm cơ mà vẫn mang lại hiệu quả phát triển thể lực, hoặc cũng có thể kết hợp với phương pháp trò chơi dưới dạng thi đấu nhằm kích thích người tập tập luyện tích cực mà giờ học giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán.
- Thứ ba: Định mức chặt chẽ còn mang lại một tác dụng nữa là đưa người tập vào khuôn khổ lâu dần sẽ tạo nên một ý thức tổ chức kỉ luật cần thiết và tinh thần cầu tiến, ganh đua trong đoàn kết, sôi nổi hào hứng.
Việc áp dụng phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ đã được nhiều tác giả sử dụng trong các công trình nghiên cứu của mình và nhận thấy hiệu quả rõ rệt. Sự tăng tiến thành tích sau thực nghiệm của tất cả 5 tố chất đã nói lên điều đó. Đây là nghiên cứu bước đầu, cần có những nghiên cứu tiếp theo trên những đối tượng khác như sinh viên có sức khỏe yếu…để kiểm nghiệm tính chính xác và độ tin cậy của đề tài trước khi áp dụng rộng rãi.