5. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 So sánh thực trạng thể lực chung ban đầu của hai nhóm thực
(nhóm I) và nhóm đối chứng (nhóm II) trước thực nghiệm
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi ứng dụng các test được chọn để kiểm tra trình độ thể lực của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả thể hiện ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: So sánh thực trạng thể lực chung trước thực nghiệm của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. TT Test Nhóm thực nghiệm (n=46) Nhóm đối chứng (n=49) t P 1 Chạy 30m XPC (s) 6.09±0.51 6.23±0.59 1.83 P > 0.05 2 Bật xa tại chỗ (m) 161.8±6.297 160.48±5.75 1.62 P > 0.05 3 Dẻo gập thân (cm) 8.66±6.403 7.75±5.84 1.09 P > 0.05 4 Lực bóp tay thuận (kg) 24.77±3.925 25.69±4.142 1.69 P > 0.05 5 Chạy con thoi 4x10m (s) 13.29±0.84 13.14±0.87 1.32 P > 0.05 6 Chạy 5 phút tùy sức (m) 707.20±42.3
8
718.03±41.0
5 1.91 P > 0.05
Phân tích số liệu bảng 3.8 cho thấy: nhìn chung sự khác biệt về thể lực của hai nhóm đều không có ý nghĩa thống kê, các giá trị ttính đều nhỏ hơn tbảng, P>0.05. Ví dụ, thành tích trung bình chạy 30m XPC ở nhóm đối chứng là 6.09”, của nhóm thực nghiệm là 6.23”. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Thành tích trung bình ở test dẻo gập thân của nhóm thực nghiệm là 8.66±6.403, thành tích này ở nhóm đối chứng có phần kém hơn là 7.75±5.84, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05) vì ttính=1.09<tbảng, P>0.05. Tương tự ở test chạy con thoi 4x10m thành tích ở nhóm thực nghiệm đạt trung bình là 13.29±0.84 còn ở nhóm đối chứng thành tích đó là 13.14±0.87, chênh lệch không lớn, ttính=1.32, P>0.05. Ở test chạy 5 phút tùy sức thành tích trung bình ở nhóm thực nghiệm là 707.20±42.38, còn ở nhóm đối chứng thành tích đó có phần cao hơn 718.03±41.05, ttính=1.91<tbảng, P>0.05. Hai test lực bóp tay và bật xa tại chỗ thành tích trung bình của hai nhóm cũng không đạt mức ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P<0.05, test bật xa tại chỗ có ttính=1.62<tbảng=1.96, P>0.05 còn test bóp lực kế thì chỉ tiêu ttính=1.69<tbảng=1.96, P>0.05.
Tóm lại: Thông qua các test, có thể nhận thấy rằng trình độ thể lực của hai nhóm trước thực nghiệm là tương đối đồng đều, tương đương nhau đủ điều kiện để áp dụng thực nghiệm sư phạm nhằm chứng minh hiệu quả của các phương pháp tập luyện và tổ hợp bài tập đã được chọn lựa.
sự phát triển thể chất người Việt Nam”, ở lứa tuổi 18 trong số 06 test thì có 4 test cả hai nhóm đều ở mức trung bình so với người Việt Nam là chạy 30m XPC, chạy 5 phút tùy sức, chạy con thoi 4x10m và bật xa tại chỗ. Test dẻo gập thân và test lực bóp tay thì so với người Việt Nam cùng độ tuổi thì thành tích này ở mức yếu. So sánh trình độ của hai nhóm được biểu diễn qua biểu đồ 3.4, 3.5.
Biểu đồ 3.4: So sánh thành tích trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
Biểu đồ 3.5: So sánh thành tích trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm
So sánh tình trạng thể lực của hai nhóm sau khi thực nghiệm