So sánh sự tăngtrưởng ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường cao đẳng Tuyên Quang (Trang 74)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.4.3 So sánh sự tăngtrưởng ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng

thời gian thực nghiệm

hai nhóm thực nghiệm và đối chứng Chỉ số Nhóm XTRUOC XSAU d w t P Chạy 30m XPC (s) TN 6.09 5.67 -0.42 7.14 7.42 <0.001 ĐC 6.23 6.16 -0.07 1.13 0.87 >0.05 BXTC (cm) TN 161.8 164.45 2.65 1.62 9.5 <0.001 ĐC 160.48 160.36 -0.12 -0.07 0.14 >0.05 Dẻo gập thân TN 8.66 11.96 3.3 32.01 9.16 <0.001 ĐC 7.75 10.57 2.82 30.79 4.18 <0.05 Lực bóp tay (kg) TN 24.77 26.18 1.41 5.53 6.6 <0.001 ĐC 25.69 27.46 1.77 6.66 3.37 <0.05 Chạy 4x10m (s) TN 13.29 12.77 -0.52 3.99 7.65 <0.001 ĐC 13.14 12.89 -0.25 1.92 2.797 <0.05 Chạy 5 phút (m) TN 707.2 727.36 20.16 2.81 6.63 <0.001 ĐC 718.03 716.49 -1.54 -0.21 0.31 >0.05 Ghi chú:

- XTRUOC: giá trị trung bình trước TN - XSAU: giá trị trung bình sau TN

- d: Chênh lệch giữa 02 giá trị trung bình trước và sau TN Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy:

- Thành tích chạy 30 m XPC của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng trưởng so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn (7.14% so với 1.13%). Mặt khác, sự tăng trưởng của nhóm thực nghiệm có ý nghĩa thống kê (p<0.001), trong khi đó nhịp tăng trưởng của nhóm đối chứng không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Điều đó một lần nữa khẳng định các bài tập thể lực đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng chạy 30m XPC của các nữ sinh viên.

- Thành tích bật xa tại chỗ của nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng vượt trội so với trước thực nghiệm còn nhóm đối chứng thì không có sự tăng

trưởng thậm chí còn giảm (W% mang giá trị âm). Nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm là 1.62% so với -0.07%. Mặt khác, sự tăng trưởng của nhóm thực nghiệm có ý nghĩa thống kê (p<0.001), trong khi đó nhịp tăng trưởng của nhóm đối chứng không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Điều đó cho thấy các bài tập thể lực đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng bật xa tại chỗ của các nữ sinh.

- Thành tích dẻo gập thân của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng trưởng so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn (32.01% so với 30.79%). Sự tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đều mang ý nghĩa thống kê cần thiết ở mức(p<0.05). Điều đó cho thấy các bài tập thể lực đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng mềm dẻo của các nữ sinh viên khoa mầm non và chương trình học tập theo chương trình chung của bộ môn cũng có tác động đến khả năng mềm dẻo của nữ sinh viên khoa mầm non.

- Ở test lực bóp tay thành tích của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều tăng trưởng so với trước thực nghiệm. Nhịp tăng trưởng của nhóm đối chứng cao hơn (6.66% so với 5.53%). Mặt khác, sự tăng trưởng của nhóm thực nghiệm có ý nghĩa thống kê (p<0.001), trong khi đó nhịp tăng trưởng của nhóm đối chứng chỉ có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Có thể giải thích điều này là do quá trình học tập các bài tập đều có ảnh hưởng tích cực đến lực bóp tay của các nữ sinh viên ở cả hai nhóm.

- Thành tích chạy chạy con thoi 4x10m của cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng đều được rút ngắn đáng kể so với trước thực nghiệm. Tuy nhiên nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm cao hơn (3.99% so với 1.92%). Mặt khác, sự tăng trưởng của nhóm thực nghiệm có ý nghĩa thống kê (p<0.001), trong khi đó nhịp tăng trưởng của nhóm đối chứng chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức (p<0.05). Điều đó lại một lần nữa khẳng định các bài tập thể lực đã ảnh hưởng tích cực đến khả năng chạy con thoi 4x10m của các nữ sinh viên.

- Còn ở test chạy 5 phút tùy sức thành tích của nhóm thực nghiệm tăng đáng kể sau thực nghiệm, còn nhóm đối chứng thành tích này không tăng mà còn giảm so với trước thực nghiệm. Nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm và đối chứng lần lượt là 2.81% và -0.21%. Mặt khác, sự tăng trưởng của nhóm thực nghiệm có ý nghĩa thống kê (p<0.001), trong khi đó nhịp tăng trưởng của nhóm đối chứng không có ý nghĩa thống kê (p>0.05).

Nhìn chung sau giai đoạn thực nghiệm thì thành tích của hai nhóm đều có những biến đổi rõ rệt và được mô tả chi tiết trong bảng 3.6, 3.7. Ở nhóm thực nghiệm thành tích ở tất cả các bài thử đều tăng và đạt mức ý nghĩa thống kê ở mức rất cao P<0.001, (0.1%). Thành tích sau thực nghiệm tăng hơn đáng kể so với trước và so với cả nhóm đối chứng. Còn ở nhóm đối chứng thành tích ở các bài thử cũng tăng nhưng không cao so với nhóm thực nghiệm. Chỉ có 3 bài thử tăng đạt ý nghĩa thống kê cần thiết P<0.05 (5%) đó là: dẻo gập thân, bóp lực kế và chạy con thoi 4x10m, còn bài thử bật xa tại chỗ, chạy 30m XPC và chạy 5 phút tùy sức do tập luyện thành tích cũng tăng nhưng không đạt mức ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất cần thiết, P>0.05 (5%), cụ thể nhịp tăng trưởng của hai nhóm như sau:

* Test chạy 30m XPC (giây):

-Nhóm thực nghiệm: thành tích trung bình giảm 0.42 giây, có nhịp tăng trưởng W%=7.11%. Sự tăng trưởng có sự khác biệt rõ rệt và có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P<0.05, vì có t=7.42 >tbảng.

- Nhóm đối chứng: thành tích trung bình giảm 0.07giây, có nhịp tăng trưởng W%=1.13%. Tuy nhiên sự tăng trưởng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P>0.05, vì có t=0.87< tbảng.

* Test bật xa tại chỗ (cm):

-Nhóm thực nghiệm: thành tích trung bình tăng 2.65cm, có nhịp tăng trưởngW%=1.62%. Sự tăng trưởng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt

ở ngưỡng xác xuất P<0.05, vì có t=9.497> tbảng.

- Nhóm đối chứng: thành tích trung bình giảm 0.12cm, có nhịp tăng trưởng W%=-0.07%. Sự tăng trưởng không có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở ngưỡng xác xuất P>0.05, vì có t=0.14 < tbảng

* Test dẻo gập thân (cm):

- Nhóm thực nghiệm: thành tích trung bình tăng 3.3cm, có nhịp tăng W %=32.01%. Sự tăng trưởng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở ngưỡng xác xuất P<0.05, vì có t=9.16> tbảng.

- Nhóm đối chứng: thành tích trung bình tăng 2.82cm, có nhịp tăng W %=30.79%. Sự tăng trưởng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở ngưỡng xác xuất P<0.05, vì có t=4.18> tbảng.

* Test bóp lực kế (kg):

-Nhóm thực nghiệm: thành tích trung bình tăng 1.41kg, có nhịp tăng W %=5.53%. Sự tăng trưởng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở ngưỡng xác xuất P<0.05, vì có t=6.60> tbảng.

- Nhóm đối chứng: thành tích trung bình tăng 1.77kg, có nhịp tăng W %=6.66%. Sự tăng trưởng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở ngưỡng xác xuất P<0.05, vì có t=3.37> tbảng

* Test chạy con thoi 4x10m (giây):

-Nhóm thực nghiệm: thành tích trung bình giảm 0.52s, có nhịp tăngtrưởng W%= 3.99%. Sự tăng trưởng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở ngưỡng xác xuất P<0.05, vì có t=7.65> tbảng.

- Nhóm đối chứng: thành tích trung bình giảm 0.25s, có nhịp tăng trưởng W%= 1.92%. Sự tăng trưởng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở ngưỡng xác xuất P<0.05, vì có t=2.797> tbảng

* Test chạy 5 phút tùy sức (m):

-Nhóm thực nghiệm: thành tích trung bình tăng 20.16m, có nhịp tăng W %=2.81%. Sự tăng trưởng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở ngưỡng xác xuất P>0.05, vì có t=0.398< tbảng

- Nhóm đối chứng: thành tích trung bình giảm 1.54m, có nhịp tăng W %=-0.21%. Sự tăng trưởng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê rõ rệt ở ngưỡng xác xuất P>0.05, vì có t=0.31 < tbảng

Biểu đồ 3.8: Nhịp độ tăng trưởng của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm

Nhận xét:Từ kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Để nâng cao thể lực chung cho nữ sinh viên cần phải có chương trình giảng dạy được hoạch định sẵn, áp dụng phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ trong giờ học chính khóa để giáo viên có thể quản lý, điều khiển quá trình tập luyện một cách thống nhất và giúp các em tập luyện nghiêm túc, tích cực. Công việc này còn giúp giải quyết thêm một vấn đề đó là lượng vận động đưa ra phù hợp đối tượng và tăng tiến hiệu quả trong từng giai đoạn cụ thể.

- Đa số các chỉ số thể lực chung (6/6 test) của nhóm thực nghiệm tăng vượt trội hơn so với nhóm đối chứng. Điều này cho thấy rằng bài tập được ứng dụng thực nghiệm đã mang lại hiệu quả tương đối tốt.

- Sau thời gian thực nghiệm, 6/6 chỉ số thể lực chung của nhóm thực nghiệm đạt mức trung bình so với hằng số sinh học của người Việt Nam.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường cao đẳng Tuyên Quang (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w