Thực trạng về chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường cao đẳng Tuyên Quang (Trang 41)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.Thực trạng về chương trình môn học giáo dục thể chất cho sinh viên

viên trường Cao đẳng Tuyên Quang.

Bộ môn GDTC thực hiện chương trình GDTC do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Với nội dung chương trình gồm 2 phần: Phần cơ bản và phần tự chọn.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: Giáo dục thể chất Mã học phần: C1 32 001 2. Số đơn vị học trình: 3 (1; 2)

3. Ngành: Sư phạm; Trình độ đào tạo: Cao đẳng; Hệ: Chính quy 4. Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Giáo dục thể chất 5. Mô tả vắn tắt học phần

- Học phần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất về giáo dục thể chất, kiến thức, kỹ năng, cách thức luyện tập các môn thể dục thể thao cơ bản nhằm tăng cường thể chất, nâng cao sức khỏe cho người tập luyện.

- Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và đang học ngành cao đẳng sư phạm. Các học phần giáo dục thể chất nhằm củng cố và nâng cao sức khoẻ, năng lực vận động, giáo dục ý thức, đạo đức cho sinh viên, là cơ sở để học tập các môn học khác.

6. Mục tiêu của học phần:

-Kiến thức: Nắm vững hệ thống khái niệm, thuật ngữ cơ bản của giáo dục thể chất.

- Kỹ năng: Thực hành thuần thục các kỹ thuật cơ bản của từng nội dung môn giáo dục thể chất trong chương trình.

- Năng lực nghiệp vụ: Nắm vững các phương pháp biên soạn, giảng dạy và tổ chức quản lý môn học giáo dục thể chất đối với học sinh THCS.

hảy cao, bóng chuyền…

7. Nội dung học phần: Giáo dục thể chất.

A/ Phần 1 ( Phần cơ bản ): 60 tiết a/ Giảng dạy lý thuyết chung: (10 tiết)

1. Giáo dục thể chất trong trường Đại học và Cao đẳng.

- Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và các hình thức GDTC cho sinh viên. Cấu tạo, nội dung chương trình GDTC. Tổ chức quá trình GDTC trong nhà trường. ( 2 tiết )

- Vị trí của thể thao sinh viên: Tác dụng của giáo dục, rèn luyện thể chất, các hình thức tổ chức tập luyện thể thao. Hệ thống tổ chức thi đấu thể thao sinh viên quốc gia, quốc tế. ( 3 tiết )

2. Kiểm tra y học TDTT

- Nội dung, nhiệm vụ và tổ chức kiểm tra y học TDTT đối với mỗi người. Các hình thức kiểm tra y học. ( 1 tiết )

- Chấn thương trong thể thao và cách phòng ngừa. ( 2 tiết )

- Tự kiểm tra y học TDTT và ý nghĩa của nó. Các số liệu khách quan và chủ quan của tự kiểm tra. Đánh giá tình trạng sức khoẻ và thể lực của sinh viên. Các chỉ số về thể lực và hình thể. ( 2 tiết )

b/ Giảng dạy kỹ thuật ngoài sân bãi: (48 tiết)

1. Đội hình đội ngũ: 2 tiết 2. Bài thể dục vệ sinh buổi sáng: 4 tiết 3. Kỹ thuật chạy cự ly ngắn: 10 tiết

- Giới thiệu môn học, phân loại các môn chạy. Động tác bổ trợ cho chạy cự ly ngắn. ( 2 tiết )

- Dạy kỹ thuật các giai đoạn của chạy cự ly ngắn: (4 tiết) + Kỹ thuật xuất phát thấp.

+ kỹ thuật chạy lao sau xuất phát. + kỹ thuật chạy giữa quãng. + kỹ thuật chạy về đích.

- Hoàn thiện kỹ thuật chạy 100m. (4 tiết) 4. Kỹ thuật nhảy cao úp bụng: 10 tiết

- Đặc điểm kỹ thuật nhảy cao úp bụng, cách xác định vị trí giậm nhảy và chân giậm nhảy, các bài tập bổ trợ cho nhảy cao. ( 2 tiết )

- Kỹ thuật các giai đoạn nhảy cao úp bụng: ( 4 tiết ) + Giai đoạn chuẩn bị và chạy đà.

+ Giai đoạn giậm nhảy. + Giai đoạn qua xà.

+ Giai đoạn tiếp đệm ( hoặc tiếp cát ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoàn thiện kĩ thuật nhảy cao úp bụng. ( 4 tiết ) 5. Bài tập thể dục tự do trên đệm: 6 tiết

- Kỹ thuật các động tác đơn lẻ. ( 2 tiết )

- Bài tập liên hoàn của thể dục tự do trên đệm. ( 4 tiết ) 6. Bài tập xà kép (nam), xà lệch (nữ): 16 tiết

- Các động tác bổ trợ và phát triển thể lực. ( 4 tiết ) - Kỹ thuật các động tác đơn lẻ. ( 3 tiết )

- Bài tập liên hoàn trên xà kép ( nam ), xà lệch ( nữ ). ( 9 tiết )

c. Kiểm tra học trình: (2 tiết) B/ Phần 2 (phần tự chọn)

Môn Bóng chuyền: 30 tiết

- Giới thiệu kỹ thuật môn bóng chuyền và tác dụng của bóng chuyền. (1 tiết)

- Luật thi đấu bóng chuyền. (1 tiết) - Kỹ thuật chuyền bóng cao tay. (10 tiết) - Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.(10 tiết) - Kỹ thuật phát bóng thấp tay. (2 tiết) - Kỹ thuật phát bóng cao tay. (4 tiết)

- Giới thiệu kỹ thuật đập và chắn bóng trong bóng chuyền. (1 tiết) - Kiểm tra. (1 tiết)

8. Tài liệu học tập.

- Lê Văn Hải, Giáo trình giáo dục thể chất, NXB Sư phạm, 2001

- Nguyễn Đình Cương, Phan Thị Hiệp, Điền kinh, NXBGD, NXBSP, 2007.

- Trần Đồng lâm, Đinh Mạnh Cường, Trò chơi vận động, NXB Đại học sư phạm, 2005.

- Nguyễn Viết Minh, Hồ Đắc Sơn, Giáo trình bóng chuyền, Nhà xuất bản ĐHSP, 2003

9. Phương pháp đánh giá học phần

Theo Quy chế về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Thang điểm: 10, làm tròn đến phần nguyên.

- Điểm bộ phận là điểm trung bình cộng của các điểm kiểm tra học trình, điểm chuyên cần.

+ Điểm chuyên cần: 01 + Điểm kiểm tra học trình: 02

- Điểm thi học phần: 01 bài

Điểm học phần = Điểm bộ phận x 0,4 + Điểm thi học phần x 0,6

Phần cơ bản được bố trí vào học kỳ một với tổng quỹ thời gian là 60 tiết, phần tự chọn được bố trí vào học kỳ 2 với tổng quỹ thời gian là 30 tiết theo chương trình của Bộ Giáo Dục và đào tạo.

Trong phần cơ bản số tiết lý thuyết được thực hiện là 10 tiết, số tiết thực hành là 48 tiết và 2 tiết kiểm tra học trình. Phần tự chọn số tiết lý thuyết là 2

thực hành được tiến hành trong các giờ nội khóa theo thời khóa biểu chung. Nội dung giảng dạy của môn học được hội đồng khoa học nhà trường duyệt trên cơ sở nội dung quy định và mang tính pháp lệnh bắt buộc cả người dạy và người học phải chấp hành nghiêm túc.

- Về nội dung chương trình:

+ Phần lý thuyết: Bao gồm những nội dung kiến thức giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí, ý nghĩa, tác dụng của môn học GDTC trong nhà trường, trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất về vệ sinh trong tập luyện, phương pháp tập luyện TDTT cũng như những kiến thức về các môn thể thao.

+ Phần thực hành: Sinh viên được tập luyện các nội dung chính là thể dục phát triển chung, thể dục tự do, thể dục dụng cụ, điền kinh và môn thể thao tự chọn. Việc giảng dạy bài tập và các kỹ thuật được tiến hành trong các giờ lên lớp nội khoá theo thời khoá biểu của nhà trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ: Nghiên cứu ứng dụng bài tập nâng cao thể lực cho nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường cao đẳng Tuyên Quang (Trang 41)