5. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Mục đích của GDTC và thể thao trong trường học
Bằng việc xác định rõ bản chất GDTC, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc GDTC đối với vận mệnh đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đến việc tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và đặc biệt là GDTC cho thanh thiếu niên. Ngay từ khi đặt chân về nước thành lập mặt trận Việt Minh chuẩn bị tổng khởi nghĩa cướp chính quyền. Bác Hồ xem đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Trong mười chính sách của mặt trận Việt minh có một điều khoảng ghi rõ “ Nhi đồng được chính phủ săn sóc đặc biệt về thể
dục và trí dục”.
Chương trình GDTC học đường đã được Đảng ta chính thức đưa vào Nghị quyết Trung ương VII khóa III năm 1961“ ...Bắt đầu đưa việc dạy thể
dục và một số môn thể thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường phổ thông,chuyên nghiệp và Đại học”. Kể từ thời điểm đó đến 1975 số lượng
trường học (bao gồm Tiểu học – Trung học – Đại học) trong cả nước đã có chương trình GDTC nội khóa, ngoại khóa đi vào nề nếp chiếm tỷ lệ khá cao.
Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, công tác GDTC trong trường học được Đảng ta hết sức chú trọng “...Quy định chế độ giáo dục thể chất trong trường
học là bắt buộc...”[32]. Ngày 24/03/1994 Ban Bí Thư Trung ương Đảng ra
chỉ thị 36/CT-TW nêu rõ: “...phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan
trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tài góp phần tích cực nâng cao sức khỏe, thể lực, giáo dục nhân cách đạo đức lối sống lành mạnh làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân...”. Chỉ thị này đồng thời cũng yêu cầu việc
“Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường học”. nhằm giải quyết vấn đề cơ sở vật chất, phục vụ công tác GDTC tiêu biểu mạnh mẽ. Ngày 24/04/1996 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 274/TTG “về việc sử
dụng đất đai dành cho xây dựng các công trình Thể dục Thể thao”.
Mục tiêu nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là những quan điểm về GDTC, Thể thao trường học phải góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo ra một đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học – kỹ thuật, quản lý kinh tế - văn hóa xã hội, tạo ra một thế hệ, một lực lượng lao động với cơ thể phát triển hài hòa, cân đối, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chuyên môn nghề nghiệp và thậm chí có thể tiếp cận với nền kinh tế tri thức đang phát triển mạnh ở một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện nay. Do đó, bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của đất nước là phải xây dựng thế hệ trẻ nước ta trở thành những con người có đủ bản lĩnh,phẩm chất đạo đức và năng lực để đảm đương xuất sắc sứ mạng lịch sử của mình, kế thừa và phát huy những thành tựu, truyền thống vẻ vang của dân tộc để đưa đất nước ta phát triển, hội nhập với cộng đồng quốc tế, vươn lên “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ đã dạy.