5. Phương pháp nghiên cứu
1.2.3 Thực tiễn công tác GDTC trong các trường ĐH – CĐ
Sau lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh cả nước đã dấy lên phong trào “Khỏe vì nước”, “khỏe để kháng chiến và kiến quốc”, trong giai đoạn này cần phải khỏe để có thể thực hiện được nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ đất nước vì vậy nhiệm vụ GDTC trong thời kì đầu Cách mạng đã trở thành một trong những nội dung thi đua yêu nước: “Các trường
học thi đua về giáo dục trí lực, đức dục, thể dục, tăng gia sản xuất, dân vận”.
Về sau GDTC trường học được chính thức đưa vào nghị quyết đại hội Đảng: “Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể thao vào chương
trình học tập của các trường Phổ thông Chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại học”.
Từ đó hàng loạt trường từ tiểu học đến Đại học có chương trình giảng dạy thể dục cả nội khóa lẫn ngoại khóa một cách có nền nếp.
Bộ Giáo dục – Đào tạo đã ban hành quy chế về công tác GDTC khẳng định GDTC là một bộ phận hữu cơ trong mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm giúp con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Để thực hiện có hiệu quả công tác này Vụ Đại học và sau Đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên phối hợp với hội TDTT Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam tiến hành công tác kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy GDTC, TDTT, áp dụng đầy đủ và có chất lượng những nội dung, chương trình nội khóa lẫn ngoại khóa nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích cho các em sau những giờ học tập căng thẳng qua đó rèn luyện để có được sức khỏe tốt hơn. Ngoài ra GDTC còn mang lại nhiều hiệu quả tích cực khác như: nâng cao năng lực hoạt động, học tập, lao động góp phần hình thành và hoàn thiện những phẩm chất tâm lý tốt, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thề…Với những ý nghĩa thiết thực đó, GDTC một lần nữa khẳng định vai trò không thể thay thế được trong giáo dục toàn diện mà Đảng và Nhà nước đã xác định.