5. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Khái quát tình hình kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội của tỉnh Tuyên
Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, là trung tâm của lưu vực sông Lô, sông Gâm có tọa độ địa lý từ 21030’ đến 22040’ vĩ độ Bắc và 104053’ đến 105040’ kinh độ Đông cách thủ đô Hà Nội 165km về phía Bắc.
Địa hình của tỉnh Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh có địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo các con sông. So với các tỉnh vùng núi phía Bắc thì Tuyên Quang có độ cao trung bình không lớn, với những đỉnh núi cao như Chạm Chu cao 1.587m, Phia Puông cao 1880m....Gồm ba dạng địa hình chính:
Dạng địa hình núi cao: Là vùng núi cao nằm ở phía Bắc tỉnh, chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh, độ dốc trung bình từ 200 – 250 , có độ cao trung bình khoảng 660m,
Dạng địa hình vùng núi thấp: Đồi núi chiếm 70% diện tích. Độ cao trung bình dưới 500m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thường nhỏ hơn 250
Dạng địa hình đồi trung du: Vùng đồi trung du nằm ở phần giữa tỉnh, có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 9% diện tích toàn tỉnh, vùng này có những cánh đồng tương đối rộng, bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Theo số liệu thống kế năm đến hết năm 2010 dân số trung bình toàn tỉnh là 730.690 người, mật độ dân số bình quân là 124 người/km2, dân cư phân bố không đồng đều, mật độ cao nhất là Thành phố Tuyên Quang 764 người/km2, thấp nhất là huyện Na Hang 41 người/km2.
Về giáo dục tại tỉnh Tuyên Quang đã hoàn thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; duy trì kết quả phổ cập các cấp học, chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục có chuyển biến. Hoàn thành các nhiệm vụ năm học 2012-2013, 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 94,8%, tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 100%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo 100%; tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%. Duy trì, củng cố và giữ vững thành quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Hoàn thành việc kiểm tra công nhận phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở tất các các xã, phường, thị trấn; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục
Cấp THCS: Hạnh kiểm Tốt đạt 60,43%, Khá 32,35%, Trung bình 6,97%; Yếu còn 0,25% ; Học lực Giỏi đạt 7,04%, Học lực Khá 35,99%; Trung bình: 53,05%; Yếu: 3,86% và Kém còn 0,06%.
Cấp THPT: Hạnh kiểm Tốt đạt 63,72%, Khá 26,91%, Trung bình 8,33%; Yếu còn 1,03% ; Học lực Giỏi đạt 2,02%, Học lực Khá 25,16%; Trung bình: 58,06%; Yếu: 14,71% và Kém còn 0,06% (Kết quả chi tiết theo biểu đính kèm).
Kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Tính đến tháng 12/2012, có 138/141 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, đạt tỷ lệ 97,87%; trong đó, 01 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2, đạt tỷ lệ 0,71%; 141/141 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, đạt tỷ lệ 100%; 7/7 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập giáo dục THCS; tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 1, phổ cập giáo dục THCS.
Dân số trong độ tuổi lao động 404.213 người chiếm 55% tổng dân số. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế khu vực nhà nước là 34.424 người chiếm 4,7% dân số toàn tỉnh.
Nguồn lao động của Tuyên Quang có thế mạnh là trẻ, có trình độ văn hoá cấp II và cấp III chiếm trên 50%. Trong những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đã quan tâm giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với chăm lo cho con người. Chương trình dạy nghề, giải quyết việc làm gắn với lao động xuất khẩu được thực hiện hiệu quả. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 26%. Với nguồn lao động dồi dào như vậy sẽ tạo điều kiện cho Tuyên Quang phát triển được một nền kinh tế nhiều thành phần và thu hút được các dự án đầu tư từ đó thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển.
Tuyên Quang với 7 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương, huyện Hàm Yên, huyện Chiêm Hóa, huyện Nà Hang, huyện Lâm Bình đã tạo thành một thế trận liên hoàn. Các đơn vị hành chính này kết hợp chặt chẽ với nhau bằng hệ thống giao
thông thông suốt đã góp phần quan trọng đưa kinh tế của tỉnh vươn ra hội nhập với các vùng kinh tế lân cận khác và trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc.
Lực lượng lao động là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Ở thành phố Tuyên Quang lao động nữ chiếm tỉ lệ cao. Ngoài ra lực lượng nằm trong độ tuổi lao động thì nữ cũng chiếm tỉ lệ lớn. Vì thế vấn đề quan tâm đến sức khỏe cũng như thể lực cho lực lượng này là hết sức cần thiết. Do đó việc chuẩn bị thể lực cho sinh viên nữ trong một trường có đa số là nữ như trường Cao đẳng Tuyên Quang một lần nữa cho thấy vai trò thiết yếu của mình.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỰC TRẠNG THỂ LỰC CỦA NỮ SINH VIÊN KHOA MẦM NON NĂM
THỨ NHẤT KHÓA 2013-2016 TRƯỜNG CAO ĐẲNG TUYÊN QUANG