5. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Xây dựng và triển khai kế hoạch tập luyện nâng cao thể lực cho nữ
nữ sinh viên khoa mầm non khóa học 2013 – 2016 trường Cao đẳng Tuyên Quang
Việc xây dựng kế hoạch tập luyện cho sinh viên được căn cứ vào kế hoạch giảng dạy và chương trình môn học của nhà trường theo từng học kỳ của năm học, đồng thời căn cứ vào thời gian học tập cụ thể của các em. Trên cơ sở của chương trình, kế hoạch giảng dạy được chia thành 2 học kỳ:
Học kỳ I: gồm 5 tháng từ tháng 9 đến đầu tháng 2. Học kỳ II: gồm 5 tháng từ giữa tháng 2 đến hết tháng 6. Tổng thời gian cho cả năm: 90 tiết = 30 giáo án.
Học kỳ 1 là 60 tiết được chia ra làm 15 giáo án, mỗi giáo án là 4 tiết tương ứng với thời gian là 180p
Học kỳ 2 là 30 tiết được chia ra làm 15 giáo án, mỗi giáo án là 2 tiết tương ứng với thời gian là 90p
Việc thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong hai học kỳ: học kỳ I và II năm học 2013 – 2014. Đề tài xác định được hệ thống bài tập (22 bài) phát triển thể lực chung cho nữ sinh viên, đồng thời việc xây dựng kế hoạch giảng dạy cùng tiến trình giảng dạy dựa vào kế hoạch giảng dạy của Bộ môn và chương trình khung đã quy định. Bằng phương pháp thực nghiệm song song trên đối tượng là nữ sinh viên khoa mầm non năm nhất khóa học (2013 – 2016) của trường Cao đẳng Tuyên Quang
Nhóm thực nghiệm (nhóm I) gồm 46 nữ sinh viên lớp Cao đẳng mầm non D K7 năm nhất khoa mầm non khóa học (2013 – 2016) tập theo kế hoạch giảng dạy của bộ môn trong hai học kỳ: học kỳ I và II năm học 2013 – 2014.
Nhóm đối chứng (nhóm II) gồm 49 nữ sinh viên năm nhất lớp Cao đẳng mầm non E K7 khoa mầm non khóa học (2013 – 2016), tập theo kế hoạch giảng dạy của bộ môn trong hai học kỳ: học kỳ I và II năm học 2013 – 2014.
Nhóm thực nghiệm tập luyện theo chương trình khung theo tiến trình giảng dạy thống nhất của Bộ môn và nhà trường. Tuy nhiên có áp dụng thêm một số bài tập đã được lựa chọn nhằm nâng cao thể lực. Quá trình thực nghiệm các bài tập không tách rời giờ học thành một buổi riêng tức các bài tập thực nghiệm được áp dụng xen kẽ vào quá trình học thể dục nhằm đảm bảo nguyên tắc định mức chặt chẽ và tiết kiệm thời gian đi lại, thời gian nghiên cứu học tập của sinh viên cũng như thời gian của giáo viên.
Nhóm đối chứng (nhóm II) thì học tập theo chương trình thống nhất đã được lên kế hoạch của Bộ môn và nhà trường. Cụ thể chương trình giảng dạy như sau:
- Học kì I: Căn cứ trên các bài tập đã được lựa chọn, đề tài tiến hành thực nghiệm với phương pháp tập luyện vòng tròn – một trong những phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ - thường được áp dụng để đảm bảo tính luân phiên, tuần tự của các bài tập và không gây mệt mỏi cho từng nhóm cơ. Hơn nữa đối tượng là nữ nên không thể tác động quá mạnh một LVĐ lên cụ thể một nhóm cơ trong thời gian dài. Các bài tập được bố trí nhằm phát triển cả 5 tố chất: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo. Các bài tập sức nhanh, sức mạnh, mềm dẻo và khả năng phối hợp vận động được sắp xếp vào phần đầu (phần khởi động) của buổi học. Khả năng mềm dẻo được đưa vào phần khởi động chung, các bài tập sức nhanh, sức mạnh thì được xếp vào phần khởi động chuyên môn. Phần giữa buổi học tập trung giải quyết nhiệm vụ giờ học. Cuối buổi tập là các bài tập phát triển sức bền cụ thể là bài chạy 5 phút tùy sức. Những bài tập áp dụng thực nghiệm trong học kì I là những bài tập có cấu trúc đơn giản, đễ thực hiện với 13 bài tập áp dụng trong 15 tuần, đó là:
Thực hiện qua bảng ở phần phụ lục 5
Chạy nâng cao đùi tại chỗ 2x15s, chạy nhanh theo còi 10m, nghỉ ngơi tích cực.
Chạy nhanh tại chỗ 2x15s, chạy tốc độ theo còi 10m, nghỉ giữa tích cực hồi phục.
Chạy đá chân về trước 2x15s, nghỉ giữa 1 phút. Chạy đá chân về sau 2x15s, nghỉ hồi phục 1 phút. Chạy đạp sau 2x15m, hồi phục tích cực.
Lò cò một chân 2x10m (lên, xuống) nghỉ ngơi tích cực.
Nằm sấp chống đẩy độ cao 40cm, 2x7 lần, nghỉ giữa hồi phục.
Chạy nhanh tại chỗ, xuất phát quay lưng, chạy tốc độ theo còi 2x10m. Đứng gập thân, tay chạm cổ chân (gối thẳng) theo nhịp 2x8 nhịp, sau đó giữ cố định 5s.
Ngồi duỗi gập thân về trước chạm cổ chân theo nhịp 2x8 nhịp, sau đó giữ cố định 5s.
Chạy nhanh tại chỗ, chạy tốc độ 30m XPT, nghỉ giữa tích cực hồi phục. Chạy 30m XPC, nghỉ giữa tích cực hồi phục.
Sau mỗi tuần có sự thay đổi về lượng vận động, các bài tập sẽ được cải biên cách thức thực hiện, tăng độ khó, biên độ, tăng cự ly và tăng cả số lần lặp lại nhưng vẫn đảm bảo trong giới hạn khả năng chịu đựng của các em. Việc tăng tiến lượng vận động sẽ giúp người tập giảm bớt sự nhàm chán và có ý thức cao hơn trong tập luyện. Cụ thể ở bài tập nằm sấp chống đẩy ở tuần 1 là 2x7 ở độ cao 40cm, thì 2 tuần sau đó số lượng tăng lên 2x8 lần hay 2x10 lần độ cao bục không thay đổi, hoặc độ cao của bục sẽ giảm xuống 30cm số lần lặp lại giữ nguyên, những tuần tiếp theo tiếp tục tăng đều đặn mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thích hợp như đã trình bày ở trên. Trong quá trình tăng tiến yêu cầu của LVĐ có kết hợp cho thi đấu giữa các nhóm với phương pháp trò chơi nhằm tạo nên sự hứng thú, tự giác, thi đua tích cực giữa các nữ sinh viên từ đó mà tích cực tập luyện mang lại hiệu quả cho bài tập. Nhóm bị thua cuộc sẽ bị phạt, hình thức phạt cũng là một hình thức tập luyện tích cực với những bài tập đã lựa chọn và được áp dụng một cách linh hoạt. Ví dụ có thể phạt đội thua cõng đội thắng đi một đoạn, hoặc bật cóc, hoặc đứng lên ngồi xuống hai chân 15 lần, hoặc ngồi xổm đi bộ một đoạn ngắn… nhằm tạo không khí vừa vui tươi, sôi nổi vừa có tác dụng tăng cường thể lực.
- Học kì II: Trên cơ sở những bài tập của HKI, trong quá trình thực nghiệm đề tài có đưa thêm một số bài tập đã được chọn vào áp dụng. Những bài tập ở học kì này có cấu trúc tương đối khó hơn những bài tập áp dụng trước đó, đó là một cách thức tăng tiến LVĐ theo từng giai đoạn. Các bài tập trong giai đoạn này cụ thể là:
Thực hiện qua bảng ở phần phụ lục 6.
Bật xa tại chỗ theo còi, nghỉ giữa tích cực hồi phục. Bật nhảy co gối 15s, nghỉ giữa tích cực hồi phục 1 phút. Chạy biến tốc theo còi.
Chạy luồn cọc lên xuống. Chạy con thoi 4x10m.
Chạy 5 phút tùy sức kết hợp chạy biến tốc từng đoạn 50m. Xoạc ngang
Xoạt dọc
Gập thân theo nhịp
Các bài tập được cho luân phiên thực hiện và dàn trải trong suốt học kì, có sự tăng tiến yêu cầu LVĐ. Phương pháp lựa chọn áp dụng thực nghiệm đó
là phương pháp tập luyện có định mức chặt chẽ (phương pháp vòng tròn), kết hợp phương pháp trò chơi và thi đấu.