Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ hàng hóa 6 tháng

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại mỹ tho (mitexco) (Trang 80)

hóa 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 ( Xem Bảng 4.7: Tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 trang 66).

- Phân tích lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm năm 2011.

70

LTT6TDN11 = 148.935 – 137.994 – 7.039 = 3.902 triệu đồng. Lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012:

LTT6TDN12 = 126.190 – 118.056 – 6.128 = 2.006 triệu đồng.

Đối tượng phân tích: ∆LTT = LTT6TDN12 − LT6TDNT11 = 2006 – 3.902 = -1.896 triệu đồng.

→ Vậy lợi nhuận từ tiêu thụ của công ty 6 tháng đầu năm 2012 giảm 1.896 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này chủ yếu do tác động của các nhân tố sau:

+ Mức độ ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu tiêu thụ: 126.190 – 148.935 = -22.745 triệu đồng.

→ Do doanh thu tiêu thụ của công ty 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với 6 tháng đầu năm 2011 nên làm cho lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012 giảm 22.745 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011.

+ Mức độ ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 118.056 – 137.994 = -19.938 triệu đồng.

→ Do giá vốn hàng bán của công ty 6 tháng đầu năm 2012 giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2011 nên làm cho lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012 tăng 19.938 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011.

+ Mức độ ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng và chi phí QLDN: 6.128 – 7.039 = -911 triệu đồng.

→ Do chi phí bán hàng và QLDN của công ty 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với 6 tháng đầu năm 2011 nên làm cho lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012 tăng 911 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2011.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

- Nhân tố làm tăng lợi nhuận: +20.849 triệu đồng + Giá vốn hàng bán: 19.938 triệu đồng + Chí phí bán hàng và QLDN: 911 triệu đồng - Nhân tố làm giảm lợi nhuận: -22.745 triệu đồng + Doanh thu tiêu thụ: -22.745 triệu đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

-22.745 + 20.849 = 1.896 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích. - Phân tích lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm năm 2012.

Lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012:

LTT6TDN11 = 126.190 – 118.056 – 6.128 = 2.006 triệu đồng. Lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2012:

LTT6TDN12 = 135.938 – 125.076 – 6.627 = 4.235 triệu đồng.

Đối tượng phân tích: ∆LTT = LTT6TDN13 − LT6TDNT12 = 4.235 – 2.006 = 2.229 triệu đồng.

71

→ Vậy lợi nhuận từ tiêu thụ của công ty 6 tháng đầu năm 2013 tăng 2.229 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng này chủ yếu do tác động của các nhân tố sau:

+ Mức độ ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu tiêu thụ: 135.938 – 126.190 = 9.748 triệu đồng.

→ Do doanh thu tiêu thụ của công ty 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên so với 6 tháng đầu năm 2012 nên làm cho lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 giảm 9.748 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

+ Mức độ ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn hàng bán: 125.076 – 118.056 = 7.020 triệu đồng.

→ Do giá vốn hàng bán của công ty 6 tháng đầu năm 2013 tăng hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 nên làm cho lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 giảm 7.020 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

+ Mức độ ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng và chi phí QLDN: 6.627 – 6.128 = 499 triệu đồng.

→ Do chi phí bán hàng và QLDN của công ty 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 nên làm cho lợi nhuận tiêu thụ 6 tháng đầu năm 2013 giảm 499 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

- Nhân tố làm tăng lợi nhuận: +9.748 triệu đồng + Doanh thu tiêu thụ: 9.748 triệu đồng - Nhân tố làm giảm lợi nhuận: -7.519 triệu đồng + Giá vốn hàng bán: 7.020 triệu đồng + Chí phí bán hàng và QLDN: 499 triệu đồng Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

9.748 – 7.519 = 2.229 triệu đồng. Đúng bằng đối tượng phân tích. Bảng 4.9: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng. Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Chỉ tiêu Tăng lợi

nhuận Giảm lợi nhuận Tăng lợi nhuận Giảm lợi nhuận Doanh thu bán hàng 22.745 9.748 Giá vốn hàng bán 19.938 7.020 Chi phí bán hàng và QLDN 911 499 Tổng hợp các nhân tố 20.849 22.745 9.748 7.519

( Nguồn: Phòng kế toán công ty CP TM Mỹ Tho)

Qua phân tích trên ta thấy được tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm của 3 năm hoạt động, mức lợi nhuận của doanh nghiệp không

72

ổn định, lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 giảm mạnh với số tiền 1.896 triệu đồng. Và 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 thì lợi nhuận tiêu thụ tăng với số tiền 2.229 (triệu đồng). Điều này cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn tuy nhiên đây cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp cùng ngành trong thời buổi kinh tế khó khăn. 6 tháng đầu năm 2012 lợi nhuận giảm so với 6 tháng đầu năm 2011 do các nhân tố làm tăng lợi nhuận là 20.849 triệu đồng trong khi đó nhân tố làm giảm lợi nhuận lại lên đến 22.745 triệu đồng nên làm lợi nhuận năm 2011 giảm xuống 1.896 triệu đồng. Và lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng là do các nhân tố làm tăng lợi nhuận là 9.748 triệu đồng, trong khi đó nhân tố làm giảm lợi nhuận chỉ có 7.519 triệu đồng. Đây là dấu hiệu phấn khởi cho thấy tình hình tiêu thụ của công ty có chuyển sắc mà công ty cần phát huy để đưa công ty đi lên trong giai đoạn khó khăn của kinh tế này. 4.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY

4.4.1. Ưu điểm * Hệ thống tài khoản * Hệ thống tài khoản

Công ty áp dụng tương đối đầy đủ các tài khoản theo hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC này 20 tháng 03 năm 2006 và các thông tư sửa đổi bổ sung. Trong đó áp dụng các tài khoản có liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hóa, tạo điều kiện cho việc ghi chép hàng hóa tiêu thụ, các khoản doanh thu một cách rõ ràng.

* Công tác tổ chức bộ máy kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh với quy mô tương đối lớn, địa bàn hoạt động vừa tập trung vừa phân tán công ty lựa chọn mô hình tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Cùng với sự phân công rõ ràng, hợp lý, mỗi nhân viên trong phòng kế toán đều phụ trách một phần hành kế toán khác nhau,đảm bảo tính chính xác đầy đủ trong công tác kế toán, vận dụng vi tính hóa vào công tác, đội ngũ kế toán có trình độ kinh nghiệm luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

* Hình thức sổ kế toán

Hiện nay công ty áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ. Việc áp dụng hình thức kế toán này cho thấy đơn vị đã biết khai thác khả năng về chuyên môn đội ngũ cán bộ nhân viên kế toán toàn công ty, giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán, giảm lao động trong phòng kế toán. Đặc biệt, việc ứng dụng kế toán trên máy vi tính đang thực sự tạo nên một hệ thống kế toán hiệu quả và có độ tin cậy cao. Nhờ có phần mềm kế toán, nhân viên kế toán chỉ cần nhập số lượng hàng bán vào máy vi tính thì giá vốn hàng bán sẽ tự cập nhật không cần phải tính toán mất thời gian và độ chính xác luôn được đảm bảo. Các loại sổ trong đó có sổ chi tiết, sổ cái tài khoản doanh thu, giá vốn hàng bán...đều được lập bởi phần mềm kế toán rất tiện lợi.

* Tổ chức ghi chép và hạch toán:

- Công ty sử dụng đúng các mẫu chứng từ theo quy định của Bộ tài chính. Khi chứng từ tập hợp về phòng kế toán thì được phân loại, sắp xếp

73

riêng theo từng nội dung giúp dễ dàng trong việc tìm kiếm và ghi vào sổ sách. - Công ty áp dụng phương pháp thực tế đích danh để tính giá trị hàng xuất kho. Phương pháp này độ chính xác cao phù hợp đối với hoạt động kinh của công ty . Ngoài ra phương pháp này còn đáp ứng yêu cầu kịp thời và chính xác thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

- Kế toán ghi chép tình hình biến động hàng hóa được kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp hàng hóa. Hệ thống kế toán hàng hóa ghi chép rõ ràng đầy đủ, chính xác và hợp lý.

- Việc tổ chức hạch toán tiêu thụ hàng hóa nói riêng và công tác kế toán nói chung đã đáp ứng được yêu cầu của công ty đề ra: Đảm bảo tính thống nhất về mặt phạm vi phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý rõ ràng, dễ hiểu.

4.4.2. Một số tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa ở công ty còn có những tồn tại sau:

- Công ty không mở tài khoản chi tiết và lên sổ chi tiết để theo dõi tình hình doanh thu và giá vốn cho từng mặt hàng. Trong khi đó công ty kinh doanh rất nhiều loại hàng hóa nên sẽ rất khó nắm bắt được tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng và mất thời gian cho việc tổng hợp số liệu để lập báo cáo.

74

CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI MỸ

THO

5.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA

Để hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả tiêu thụ hàng hóa trước hết công ty nên phát huy những ưu điểm đang có và khắc phục những hạn chế còn tồn tại bằng một số giải pháp sau:

5.1.1. Mở tài khoản doanh thu và giá vốn hàng bán chi tiết theo từng mặt hàng

- Thiết lập và hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán chi tiết cho từng mặt hàng, chỉ tiêu quản lý. Do công ty thực hiện kế hoạch kinh doanh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm nên việc thiết kế tài khoản chi tiết đến từng sản phẩm là cần thiết, không nên sử dụng tài khoản tổng hợp cho nhiều chỉ tiêu hay mặt hàng, sẽ gây khó khăn cho việc hạch toán và tổng hợp báo cáo sau này. Vì hiện tại công ty đang áp dụng tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán để hạch toán toàn bộ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán của tất cả các mặt hàng. Công ty chưa mở các tài khoản doanh thu và giá vốn hàng bán chi tiết cho từng mặt hàng. Nếu làm được điều đó thì công việc quản lý sẽ đạt hiệu quả hơn. Khi nhà quản lý cần theo dõi doanh thu cụ thể của từng mặt hàng để có những chiến lược kinh doanh nhanh chóng thì những thông tin kế toán là rất cần thiết. Vì vậy công ty nên mở thêm các tài khoản chi tiết về doanh thu và giá vốn hàng bán để hạch toán.

- TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có thể mở chi tiết cho từng mặt hàng kinh doanh như:

+ TK 5111H: Doanh thu bán hàng xe máy Honda + TK 5111S: Doanh thu bán hàng xe máy SYM + TK 5111X: Doanh thu bán hàng Xăng

+ TK 5111D: Doanh thu bán hàng Dầu + …

- TK 632: Giá vốn hàng bán

 TK 632H: Giá vốn hàng bán xe máy Honda

 TK 632S: Giá vốn hàng bán xe máy SYM

 TK 632X: Giá vốn hàng bán Xăng

75

 ...

5.1.2. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

- Trong hạch toán, công ty không sử dụng các tài khoản giảm trừ doanh thu như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại để phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu. Công ty không có khoản hàng bán bị trả lại không hạch toán thì hợp lý. Tuy nhiên công ty vẫn có phát sinh giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại, số tiền giảm giá và chiết khấu cho khách hàng được ghi ngay trên hóa đơn, nghĩa là số tiền mà kế toán phản ánh vào sổ sách là số tiền đã trừ chiết khấu và số tiền trước giảm giá. Hạch toán như vậy là không hợp lý vì nó làm ảnh hưởng đến việc theo dõi doanh thu trong kỳ của công ty, tất nhiên vì thế sẽ ảnh hưởng tới chỉ tiêu doanh thu thuần.

5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TIÊU THỤ HÀNG HÓA Với tình hình nền kinh tế đầy biến động, kinh tế khủng hoảng trong khi Với tình hình nền kinh tế đầy biến động, kinh tế khủng hoảng trong khi giá xăng dầu tăng cao nên tình hình tiêu thụ hàng hóa đang có chiều hướng giảm đi. Bộ phận kế toán quản trị của công ty cần thường xuyên phân tích kết quả tiêu thụ xem doanh thu bán hàng của công ty giảm là do ảnh hưởng của mặt hàng nào, nguyên nhân là do của bản thân doanh nghiệp hay nguyên nhân khách quan để tập trung nguồn lực và đưa ra giải pháp hữu hiệu. Dựa trên cơ sở quan điểm, định hướng phát triển của công ty, mức độ quan trọng của các nhân tố, tác giả đưa ra các giải pháp sau đây:

5.2.1. Chiến lược phát triển sản phẩm theo nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm. phẩm và đa dạng hóa sản phẩm.

Những năm gần đây có rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, xăng dầu ra đời họ đã sao chép, bắt chước những chiêu thức khuyến mãi của công ty và đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh của công ty. Vì thế công ty cần phải có cái riêng để giữ chân khách hàng, công ty đã lựa chọn: Chú trọng đến chất lượng và đa dạng hóa hàng hóa giữ lòng tin của khách hàng: Đầu tiên là công ty nên tuyển chọn hợp tác với những nhà cung cấp uy tính nhất. Công ty cần có chính sách kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng hàng hóa mua vào từ các nhà cung cấp và trước khi xuất kho bán cho khách hàng, trong thời gian lưu kho và trong quá trình vận chuyển đến cho khách hàng cũng phải chú ý bảo quản cẩn thận để hạn chế hư hỏng hàng hóa. Công ty nên tuyển chọn các nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, am hiểu về từng loại hàng hóa, có tinh thần trách nhiệm để đảm nhiệm khâu kiểm tra hàng hóa. Tận dụng tiềm lực sẵn có thế mạnh của Công ty như thế mạnh về uy tín thương hiệu, chất lượng dịch vụ khách hàng, đội ngũ nhân viên trẻ giàu kinh nghiệm về bảo hiểm. Đồng thời, cần chú trọng hợp tác thêm với các nhà cung cấp uy tín để đa dạng hoa hàng hóa đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng để giữ vững thị phần, đảm bảo sự tăng trưởng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

5.2.2. Chiến lược đổi mới quản lý, phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tình hình thực tế hợp với tình hình thực tế

Đối với các loại hình hàng hóa mang tính hữu hình, để đảm bảo tất cả

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại mỹ tho (mitexco) (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)