Phân tích chi phí liên quan đến tiêu thụ hàng hóa

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại mỹ tho (mitexco) (Trang 70)

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chi phí là những khoản chi ra bằng tiền trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính toán đúng các khoản chi phí bỏ ra giúp doanh nghiệp phác thảo được viễn cảnh kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí tiêu thụ hàng hóa ở công ty gồm có: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Để phân tích tình hình biến dộng về chi phí tiêu thụ hàng hóa của công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Tho, tác giả sử dụng phương pháp so sánh (so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối) phân tích báo cáo tổng kết chi phí tiêu thụ qua các năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

4.2.2.1. Phân tích chi phí giá vốn hàng bán

Công ty là doanh nghiệp thương mại nên giá vốn hàng bán là giá vốn thực tế xuất kho của hàng hóa (gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa đã bán ra trong kì).

a) Phân tích chi phí giá vốn hàng bán giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Giá vốn hàng bán 225.365 242.647 202.298 180.000 190.000 200.000 210.000 220.000 230.000 240.000 250.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(Nguồn: Phòng kế toán)

Hình 4.9 Biểu đồ so sánh giá vốn hàng bán giai đoạn 2010-2012

60

liên tục tăng làm sức tiêu thụ của các mặt xe gắn máy, xăng dầu yếu đi dẫn đến một số doanh nghiệp trong ngành lâm vào tình trạng nguy cấp. Công ty Cổ phần Thương mại Mỹ Tho (MITEXCO) là một doanh nghiệp kinh doanh chủ yếu là xe gắn máy và xăng dầu cũng gặp không ít những khó khăn. Năm 2010 chi phí giá vốn hàng bán của công ty là 225.365 triệu đồng, năm 2011 là 242.647 triệu đồng. Như vậy là so với năm 2010 thì tổng chi phí giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 7,67% ứng với 17.282 triệu đồng. Điều đó cho thấy rằng giá vốn hàng bán của công ty tăng khá mạnh bởi 2 nguyên nhân: giá mua đầu vào của hàng hóa tăng và số lượng hàng hóa bán ra tăng.

Sang năm 2012, khủng hoảng kinh tế càng trở nên trầm trọng, lạm phát tăng cao nên tình hình tiêu thụ xe máy và xăng dầu càng trở nên ế ẩm nghiêm trọng hơn. Dẫn đến giá vốn hàng bán của công ty giảm mạnh. Giá vốn hàng bán của công ty năm 2012 là 202.298 triệu đồng, giảm 16,63% ứng với 40.349 triệu đồng so với năm 2011. Điều đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang giảm sút mạnh, đây là dấu hiệu đáng lo lắng mà lãnh đạo công ty cần quan tâm.

Thông qua biểu đồ ta thấy rõ hơn vế giá vốn hàng bán của công ty biến động liên tục và đang theo chiều hướng giảm, Giá vốn hàng bán giảm là do tình hình tiêu thụ các mặt hàng hay nói cách khác là do doanh thu bán hàng của doanh nghiệp giảm. Để có thể đứng vững trên thị trường đầy biến động như hiện nay, công ty cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó tập trung đưa ra những biện pháp cải thiện tình hình tiêu thụ cho phù hợp.

b) Phân tích chi phí giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Giá vốn hàng bán 137.994 118.056 125.076 105.000 110.000 115.000 120.000 125.000 130.000 135.000 140.000 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

Hình 4.10 Biểu đồ so sánh giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013

6 tháng đầu năm 2011 tình hình kinh doanh của công ty khá tốt dẫn đến chi phí giá vốn hàng bán của công ty đạt 137.944 triệu đồng. Bước vào đầu năm 2012 công ty chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nên tình hình kinh tế ảm đạm thêm vào đó thì các công ty cung cấp sản phẩm tăng giá hàng hóa đầu vào nên giá bán của công ty cũng bắt buộc phải tăng theo nên lượng sản phẩm bán

61

ra giảm mạnh dẫn đến giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2012 còn 118.056 triệu đồng, con số này đã giảm 19.938 triệu đồng so tương ứng 14,44% so với năm 2011. Sang năm 2013 tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty khởi sắc là nhờ vào các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào của công tung ra nhiều sản phẩm mẫu mã mới thu hút người tiêu dùng và thêm vào đó công ty quyết định đưa giá bán sản phẩm thấp hơn các đối thủ với tiêu chí “lời ít trên sản phẩm nhưng sẽ bán ra được nhiều sản phẩm”, nhờ vậy giá vốn hàng bán của công ty 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên 125.076 triệu đồng, con số chi phí giá vốn hàng bán này đã tăng 7.020 triệu đồng tương đương với 5,95% so với doanh thu 6 tháng đầu năm 2012. Đây chính là dấu hiệu đáng mừng của công ty cần phát huy hơn trong thời gian tới.

4.2.2.2. Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm các khoản chi phí : tiếp khách, điện, nước, điện thoại, xăng, lương trả cho nhân viên, … dùng cho bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý doanh nghiệp. Do 2 khoản chi phí này có liên quan mật thiết với nhau và tình hình tăng giảm tỉ lệ thuận với nhau nên tác giả xin gom lại phân tích chung.

a) Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chi phí bán hàng và QLDN 13.922 15.213 10.867 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(Nguồn: Phòng kế toán)

Hình 4.9 Biểu đồ so sánh giá chi phí bán hàng và chi phí QLDN giai đoạn 2010-2012

Ta thấy khoản mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm qua các năm nguyên nhân là do: một số tài sản của doanh nghiệp đã hết thời gian khấu hao, thêm vào đó doanh nghiệp đã quản lý các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả: hạn chế nhân viên sử dụng điện thoại của doanh nghiệp cho việc riêng; nhắc nhở nhân viên sử dụng tiết kiệm điện, nước,…

Năm 2010, tổng 2 khoản chi phí này là 13.922 triệu đồng , sang năm 2011, khoản tiền dành cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên

62

15.213 triệu đồng, tăng 1.291 triệu đồng tương ứng tăng 9,27% so với năm trước. Nguyên nhân là do trong năm doanh nghiệp đầu tư mua sắm thêm một số trang thiết bị phục vụ cho quản lí, quảng cáo bán hàng.

Bước sang năm 2012, chi phí cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp là 10.867 triệu đồng, giảm so với mức cũ ở năm 2011 là 4.346 triệu đồng tương đương 28,57%. Nguyên nhân là do một số tài sản của doanh nghiệp đã hết thời gian khấu hao, thêm vào đó doanh nghiệp đã quản lý các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả: hạn chế nhân viên sử dụng điện thoại của doanh nghiệp cho việc riêng; nhắc nhở nhân viên sử dụng tiết kiệm điện, nước,…

Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì chi phí phát sinh là đều tất yếu nhưng không vì thế mà chúng ta quên lãng không quản lý chặt chẽ, cần hạn chế những chi phí phát sinh chưa hợp lý nhưng vẫn đảm bảo là không ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chúng ta kiểm soát có hiệu quả các chi phí phát sinh không cần thiết thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được cải thiện rất nhiều.

b) Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: Triệu đồng Chi phí bán hàng và QLDN 7.039 6.128 6.627 5.600 5.800 6.000 6.200 6.400 6.600 6.800 7.000 7.200 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013

Hình 4.10 Biểu đồ so sánh giá chi phí bán hàng và chi phí QLDN 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013

6 tháng đầu năm 2011, tổng 2 khoản chi phí bán hàng và QLDN là 7.039 triệu đồng, sang 6 tháng đầu năm 2012, khoản tiền dành cho chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm xuống còn 6.128 triệu đồng, giảm 911 triệu đồng tương ứng tăng 12,94% so với năm trước. Nguyên nhân là do một số tài sản của doanh nghiệp sử dụng cho bộ phận bán hàng và bộ phận QLDN đã hết thời gian khấu hao, thêm vào đó doanh nghiệp đã quản lý tốt các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ hàng hóa như chi phí điện thoại, tiền điện, nước, chi phí xăng dầu,…

6 tháng đầu năm 2013, chi phí bán hàng và chi phí QLDN của doanh nghiệp là 6.627 triệu đồng, tăng 499 triệu đồng tương ứng với 8,14% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng này là do tăng chi phí lương

63

nhân viên bộ phận bán hàng và bộ phận quản lý, thêm vào đó công ty tăng số tiền cho công tác quảng cáo bán hàng.

4.2.2. Phân tích lợi nhuận tiêu thụ hàng hóa

Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích kết quả tiêu thụ hàng hóa, vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình kinh doanh, lợi nhuận tiêu thụ phản ánh đầy đủ về kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình tiêu thụ. Vì vậy để có thể phân tích đánh giá hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích lợi nhuận trong quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp.

Phân tích tình hình lợi nhuận tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được hiệu quả tối đa trong tương lai.

4.2.2.1. Phân tích lợi nhuận tiêu thụ hàng hóa giai đoạn 2010-2012

Lợi nhuận tiêu thụ là chỉ tiêu phản ánh lên kết quả tiêu thụ của doanh nghiệp, nói lên qui mô và kết quả và phản ánh một phần hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Qua 3 năm kinh doanh doanh nghiệp có tổng lợi nhuận tiêu thụ cao nhất vào năm 2011. Nguyên nhân là do doanh thu từ tiêu thụ cao trong khi đó chi phí tiêu thụ thấp.

Năm 2010, lợi nhuận tiêu thụ của công ty là 6.589 triệu đồng, sang năm 2011 thì lợi nhuận tiêu thụ của công ty tăng lên 7.335 triệu đồng, tăng 746 triệu đồng tương đương với 11,32% so với năm 2010. Nguyên nhân do tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí tiêu thụ, cụ thể là doanh thu tiêu thụ tăng 19.319 triệu đồng trong khi tổng chi phí tiêu thụ chỉ tăng 18.573 triệu đồng . Điều này cho thấy công ty quản lý khá tốt các khoản chi phí tiêu thụ đây là dấu hiệu tốt mà công ty cần phát huy.

Năm 2012, lợi nhuận tiêu thụ của công ty là 5.646 triệu đồng, giảm 1.689 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân của sự giảm này là do tốc độ giảm của doanh thu nhanh hơn tốc dộ giảm của chi phí, cụ thể là doanh thu giảm 46.384 triệu đồng trong khi tổng chi phí tiêu thụ chỉ giảm có 44.695 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận tiêu thụ giảm. Năm 2012 là năm mà nhìn chung tất cả các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng vô cùng khó khăn: lạm phát tăng cao,khủng hoảng kinh tế Mỹ và châu Âu,…Trước tình hình đó doanh cũng đã có nhiều chính sách cắt giảm chi phí phát sinh chưa hợp lí nhưng không thể hạn chế thấp nhất sự phát sinh của chi phí vì khi đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cho nên trong năm chi phí quản lí doanh nghiệp có giảm nhưng không nhiều.

Qua phân tích ta thấy doanh nghiệp cần đưa ra những chính sách hiệu quả hơn để giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.

64 Bảng 4.6: Tình hình lợi nhuận tiêu thụ giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch

năm 2011/2010

Chênh lệch năm 2012/2011

Doanh thu tiêu thụ 245.876 265.195 218.811 19.319 (46.384)

Giá vốn hàng bán 225.365 242.647 202.298 17.282 (40.349)

Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp 13.922 15.213 10.867 1.291 (4.346)

Lợi nhuận tiêu thụ 6.589 7.335 5.646 746 (1.689)

65

4.2.2.1. Phân tích lợi nhuận tiêu thụ hàng hóa giai đoạn 2010-2012

6 tháng đầu năm 2011, lợi nhuận tiêu thụ là 3.902 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận tiêu thụ của doanh nghiệp giảm mạnh xuống còn 2.006 triệu đồng tương đương giảm 48,59% với số tiền là 1.896 triệu đồng. Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận doanh nghiệp năm 2011 giảm là do doanh thu tiêu thụ giảm mạnh đến 22.745 triệu đồng trong khi đó tổng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ giảm 20.849 triệu đồng.

6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận tiêu thụ hàng hóa tăng mạnh lên 4.235 triệu đồng, tăng 2.229 triệu đồng tương đương với 111,12% so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân là do sản lượng bán ra tăng mạnh trong khi chi phí tiêu thụ cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn. Đây là dấu hiệu đáng mừng mà doanh nghiệp cần phát huy.

66 Bảng 4.7: Tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Triệu đồng. Chỉ tiêu 6 tháng đầu Năm 2011 6 tháng đầu Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh Lệch 2013/2012

Doanh thu tiêu thụ 148.935 126.190 135.938 (22.745) 9.748 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá vốn hàng bán 137.994 118.056 125.076 (19.938) 7.020

Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp 7.039 6.128 6.627 (911) 499

Lợi nhuận tiêu thụ 3.902 2.006 4.235 (1.896) 2.229

67

4.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TIÊU THỤ HÀNG HÓA

Như đã biết doanh thu tiêu thụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là các yếu tố ảnh hưởng rõ rệt nhất đến kết quả tiêu thụ. Vậy doanh thu tiêu thụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng hay chi phí quản lý doanh nghiệp là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến tình hình tiêu thụ của các mặt hàng và ảnh hưởng ở mức độ nào. Để biết điều đó, đầu tiên ta đi vào tìm hiểu tình hình doanh thu tiêu thụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013. Sau đó tiến hành phân tích biến động về doanh thu tiêu thụ, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua hai giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm giai đoạn 2011-2013.

4.3.1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ hàng hóa giai đoạn 2010-2012 ( Xem Bảng 4.6 Tình hình lợi nhuận tiêu thụ giai đoạn 2010- 2012 trang 64)

Ta có lợi nhuận tiêu thụ được thể hiện qua công thức sau:

Lợi nhuận tiêu thụ = DTBH – GVHB – Chi phí QLDN Gọi a: doanh thu bán hàng.

b: giá vốn hàng bán.

c: chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí bán hàng LTT là lợi nhuận tiêu thụ

Đối tượng phân tích được xác định là: ΔLTT = LTT1 – LTT0 Năm 2011: LTT1 = a1 – b1 – c1

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả tiêu thụ và phân tích kết quả tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần thương mại mỹ tho (mitexco) (Trang 70)