Kinh nghiệm PTNNL ngành DL của một số địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 38)

1.2.5.1. Kinh nghiệm PTNNL ngành DL ở tỉnh Ninh Bình.

Xác định ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nên đƣợc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ƣơng, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và cấp ủy Đảng chính quyền các cấp nên ngành kinh tế du lịch tỉnh Ninh Bình không ngừng phát triển. Tỉnh đã khai thác triệt để tiềm năng sẳn có, phát triển du lịch luôn đảm bảo tính hiệu quả, bền vững từ gốc độ về kinh tế, tài nguyên môi trƣờng và văn hóa xã hội. Đặt vị trí trung tâm và ƣu tiên số một trong chiến lƣợng phát triển chung của ngành; sử dụng hiệu quả NNL cho du lịch. Tỉnh đã Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề du lịch phù hợp với giai đoạn; trƣớc mắt là làm tốt công tác liên kết đào tạo, tập trung vào các nghiệp vụ cơ bản của ngành, chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho NNL.Vì vậy trong những năm qua với sự phát triển của kinh tế du lịch đã thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển, đặc biệt là cơ cấu kinh tế và kết cấu hạ tầng so với cả nƣớc. Từng bƣớc giảm chê lệch bình quân GDP/ ngƣời giữa Ninh Bình với cả nƣớc. Tỉnh phấn đấu thu nhập bình quân GDP/ ngƣời đến năm 2020 phấn đấu

28

GDP bình quân đầu ngƣời đạt mức 2.560 USD, cao hơn 28% so với mức GDP/ ngƣời của cả nƣớc.

1.2.5.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Ninh.

Mấy năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng du lịch của Quảng Ninh đạt kết quả cao vì vậy công tác phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đã đƣợc địa phƣơng quan tâm, cả trong đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dƣỡng

Có nhiều phƣơng thức mang tính chiến lƣợc trong phát triển nguồn nhân lực mà tỉnh đã áp dụng và đã đem lại hiệu quả cao. Tập trung các phƣơng thức mang tính chiến lƣợc chủ yếu:

Chiến lược ưu tiên khuyến khích

Các lĩnh vực mà Quảng Ninh ƣu tiên trƣớc hết là: phát triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về từng lĩnh vực chuyên sâu của hoạt động du lịch; phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch; phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch; hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích xã hội hóa trong đào tạo du lịch.

Chiến lược liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế

Cần liên kết, hợp tác và hội nhập quốc tế, tạo sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa "Nhà nƣớc - Nhà trƣờng - Nhà sử dụng lao động" trong quá trình phát triển nhân lực du lịch. Nhà nƣớc tạo môi trƣờng pháp lý, tạo chuẩn quốc gia về nhân lực làm cơ sở cho đào tạo và sử dụng lao động, thúc đẩy và kiểm tra, giám sát đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch liên kết với nhau và với doanh nghiệp du lịch; các doanh nghiệp du lịch liên kết với nhau và với cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch để tạo nguồn lực cho nhau, kiểm định đầu ra của cơ sở đào tạo, dạy nghề du lịch, nâng cao và chuẩn hóa đầu vào cho cơ sở sử dụng lao động du lịch, điều chỉnh các hoạt động của từng đơn vị. Đồng thời, chú trọng hợp tác và hội nhập quốc tế để có thêm nguồn tài chính, kiến thức, công nghệ, kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực, trƣớc tiên là

29

phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý nhà nƣớc và kinh doanh.

Hoàn thiện và đẩy mạnh quản lý nhà nước về phát triển nhân lực du lịch:

Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế và cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện tốt chính sách tài chính về đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực; xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trƣờng lao động du lịch phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung-cầu về nhân lực du lịch.

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nhân lực du lịch:

Tập trung đầu tƣ cho Trƣờng Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Hạ Long từ cơ sở vật chất kỹ thuật đến đội ngũ giáo viên, xây dựng chƣơng trình, các hoạt động đào tạo, dạy nghề du lịch, để làm nòng cốt trong đào tạo và liên kết các cơ sở đào tạo nghề và các trung tâm bồi dƣỡng nghề du lịch trên địa bàn.

1.2.5.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở TP Đà Nẵng

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP. Đà Nẵng đến năm 2020 đã xác định đúng hƣớng cho sự phát triển của những điểm đến này. Sự đúng đắn trong định hƣớng cũng nhƣ trong việc thực hiện chính sách xúc tiến du lịch của thành phố là lợi thế cạnh tranh của điểm đến. Việc tổ chức thành công các sự kiện nhƣ lễ hội pháo hoa, chƣơng trình du lịch Bà Nà, du lịch biển… đã tạo nên thƣơng hiệu du lịch riêng cho ngành Du lịch Đà Nẵng. Theo thống kê số lƣợng khách du lịch vào Đà Nẵng trong giai đoạn 2001-2009 có xu hƣớng tăng lên qua các năm

Trong những năm qua số lƣợng lao động không ngừng tăng lên, cả lao ñộng làm việc trong khu vực quản lý nhà nƣớc về du lịch lẫn lao ñộng làm việc trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Số lƣợng lao động đã qua đào tạo đƣợc thu hút, sử dụng trong ngành có xu hƣớng tăng lên.Nguồn nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng đã có sự phát triển nhanh về số lƣợng.

30

- Chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch có xu hƣớng tăng lên.

- Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch đa dạng, phong phú về các ngành nghề. - Tỷ lệ những ngƣời lao động làm việc trong ngành du lịch thành phố có kiến thức về bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững khá cao.

- Nguồn nhân lực du lịch có tính cần cù, chịu khó, hiếu học, mến khách, thân thiện, giàu bản sắc văn hóa.

So với cả nƣớc thì nguồn nhân lực ngành du lịch của Đà Nẵng chƣa bằng, song so trong khu vực thì lại có phần nổi trội. Nguyên nhân xuất phát từ việc Đà Nẵng là một trong những thành phố ở miền Trung đi đầu trong hoạt động kinh doanh du lịch nên đã xây dựng đƣợc đội ngũ lao động có kinh nghiệm. TP. Đà Nẵng tập trung nhiều cơ sở đào tạo du lịch nhƣ Trƣờng Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng, Đại học Duy Tân… là một lợi thế. Chính quyền thành phố đã đầu tƣ lớn cho nhân lực của ngành thông qua các hoạt động nhƣ xây dựng mở rộng trƣờng cao đẳng nghề, mời các chuyên gia du lịch của thế giới đến tập huấn, hƣớng dẫn, đầu tƣ kinh phí cho dự án đào tạo nhân lực chất lƣợng cao nhƣ chọn ngƣời giỏi đƣa đi đào tạo ở nƣớc ngoài.

1.2.5.4. Bài học kinh nghiệm

Từ những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở các tỉnh có thể rút ra một số bài hoch kinh nghiệp để có thể áp dụng vào tình hình của địa phƣơng nhằm phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.

- Đó là sự quan tâm của các cấp ủy Đảng một cách sâu sát, chặt chẻ và có cơ chế chính sách cụ thể, kịp thời thì việc phát triển nguồn nhân lực mới thực sự đạt hiệu quả cao. Khuyến khích, ƣu tiên phát triển nhân lực Du lịch nhất là hợp tác hội nhập quốc tế.

- Xây dựng Kế hoạch, chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả và sát với tình hình của địa phƣơng.

31

- Chú trọng nâng cao chất lƣợng đào tạo, phát triển các cơ sở đào tạo và tham gia giao lƣu liên kết đào tạo lúc đó những kinh nghiệp, chất lƣợng nguồn nhân lực mới đƣợc nâng cao về nhiều mặt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thut hút nguồn nhân lực có chất lƣợng một cách hiệu quả và có chính sách phát huy tốt khả năng trí tuệ của những ngƣời làm Du lịch có trình độ.

32

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong Quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp khác nhau, bổ sung cho nhau, tạo điều kiện để luận văn đạt đƣợc những kết quả một cách có cơ sở khoa học.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch ở tỉnh Quảng Bình (Trang 38)